Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Múa gâhy rừng hoang: Chẳng thật chẳng hư



Ông Lão hỏi Tổ:
- Có những câu như trò đánh đố ấy Tổ ơi! Hèn gì có người nói “tu như lông trâu, thành đạo như sừng thỏ”.
- Ấy tại họ trên văn tầm nghĩa chẳng thấu ba câu.
- Như câu “lời Thế tôn chẳng thật chẳng hư”. Thành ra y như câu nói đùa.
- Đã bảo pháp pháp phương tiện, tùy đương cơ mà lập lời. Nó chỉ ở tác dụng khiến người tự dứt. Còn để tâm ôm cảnh, đem thức phân biệt có không thì cùng kiếp chỉ là tự trói.
- Tổ giải thích được không?
- Nếu không vì người thì giải thích được. Nếu vì người thì mở miệng chẳng ra!
- Lại thế nữa! Không vì người thì cần gì giải thích. Nếu vì người thì lại im lặng. Chẳng là tầm bậy tầm bạ tầm phào sao?
- Khi tâm không mống khởi, vốn chẳng bị trói buộc. Vào trong đó thì làm gì có phi ngã, phi ngã đã không không cái gì gọi là ngã. Nên gọi vô ngã. Ngã đã không thì lời lời pháp pháp làm gì thật có? Nên gọi vạn pháp như huyễn, lời lời chẳng thật!
- Vậy lời lời chẳng thật! Sao còn chẳng hư?
- Vì dùng trí huệ đối trị phiền não lời lời dựng lập, pháp pháp tùy duyên khiến người vọng chấp tự dứt. Nên lời lời Thế tôn chẳng hư. Người từ mê đến ngộ thì lời lời chẳng hư. Khi tự ngộ bản tâm thì lời lời chẳng thật, còn gọi là thọ ký. Thọ ký đâu phải là Phật trước ban cho người sau làm phật. Lời lời mà khiến người mê chấp thì đó là hư, còn nếu người tự dứt thì lời lời là thật. Như bánh tét để đó ai ăn thì no rõ ràng là thật. Nếu không ăn thì cái bánh tét khác gì hư vọng có ích lợi gì!
- Rồi! Tổ nói “vào trong đó” phi ngã đã không thì ngã là cái gì! Ngã mà không chẳng khác hư không vô tri kia à!
- Ví tâm như hư không kia vì con người chẳng lìa mé thức nghĩ suy. Vì hư không chẳng có sắc (màu sắc hình dạng) tướng (đục trong, nhơ sạch, tăng giảm, có không…) thế gian nhờ qua vật mà nhận hư không. Nhưng tâm kia vốn chẳng đồng hư không kia tịch mà chẳng chiếu. Ngã do thức dựng lập hư dối nên lìa ngôn thuyết mà gọi là vô ngã. Vì chẳng duyên theo cảnh nên vô ngã, chẳng bị phiền não trần lao trói nên gọi vô ngã. Nhưng con người nếu lại cứ y theo ý ngôn mà tự kỷ thì vô ngã lại chỉ là “ý niệm” hư dối vậy. Luận đến vô ngã đã là kẻ độn rồi vậy!
- Nếu không luận giải làm sao hiểu!
- Hiểu chính là kẻ độn!
- Vậy lời Tổ nãy giờ là sao?
- Xem trong đó hư còn không thể được hà huống là thật!
- Tổ vào trong đó làm gì?
- Vốn chưa từng ra nói gì vào! Ấy cũng chỉ là miễn cưỡng. Từ chúng sanh đến chư Phật thật vốn chưa từng vào ra. Vì chúng sanh chẳng tự tín nơi tâm mình mà thôi. Làm gì có chỗ để vào để ra! Tâm ra tâm, tâm vào tâm lại là đạo lý gì!
.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Câu chuyện hai bức bức tranh



Trong một cuộc triển lãm tranh, hai họa sĩ trẻ tuổi Văn Ngọc và Văn Thạch gặp nhau. Như những người tuổi trẻ họ mau chóng kết bạn vì tranh của hai người được đánh giá là là ngang nhau.