Chu Lệ vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong
nước đều chỉ trích vua.
Thiệu công can gián nói: “Dân không chịu nổi chính lệnh
nữa rồi”. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích,
đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu.
Năm thứ ba
mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ
dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm
tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”.
Thiệu công nói: “Ấy là bịt
miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt
nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông,
người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải
sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng
sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng,
trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp
ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi
hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ
ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra.
Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy
là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở
miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?”
Vua không nghe.
Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn
công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.
(Sử ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)
Cho nên cái đám dốt nát, không biết đọc sử, không nghe lời can gián của những công thần trung liệt cứ tưởng nắm trong tay lực lượng có thể dùng để đàn áp người ngay vì "trung ngôn (thường) nghịch nhĩ", biết mình làm sai nhưng tham lam không từ bỏ, không còn đường từ bỏ thì hậu quả thế nào đến thằng điếc cũng nghe được, thằng mù cũng thấy được và thằng thiểu năng trí tuệ cũng hình dung hoặc hiểu được. Haha.
Trả lờiXóaNgoài những phát minh về vật chất cho nền văn minh còn lại kho tàng của người xưa không thiếu điều khôn ngoan và lẽ sống tốt cho cả nhân loại.
XóaVới loại người như Chu Lệ Vương chúng chỉ biết chính bản thân chúng còn lại con người khác chỉ là tôi tớ hay thật ra như heo bò mà thôi.
Nhưng chắc chắn một điều ngày mà chúng bị vùi vào bùn nhơ ô nhục phải đến. Đó không là quy luật tất yếu mà đó là lòng người muốn.