Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Câu chuyện hai bức bức tranh



Trong một cuộc triển lãm tranh, hai họa sĩ trẻ tuổi Văn Ngọc và Văn Thạch gặp nhau. Như những người tuổi trẻ họ mau chóng kết bạn vì tranh của hai người được đánh giá là là ngang nhau.
Nhưng họ cũng biết nếu muốn thành danh thì khả năng chưa đủ. Tìm hiểu họ biết có một họa sĩ bậc thầy đang ở làng Chăm Mỹ đã buông bút vẽ sau một tai nạn. Hai chàng hẹn nhau đến tìm và nếu được sẽ cùng xin học với người.
Bằng thành tâm và kiên trì cuối cùng người thầy ở làng Chăm Mỹ cũng nhận lời dù đã nhiều năm ông đã rời giá vẽ.
Với kiến thức và cảm xúc của ông, hai học trò tiềm năng đã thật sự thành tài. Ngày họ sắp đi cả hai muốn dâng lên thầy bức tranh họ vẽ và họ tin rằng mai này thành danh, hai bức tranh này là một xác tín về người thầy đáng kính của họ.
Cả hai cùng chọn một chủ đề Ngôi nhà của thầy tôi. Nhưng lạ lùng làm sao, bao bức tranh trước đều được thầy khen hay chỉ những màu sắc tinh tế cần xử dụng cho cảm xúc thì hai bức tranh này thầy chỉ buồn bả lắc đầu nhưng không nói gì.
Sau này, cả hai đều thành danh. Rồi một ngày họ nghe tin thầy mình bệnh nặng, đúng lúc cả hai cần giáp mặt với một vị quan trong cuộc tuyển chọn họa sư cho cung đình. Văn Ngọc thì định bụng sau công việc sẽ trở về thăm thầy ngay còn Văn Thạch thì ray rức mãi cũng quyết định về thăm thầy.
Bước vào ngôi nhà cũ kỷ, đến bên thầy gầy guộc trên giường chàng vô cùng đau xót. Nước mắt chàng lăn dài trên má.
- Sao con khóc cho ta?
- Thầy là một bậc tài hoa. Tiếc thay cho nhân gian! Con cám cảnh cho cuộc đời cực nhọc thầy đã phải chịu.
- Đáng tiếc thay! Ta may mắn có hai con là người thân lại chẳng có lấy một học trò.
- Thưa thầy! Chúng con đều đã thành danh. Vài ngày nữa anh Văn Ngọc sẽ là họa sư hoàng gia sao thầy lại nói chẳng có một học trò.
- Anh sai rồi! Trong vạn người có một người có năng khiếu vẽ, có một người có năng khiếu âm nhạc, có một người có tri thông minh đặc biệt. Thì anh nên hiểu nó không phải là cái vốn có của anh để anh tự hào. Đó là đặc ân của Thượng đế. Nhờ đặc ân này anh có cơ hội đứng trên bao người. Anh siêng năng luyện tập thì người nông dân kia phơi thân nắng mưa chưa từng ngừng nghỉ, tâm óc họ cũng chẳng rời ngọn lúa cọng rau, lo mưa lo nắng. Anh chẳng hơn họ mảy may gì. Nên hai chữ tài hoa mà anh trao cho ta lại trở thành miệt thị.
- Thưa thầy! con …
- Anh cám cảnh cho ta trong cảnh cơ hàn sao không cám cảnh cho hàng vạn đồng bào đang đói khổ, những mảnh đời oan trái đau thương. Anh nếu giàu sang ngày ngày sơn hào hải vị thì hỏi anh, miếng ăn còn có gì ngon nhưng người bình dân ngày thường cá mắm nên tuy hiếm hoi được ăn miếng thịt bò họ mới hiểu thế nào là ngon. Vậy phải chăng cái nghèo bất hạnh cơm không đủ no, áo không đủ ấm, bệnh không tiền thuốc thì kẻ giàu sang lại đánh mất một phần khác của cuộc đời. Như ta ăn miếng cháo cọng rau do công sức ta lao nhọc thì nó xứng đáng, còn kẻ giàu có làm ít lắm tiền, nếu nó bất chính thì ta thương hại cho họ hay họ cần thương hại cho ta? Nên chữ cám cảnh cho ta lại thành trái khuấy.
- Thầy! Thưa thầy! Con biết lỗi, con xin lỗi thầy.
- Cho ta hỏi! Cả hai người tài đều như nhau, mỗi người một nét nhưng Văn Ngọc may mắn hơn anh khó tránh khỏi lòng anh có điều chất chứa!
- Thưa thầy! Không phải như vậy. Chúng con đều được mời đến nhưng con nghe tin thầy bệnh, con về thăm thầy chứ không phải là không có cơ hội. Vã lại, họa sư cung đình thì chỉ một, anh ấy hay con có gì khác biệt vì đều là học trò của thầy.
- Ra vậy! Nhưng hai anh đều chẳng phải học trò của ta.
- Con xin thầy! Chúng con đều là học trò của thầy. không do thầydạy chúng con đâu có ngày hôm nay.
- Vậy ra các anh thành danh là cho rằng mình là họa sĩ ư! Anh cho rằng có danh tiếng, có tiền tài hiện nay là đúng. Còn nếu không học ở ta các anh thiếu danh phận là thất bại là kém cỏi hơn sao?
- Xin thầy dạy bảo, con chưa hiểu ý thầy!
- Nghệ thuật chỉ là một phần khả năng của anh. Nhưng con người anh mới là thật còn khả năng là giả. Các anh bỏ thật lấy giả, bỏ gốc ôm ngọn. Cảm xúc là thật, bức tranh là giả.
- Con mê muội xin thầy chr dạy!
- Anh nhìn ngọn đồi ngoài kia, nhiều người nhìn ngọn đồi ngoài kia. Ngàn năm trước nó vẫn ở đó, ngàn năm sau nó vẫn ở đó. Cảm xúc chính nơi con người mãi còn, còn bức tranh anh vẽ dù khéo dù đẹp nó chỉ là giấy mực. Anh không vẽ thì cảm xúc người đời vẫn có.
- Con hiểu rồi! Nhưng xin thầy cho con biết, chúng con gây lỗi lầm gì khiến người chẳng nhận chúng con.
- Ta đâu dạy dối trá, các anh đem dối trá đãi ta, sao còn muốn nhận ta là thầy!
- Con xin thầy! Với thầy con chưa từng dối thầy. Xin thầy bói rõ cho con.
Người thầy làng Chăm Mỹ chỉ vào kệ tủ.
- Anh lấy 2 bức tranh các anh trao cho tôi trước lúc về nhà đến đây. Bức tranh Ngôi nhà của thầy tôi.
Văn Thạch đến tìm và đem đến cho thầy. Người thầy đưa lại cho Văn Thạch xem, rồi ông nhận lại và ném nó xuống đất.
- Tôi không nhận sự dối trá.
Sau khi ông mất, Văn Thạch không rời khỏi làng Chăm Mỹ, anh ở hẵn lại đó và cuối cùng suy tư cùng thời gian đã cho anh tìm được điều mà tận đáy lòng anh muốn có. anh cũng từ chối trở lại thành thị, từ chối cả lời mời của người bạn Văn Ngọc đề nghị anh về cùng làm việc ở cung đình.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét