Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Sự tích con khỉ



Ngày xưa, xưa lắm… từ cái thủa chỉ có mặt đất trơ trọc và nước. Các vị thần bằng quyền năng sáng tạo bù đắp cho cuộc sống bất tử ngu ngốc bắt đầu tạo ra muôn loài vạn vật.

Bất chấp quyền năng ngỡ như vô hạn của Thượng đế, mỗi vị thần vẫn là một tồn tại riêng có, tính tình suy nghĩ hoàn toàn tự do, cái duy nhất Thượng đế làm được là khuyến khích cái thiện, can thiệp hạn chế cái ác bằng những cách của riêng mình.

Thế nên hàng vạn các vị thần hoặc làm riêng hoặc cùng các thần khác cùng nhau tạo nên các tạo vật, hiền lành hay hung dữ, cây lành trái ngọt hay thứ nấm độc, tạo dựng hay phá hoại. Nói chung thì đủ cả sự khôn ngoan (không có ngu ngốc) nhưng luôn luôn là bệnh tự ngã.

Thượng đế chỉ đứng nhìn và với quyền năng tối linh của mình đã âm thầm can thiệp để chúng trở nên hài hòa. Như con chồn được ban khả năng miễn dịch với nọc rắn, những con thú săn mồi khi nó lại chẳng hề có chút tâm ý giết chóc khi đã no (nhưng luôn có ngoại lệ để cân bằng nguyên tắc vô tri ngu ngốc).

Vốn chưa bao giờ có một khuôn đúc nên tính nết các thần khác nhau nên vạn vật được tạo ra cũng không thể giốnh nhau hoàn toàn, cũng như lúc vui buồn, lúc trái nắng, ý nghĩ trước khác ý nghĩ sau, và trên hết bản thân các thần cũng có đầu mình tay chân nên như trên một cây xoài gốc khác thân, thân khác cành, hoa khác trái và đến từng chiếc lá chúng cũng chẳng bao giờ giống hệt như nhau.

Các nữ thần tuy khả năng sáng tạo kém nam thần, nhưng sự mềm mại xinh đẹp của họ lại lén lút tô điểm vào các tác phẩm của các thần khác khiến cho những đóa hoa từ cỏ xanh đến cây trái thật muôn vàn tươi đẹp. Có thần tính khí khô khan thì lại sinh ra những chìm cây um tùm hiếm khi nở hoa như hàng liễu rũ mình đeo mang tâm sự. có thần tính thâm trầm nhút nhát lại tạo ra những loài sống lẫn lút dưới đất hóc hang và cả những dây leo lại cho củ dấu trong lòng đất. Lại có thần lơ đểnh làm sao khi tạo ra giống cây lại không cho quả hạt sinh sôi, Thượng đế lại âm thầm cho chúng sanh cây con từ thân từ lá…

Ở đâu khi nào cũng có bất hòa va chạm, khi các thần không hề bị ràng buộc vào một tòa pháp đình để e dè thì dĩ nhiên là đánh nhau và phá hoại, trước chỉ là một một đôi co, sau thì chia phe lập đảng choảng nhau chí tử. Dù chẳng có thần nào chết nhưng không phải không đau nằm lăn rên rỉ. Nhưng vùng được đắp đá thành núi, nhiều nơi đào mãi thành hồ, lúc cao điểm ném nhau thì biển sâu hun hút.

Thượng đế phải can ngăn, mọi quyền năng bị phong ấn thế là tạm dừng chấm dứt bạo lực. Sau khi, đã ổn định xem lại mất đất thì ôi thôi! Tan hoang nát bét! Để hạn chế cuộc xung đột hiển nhiên khi mầm móng bất hòa đã có (dĩ nhiên có ai chịu mình sai) Thượng đế giao hẹn cấm tất cả các thần khi tạo lại cuộc sống thì các thần không được hưởng dụng bất kỳ thứ gì. Hoa có ra hoa, khi vừa xong thì với mắt các thần nó sẽ che lấp màu sắc của nó (các thần bị mù màu với loài hoa đó), không được ăn nếm các quả (thế nên tuy ngọt mà các thanh long không bằng vú sữa, lại có quả đắng quả chua và cũng không được phá hủy tạo vật của người khác. Thôi thì ngàn muôn vị). Ai ăn bất cứ thứ gì sẽ bị tước mất hẵn quyền năng và không được lên trời nữa. Sau khi làm xong các vị thần nào tham gia tạo dựng sự sống sẽ không bao giờ được trở lại dương gian. Thế nên có một số vị thần khôn lõi và lười nhác không tham gia, đợi sau cuộc sống hoàn thiện liền xuống đó và trở thành các vị thần, thần sông, thần núi, thần rừng…

Có thần Khỉ, vốn chẳng mấy thông minh nhưng lại kiêu căng tự đại và lại hay có tật táy máy ăn cắp. Nghĩ mãi chẳng nghĩ ra được cái gì độc đáo khác biệt khi nhìn thấy các thần khác tạo nên muôn loài vạn vật diệu kỳ. Thần cứ lang thang ngó quanh ngó quất, bốc cái này xem, lại móc cái khác khiến nhiều thần chẳng mấy ai ưa.

Thế rồi, một ngày thần Khỉ nắm một con vật dài dài trơn tuột vảy sắc tinh vi lấp lánh rất đẹp, tính tò mò là tính xấu (khác với hiếu kỳ tìm tòi khám phá) thần liền lấy một mảnh đá nhọn xẻ con vật ra xem bên trong nó thế nào, bất ngờ thần Rắn nhìn thấy con vật xinh đẹp của mình bị xâm hại, liền quở trách. Nhưng thần Khỉ bướng bỉnh lại bảo sẽ làm nó sống lại với quyền năng của mình (quá dễ), nhưng vốn chẳng ưa thần Khỉ thần Rắn liền làm lớn chuyện.

Thượng đế dù không nở trừng phạt thần Khỉ nhưng phải công bằng xét xử. Thần Khỉ là thần đầu tiên phạm luật nên sẽ bị xử nhưng còn khoan nhượng, quyền năng của thần sẽ bị tách khỏi thần mà thành một viên ngọc bên ngoài, nếu bị mất sẽ mãi mãi bị đày ở mặt đất.

Thần Rắn sợ thần Khỉ lén lút phá mất con rắn nên thần liền ban cho nó một túi độc làm vũ khí tự vệ (cũng vì vậy, rắn về sau dùng răng độc để săn mồi).

Đúng như thần Rắn đã đoán, thần Khỉ không biết lỗi mà chờ đợi cơ hội trả thù. Cơ gội đến, thần Khỉ nắm lấy cái đầu tròn của con rắn từ từ nắn cho nó dẹp lại (nên đầu rắn về sau bị dẹp không còn tròn trỉnh như lúc ban đầu) và lần tay kéo con rắn thêm dài thì con rắn cũng có được cơ hội đánh trả là táp cho thần Khỉ một phát tê cứng và nhức buốt. Con rắn bỏ chạy và mãi mãi về sau chúng trốn trong bụi rậm, hang hóc và chỗ nào không có ai qua lại.

Với lời nguyền cho cái cắn đầu tiên, thần Khỉ không làm sao chấm dứt cơn đau đớn thì nọc rắn và mãi mãi về sau thần Khỉ rất sợ rắn. Rắnlà nổi kinh hoàng mà thần Khỉ không bao giờ muốn đối mặt (loài khỉ về sau khi một con phát hiện rắn, chúng hú hét và ùa nhau chạy).

Lần này thì Thượng đế khó bảo vệ thần Khỉ khi các thần thật sự bất bình về hành vi phá hoại vô cớ nên đành để các thần hùa nhau trừng phạt thần Khỉ. Cách trừng phạt hay nhất chính là đánh cắp viên ngọc để thần Khỉ mãi khỏi về cõi trời.

Chính lúc cảm nhận tai họa sắp đến, lo sợ tuyệt vọng … lại là nguồn cảm hứng sáng tạo đến, thần Khỉ đã tạo ra một con vật mang hình hài các vị thần, gọi là con người. Nhưng các thần thay vì chúc phúc và ban điều tốt đẹp cho con vật mang hình hài con người thì các vị thần lại đem tất cả những cái xấu xa nhất như tham lam, độc ác, dối trá, phản trắc … trút vào con người, tuy là những quyền năng từ bên ngoài nhưng nó cũng đủ che lấp cái vốn thiện của thần Khỉ đã làm nên tâm hồn con người. Độc ác hơn nữa, các thần còn nhổ sạch hết lông của con người, con người là con vật trần trụi thảm hại.

Sau khi đánh cắp được viên ngọc vào ngày cuối cùng của sự sáng tạo, các thần về trời. Thần khỉ chạy khắp nơi tìm viên ngọc trong tuyệt vọng, ánh mặt trời gần tắt, bóng tối không lâu sẽ che khắp mặt đất. Thương cho một vị thần lạc loài giữa muôn loài, Thượng đế liền hóa thần khỉ thành một con vật (để không bao giờ còn biết mình vốn từng là một thần quyền năng bất tử) mang hình hài giống các vị thần nhưng đầy lông và giữ được một phần sự khôn ngoan. Thượng đế cũng ban phúc cho loài người là trí khôn để không tối tăm trong lầm lạc, người cũng không quên tặng một ít lông trang điểm cho con người.

Từ đó, khỉ là con vật có trí khôn nhưng vẫn giữ lại những bản chất bắt chước, phá phách và trở thành nạn nhân của chính tạo vật mình tạo ra. Còn con người vẫn đinh ninh khỉ là thủy tổ của loài người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét