Câu chuyện thứ nhất của lão Tắc
Lão Thông vẫn giữ được thái độ
hòa nhã nhưng trong giọng nói đã lẫn vào giọng kim sắc nhọn và ánh mắt lấp lánh
những tia lửa nhỏ:
- Lão Tắc! Lão còn tin tưởng gì
hay hy vọng gì vào cái giống người! Cái giống mà lòng tham là vô hạn, chúng có
bao giờ biết đủ. Cái giống ương hèn nhưng độc ác, với kẻ mạnh chúng cúi đầu gập
gối, với kẻ yếu chúng hung hăng, bất cứ khi nào có dịp chúng luôn tàn hại lẫn
nhau. Và lão, chính lão! Từ ngày lão ra đời từ thời đoàn người Việt cổ mấy trăm
năm trên đường chạy về phương nam đầy hoang mang thương hận. Để rồi cả ngàn năm
lão thành tên tội đồ thiên cổ.
Bao nhiêu việc lão làm, bao nhiêu điều lão nghĩ lại đúng không? Bao nhiêu gút mắc lão gây ra? Lão chẳng tháo gỡ lại bày thêm gút mắc. Lão ôm thế giới mông muội hoang dã từ thửo sơ khai cũng đầy bất trắc. Ta, chính ta đã chịu lời nguyền cùng với lão và đã chết dí ở cõi Mơ hồ này từ cuối thế kỷ thứ 18 đến nay! Sao lão không trở về cuộc sống để ta lại góp mặt với nhân gian!
Bao nhiêu việc lão làm, bao nhiêu điều lão nghĩ lại đúng không? Bao nhiêu gút mắc lão gây ra? Lão chẳng tháo gỡ lại bày thêm gút mắc. Lão ôm thế giới mông muội hoang dã từ thửo sơ khai cũng đầy bất trắc. Ta, chính ta đã chịu lời nguyền cùng với lão và đã chết dí ở cõi Mơ hồ này từ cuối thế kỷ thứ 18 đến nay! Sao lão không trở về cuộc sống để ta lại góp mặt với nhân gian!
Lão Tắc im lặng, hai dòng nước
mắt trong vắt chảy lăn trên da mặt nhăn nhúm tuổi trời. Gã Ngớ im lặng, gã cảm
nhận nổi thương tâm nhiều trăm năm với bao kiếp người xiết chặt trái tim lão.
Đau đớn? Tủi nhục? hay còn gì nữa? Làm sao một con người đã ở cõi Mơ hồ không
biết đến lãng quên hơn hai trăm năm và chịu cho nổi đau giày xéo.
Chỉ có sự im lặng và kỳ lạ thay,
một sự yên ắng đến trống rỗng vây quanh. Chẳng phải cái tĩnh lặng rỗng rãng mà
gã từng biết. Cái yên ắng rỗng không nhưng như băng lạnh đóng cứng con người
không sao cử động gì được. Cái trống rỗng chết lặng. Gã bắt đầu cảm thấy sợ hãi
và bức rức. Gã biết, từ bây giờ sẽ chỉ còn lại là sự tĩnh lặng chết cứng mãi
mãi. Gã chợt nhớ ra và mở miệng kêu thết lên nhưng tiếng của gã chỉ còn là
tiếng thì thầm nhẹ hơn cả hơi thở thoát ra từ miệng gã:
- Tôi xin ước được nghe câu
chuyện cuộc đời của lão Tắc!
_ _ _ _ _ _
Chàng lớn lên bên dòng sông lớn
chảy dài từ tây đổ về đông, dòng sông có lúc đi qua giữa hai vách núi không cao
thoai thoải nhưng trơn trợt những rêu xanh. Tất cả đất trời là những tầng tầng
lớp lớp cây cao và cỏ dại xen lẫn những loài dây leo và cả những cây bé nhỏ đầy
gai sắc. Từ lọt lòng đến giờ chàng ăn ngon, ăn nhiều như tất cả mọi người lớn
lên không biết đến cặm cụi học hành và trăn trở. Mọi đứa trẻ đến người già đều
học, học chính là cuộc sống, là hơi thở từng giờ. Chàng học trèo bằng mắt và va
vấp ngã với chính thân mình. Chàng học ném đá những con sóc, con chuột đang di
động và đôi chân băng băng theo sức dâng trào của nó, chàng leo đẻo theo mẹ học
hái lượm, đào bới củ trong rừng. Chàng chỉ học bằng mắt. Đến cả chàng biết
những lá cỏ để băng đắp vào vết thương, người học chỉ đứng yên lặng và nhìn.
Tất cả điều chàng học là lúc
chàng đang làm việc, học là cuộc sống. Không có sự phân biệt rạch ròi. Đang
sống chính là đang học. Chàng chỉ học những gì cần thiết cho chính cuộc sống,
và chính vì thế chàng ăn khỏe, lớn nhanh.
Chàng ngủ cũng có hai tư thế,
giữa rừng chàng ngủ ngồi. ở nhà (chòi) chàng ngủ nằm. Nhưng dù ngủ nằm để giấc
ngủ sâu hơn đi chăng nữa, chàng vẫn nghe vẫn phân biệt và biết những gì xảy ra
chung quanh. Mà có gì xảy ra! Có chứ. Đó là lúc mọi người cần thức tỉnh ngay
khi có một con hổ. một con lợn rừng lang thang vào nơi ở. Hay đơn giản hơn. Thức
ngay tỉnh ngay là việc dễ dàng.
Mãi sau này qua nhiều thế hệ,
chàng mới biết khi ấy bản năng con người còn khá đầy đủ, để đến sau này nền văn
minh đã hủy hoại lần mòn cái bản năng quý giá vốn có, con người trở nên cao lớn
mập mạp cùng sự chậm chạp, vốn suy nghĩ đơn giản thì luôn là những cân nhắc đắn
đo. Sự ngay thẳng là hiển nhiên không tên gọi, thì ở nền văn minh trở thành
tính cao quý!!! Nếu một chàng trai muốn lấy một cô gái, chàng chỉ đơn giản nói:
“hãy về ở chung nhà với tôi”, người con gái chấp nhận nếu nàng thích và cảm
nhận ở nơi chàng một sự tin cậy bằng bản năng rằng con cái của nàng sẽ khỏe
mạnh. Nền văn minh thì lời yêu thương có thể chỉ là câu đưa đẩy của thói trăng
hoa, lối sống “buông thả” của bọn tự nhận là lãng tử giang hồ, người con gái sẽ
nhận sau khi xem xét về nhân phẩm thậm chí túi tiền chàng trai nhiều hay ít.
Cuộc sống hoang dã sơ khai của vợ chồng bền chắc lặng lẽ như cây đại thụ giữa
trời, nó tồn tại cho đến ngày vì lý do nào đó, nó già nó chết hay cơn giông
thổi nó ngã. Còn nền văn minh thì bất trắc nhiều hơn, có quá nhiều nguyên nhân
để cuộc sống chung tan vỡ.
Chàng lớn lên như thế đó, giữa
thiên nhiên hoang dã và một đặc ân hay một sự chọn lựa độc ác, chàng cao lớn,
đẹp đẽ và cùng với trái tim can đảm chàng còn có một khối óc tính toán cho
những sai lầm.
_ _ _ _ _
Đó là vào một ngày, co tiếng tù
bằng sừng trâu vang lên rồi đột ngột dừng lại. Phải mất thời gian đủ lâu mọi
người mới nhớ ra tiếng tù báo động bị cướp. Vọng gác đã có từ bao lâu chẳng ai
con nhớ, chỉ biết từ khi có bọn cướp Gấu bắc cướp phá thì tổ tiên phải dời chỗ
ở dần về nam. Hành trình dài nhất cuối cùng cách đây đã ba thế hệ, và tiếng tù
và từ vọng gác đã được lập, từ lâu mọi người chưa ai từng nghe nó cất tiếng.
Thế mà hôm nay…
Cái duy nhất chàng còn nhớ là hỗn
loạn, là cảnh đánh giết, Bọn Gấu bắc hung hãn, chúng gào thét trợ uy và gây
kinh hoàng cho những người bị săn giết. Tháo chạy, mọi người chỉ biết chạy
cuống cuồng không định hướng, chạy đúng như con thú bị săn….
….
Đoàn người hầu như bỏ lại tất cả,
dắt díu nhau chạy về phương nam như lời truyền của tổ tiên. Mọi người đói khát
và mệt mõi. Những ngày thanh bình chỉ còn là ký ức. Những buổi chiều mọi người
quây quần bên bếp lửa đợi bửa ăn chiều khi trẻ con chạy quanh chân cha mẹ không
còn nữa. Chỉ còn mệt mõi, lo sợ và đau đớn khi người thân đã nằm lại nơi chốn
cũ mà họ sẽ không bao giờ trở lại. Nổi đau đó là điều mà vĩnh viễn người ngoài
cuộc không bao giờ hiểu, không bao giờ!
Lạc là người đứng đầu, anh luôn
có mặt khi mọi người cần, đoàn hơn ngàn người mà hầu như anh chẳng để sót ai,
những người đàn ông độc thân và một số trai tráng cũng bắt chước anh chia ra,
len lỏi để giúp mọi người đúng lúc. Từng con người một đều được quan tâm, nếu
chẳng từ nếp sống hoang dã cưu mang nhau của người Việt cổ thì đã chẳng có cái
dân tộc Việt nam ngày nay.
Nhưng từng người nằm lại trên
đường, người già và cả trẻ con không vượt qua được đói khát của người chạy trốn
vội vã, không được chăm sóc với điêu kiện tốt. Ngày càng khiến đoàn người trở
nên lầm lũi, không còn ai nói cười, thậm chí người ta cũng chôn được cả tiếng
khóc, chỉ có đêm dòng nước mắt âm thầm chảy và tiếng nấc đâu đó đang được cố
nén. Ai cũng hiểu điều cần làm là đi về phía trước.
Không có con đường, chỉ có núi
rừng trùng điệp, đoàn người chỉ nhắm phương nam mà đi, tất cả đều không biết
đường và cái giá phải trả có khi là men theo bờ vực và băng qua dòng nước chảy
xiết. Lạc đã chịu trôi theo dòng nước chảy khi cố gắng cứu chàng. Chàng may mắn
sống sót nhưng cảnh Lạc bị cuốn xoáy nhận chìm và dòng nước không sao chàng
quên được.
Khi đánh vật với cái chết chàng
chẳng nghĩ gì khác là bám chặt, níu và kéo chặt tay Lạc trong sự hoảng loạn. Đến
bây giờ, chàng ước sao lúc ấy chàng buông tay để Lạc được sống. Lạc rất cần cho
tất cả mọi người. Một ý nghĩ lóe lên trong óc chàng: sinh mạng của Lạc đáng
trân quý hơn chàng.
Đoàn người lại đi, Lạc do người
khác đề cử và lại nối chí tiền nhân với lời nguyền “nếu chẳng xả thân vì mọi
người thì đừng làm Lạc”. Lạc lại ngã xuống như một thứ bản án, một lời nguyền
cho đoàn người thiên dy. Chàng đã tâm niệm theo sát Lạc để bảo vệ Lạc mà bất
lực, vì chàng còn phải quan tâm đén nhiều người khác.
Dừng chân một khoảng thời gian,
đoàn người lại đi. Đi thật xa, thật là xa để tránh hẵn bọn người tàn ác Gấu Bắc
mà sau này người Việt nam gọi là bọn ba Tàu hay là Trung quốc.
Hai mươi sau, chàng đứng vào hàng
ngũ những người thông minh bên cạnh những người già. Chàng đã cố nói và thuyết
phục mọi người rằng “Sinh mạng của Lạc đáng quý và cần được bảo vệ trên hết”.
Chàng, kẻ đầu tiên phá bỏ nề nếp cũ, lạc phải là người lo lắng bảo vệ mọi người
cho dù phải xả thân. Ý tưởng mới của chàng đã bị công kích mạnh mẽ. Nếu chẳng
xả thân cho bất kỳ ai thì “còn gì là Lạc”.
Kiên nhẫn và với lý lẽ khôn khéo
cuối cùng chàng đã thành công. Lạc là người dẫn dắt mọi người, tập hợp sức mạnh
của mọi người chăm lo cho nhau. Lạc cần được bảo vệ hơn là xả chính thân mạng
của mình.
Mở đầu kỷ nguyên đầy bất trắc,
Lạc được tôn quý và đứng trên mọi người. Một phân chia giai cấp tuân theo quy
luật với sự góp tay của tư tưởng lầm lạc.
Một địa vị trở thành hấp dẫn cho
những cuộc tranh dành, địa vị đó thành nề nếp suy nghĩ được chấp nhận.
_ _ _ _ _
- Ngớ này! Đó là sai lầm của ta,
thay vì từng con người, từng số phận đều đáng được quan tâm và trân quý. Ta đã
hủy hoại điều đó, ta đã không biết rằng đó là điều của bọn cầm thú dùng, con
sói đầu đàn, con bò đầu đàn với những đặc quyền đặc lợi. Nhưng cầm thú chúng
biết dừng lại đúng chỗ cho miếng ăn và tranh nhau con cái, thì con người, giống
mà đến ác quỷ còn phải kinh sợ đã lạm dụng nó không biết đâu là chừng mực.
Cho đến ngày, trong cuộc cải vã
Lạc đã đâm chết một người vì mất thể diện. Mọi người đã im lặng, ta thì sửng sờ
và khi ấy ta đã phạm một lỗi nhỏ với mọi người là cố diễn giải cho cái lý “điều
Lạc nói ra cần được tôn trọng và nghe theo, không thì chỉ là sự hỗn loạn”. Ta
đã phạm lỗi tày đình là TA ĐÃ LỪA DỐI CHÍNH MÌNH bằng những lý lẽ mà ta cố nghĩ
ra để mục đích của ta đạt được. Lạc là bậc tôn quý và cần được bảo vệ.
Dù TT viết có mơ hồ đến bao nhiêu thì tôi vẫn hiểu, bởi chắc chắn tôi là người đọc tất cả các bài viết của TT kỹ lưỡng nhất.
Trả lờiXóaTừ tên nhân vật TT đã lộ liễu lắm rồi, ý thì càng rõ ràng, nhưng tôi lại thích những ý nghĩ phía sau của câu chuyện, nhưng tôi nghĩ: TT ơi là TT bạn thật lắm mâu thuẫn đó.
Nhìn , ngắm, buồn, đau đớn .....gì cũng được nhưng nhớ giữ sức khoẻ bạn nhé!
lẽ mơ hồ đã tồn tại khi con người sống và lập thành xã hội. Lý trung dung được áp dụng là bởi mơ hồ.
XóaThậm chí hiện tại còn mặc nhiên tồn tại cả sự hồ đồ khi con người từ chối lý trung dung.
TT mâu thuẩn như mọi người! Khác chăng là TT chịu nhận, còn nhiều người bỏ đi những phần làm nên cuộc sống, để chọn một cách nhìn ít mâu thuẩn hơn mà thôi!
Tiện hôm nay được Ong Vàng ghé thăm. TT muốn nói với bạn rằng, quen biết được Dã Thảo, Ong Vàng, anh HN...là điều kỳ diệu mà TT được nhận.
ghé thăm bạn một chút rồi đi
Trả lờiXóachúc vui khỏe!
Rất vui GL ghé thăm. Nhưng nhà TT đâu phải chùa hay cửa quan mà GL nói khe khẻ thế nhỉ! Cứ chém gió như chính bản thân mình, TT luôn chào đón.
Xóabài thơ họa của GL hay lắm, TT đã đọc và rất thích. Nhưng TT vốn có cố tật là nếu có cháo cóc hay cháo nhái mới dám bước vào nhà bạn bè. Thiên hạ lễ nhau tốn kém, TT thì lễ các bạn món rất ư là dân dã không có tốn kém gì ráo. TT vẫn thương ghé blog GL đọc và không bỏ sót bài nào cả.
GL vui khỏe nhé!
TT ới! Bác xem lại bài cũ đi, nhà Ong muốn có câu trả lời ở bài cũ nữa.
Trả lờiXóaQuý nhau thì rõ rồi, nhưng cũng còn cả" bực " nữa đấy ạ.
Đã xem lại hết mấy bài cũ, tại ông mail.google.com trục trặc, lúc thì báo có lời còm, lúc thì không báo nên đã sót lời còm của bạn bè. Thành thật xin lỗi, TT phải thường xem lại kẻo có bạn còm bài cũ mà không biết thành ra thất lễ.
XóaĐừng có bực nhé Ong Vàng. TT đâu bao giờ vô phép với bất kỳ ai ghé thăm mình, chứ đừng có nói đến Ong Vàng, DT... là những người TT rất quý.
Đọc lại phát hiện một chi tiết cằn kiện cáo ngay nha.
Trả lờiXóaCon người mập mạp và chậm chạp........có mỗi bạn Ong béo thôi ai cũng gày TT ha?
Hè rồi tụi em lại chuẩn bị hành trang lên đường bác ạ, phải cần sức khoẻ bền chút mà Ong vốn ko khoẻ nên ko dám ăn kiêng giảm cân bác ạ.lý do em béo hơi buồn nên tủi thân đấy TT ơi.
Cái Động hoa vàng có còn ?
Ong béo cũng đâu có sao, gầy béo là một chút khác biệt để thấy mỗi người đều khác nhau. Nếu hỏi ngoài người thân yêu ra cái gì quý nhất. Ai cũng biết là sức khỏe. Không khỏe làm sao vui, mọi thứ đều vô vị. Ong đừng kiêng giảm cân mà chỉ nên kiêng theo lời khuyên của bác sĩ dành cho sức khỏe.
XóaĐộng hoa vàng vẫn mãi hằng còn, nhưng vì tư tưởng con người quá ô tạp nên chẳng còn nhìn thấy chứ nói gì đến được. Ngay ngày xưa còn phải là hữu duyên mới vào được.
Nhưng Ong ơi! chưa chắc Ong vào đó là muốn ở hẵn đâu nhé! Lòng người còn đeo mang thì cũng lại như Lưu Nguyễn ra đi mà thôi.
Hôm nay đọc lời còm của Ong, TT chợt có cảm hứng, sẽ viết một bài mới vừa chợt đến. Cám ơn Ong vô tình gợi một cảm xúc bất chợt.
Xóa