Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Múa gây rừng hoang: Phật giáo VN- Người trong cuộc nói gì



Ông lão quỳ chắp hai tay hướng về Thế tôn.
Thế tôn dang nhắm mắt ngồi im, vẻ siêu thoát như ánh sáng tỏa ra quanh người. Lão tự hỏi mình ảo tưởng hay thứ ánh sáng mà không phải ánh sáng quanh người Thế tôn là thật.
Một túi ổi lão đặt trước mặt cúng dường Thế tôn, một túi lão để cạnh cửa ra vào nhằm lát sang ghé thăm Tổ. Lão sẽ hỏi Thế tôn dù đã hiểu không nhất thiết phải là lời Thế tôn mà lời chư Tổ đến chư cổ đức xưa đều hộ niệm người tu học. Chẳng những thế giờ lão còn hiểu chớ sanh tâm phân biệt tôn giáo, phàm hay thánh, dù lời đó của trẻ con mà hữu tình hợp lý cũng phải nghe và học.
Thế tôn đã mở mắt, ánh mắt trong vắt lão không muốn mình tự lừa dối mình rằng đôi mắt đấng từ bi nhưng rõ ràng lão vẫn cảm nhận nó không như mắt tượng vô hồn.
- Thưa Thế tôn!
- Đáng đánh chưa?
Lão giật mình. Lão giờ biết rõ trong cửa thiền xớ rớ cứ là ăn gậy, đến sư Lâm Tế xưa còn bị tổ Hoàng Ba ba phen đánh bằng gậy chạy không kịp mà còn rách cả giày cỏ. Lão lùi lại đề phòng:
- Thế tôn không đánh con chứ!
- Lại dính dáng đến cây gậy!
Thế tôn nắm lấy cây gật từ tốn đứng lên. Lão già vội vừa chắp tay xá vừa đi lùi và thoát thân ra ngoài, vẫn kịp ngoái tìm túi ổi dành cho Tổ, nhưng nó đã không cánh mà bay.
_ _ _ _ _
Lão già ngồi nhìn quanh rồi nhìn chăm chăm vào cái túi ổi để cạnh cửa. Lão ngần ngừ nhìn Tổ ngẫm nghĩ rồi lại thôi quyết định không hỏi. Nhưng rồi cái túi ổi như níu kéo, lão lại quay lại nhìn. Hóa ra muốn gạt bỏ một ý niệm đâu có dễ. Suy cho cùng, thà hỏi cái cho xong chứ túi ổi như treo lơ lững hoài cũng bất tiện. Lão xoay đầu nhìn Tổ đang thư thả uống trà. Trà trồng ngay ở vườn dù không ngon như trà Lâm Đồng, nhưng chắc chắn không hề phun hóa chất độc hại của Tầu.
- Thưa Tổ! Túi ổi đó… đó của ai!
- Không biết nữa! không phải ông mang đến thì chắc bà Ba nẹt ga. Bà ấy làm gì đằng sau bếp ấy!
Lão già im re. Lão sợ bà Ba nên tốt nhất không hỏi thêm, Dứt khoác gạt túi ổi ra khỏi đầu.
- Ông Cà Chớn nè! Có gì thì nói cho xong rồi. Cái túi ổi này chắc có vấn đề với ông.
Ông Lão kể lại việc lễ Thế tôn vừa rồi. Tổ cười vui vẻ:
- Vậy đích thị là nó!
- Nó nào thưa Tổ!
- Cái túi ổi mà ông nói ở nơi cửa Thế tôn đó, giờ nó đang ở đây!
- Vậy là bà Ba nẹt ga mang đến đây phải không thưa Tổ?
Tuy hỏi mà ông lão không tin, bà Ba nẹt ga không bao giờ lấy bất cứ cái gì của ai. Bà ấy tuy sẵn sàng nẹt ga đến là cháy lỗ tai ai đó khi bà bực mình. Còn lại bà là hiện thân của lòng từ ái, bao giờ cũng giúp mọi người, giúp cả lon gạo cuối cùng bà có. Tổ nhìn ông lão ánh mắt vui thích.
- Ông để tôi gọi bà Ba lên hỏi nhé!
- Tổ có cách trả lời mọi câu hỏi mà! Chẳng phải vì đó mà người ta đến tham vấn đó sao!
- Hay lắm! Hay lắm ông Cà chớn. Được chúng ta cùng làm rõ nhé!
Tổ chờ ông lão uống ly trà của mình rồi hỏi:
- Trái ổi từ hoa ổi kết thành, rồi chín, rồi hoặc rụng do chim ăn hay tự rụng, hay người hái. Đó là tất cả pháp thế gian ai cũng có thể chứng biết, đúng không?
- Đúng!
- Vậy tôi hỏi ông. ổi, rau quả, lúa gạo để làm gì?
- Để ăn!
- Hạt lúa hay rau cải trái cây, thậm chí đến cỏ là thức ăn. Ông ăn hay vợ ông ăn, hay gà vịt ăn, chim ăn đó là thuận hay nghịch lẽ!
- Thuận!
- Theo thiên đạo thì đất trời nào của riêng ai, cỏ đâu thuộc riêng về bò, về thỏ, về hươu. Thượng đế dành cho muôn loài vạn vật sống trên đó. Nhưng do cuộc sống các thú săn mồi thường xác lập địa bàn săn bắt riêng và đánh đuổi giống cùng loài để riêng chiếm, nó chỉ biết một mình săn bắt sẽ đuwọc ăn trọn. Nhưng không hề mang nghĩa tư hữu. Loài người mỗi dân tộc sinh sống và chiếm giữ xác lập lãnh thổ cho đến từng người cũng xác lập sở hữu tài sản riêng như nhà cửa đất đai đến cả trái ổi. Theo ông như vậy có chống trái nhau không?
- Ừa ha! Đúng muôn vật sống rồi chết cái quyền sở hữu đó là trái thiên đạo, lại còn cho con cái thừa kế. Nhưng nếu không phải vậy lại thành đại họa. Đại họa hôm nay nè!
- Ông nói tôi nghe
- Thưa Tổ! Nếu không có quyền sở hữu hay nói nôm na cái con người xã hội chủ nghĩa gì đó không tư hữu gì cả thì chỗ ăn chỗ ở tùy tiện, cho đến chây lười vẫn có ăn. Như nhân loại đâu có nơi nào dung túng mà ai cũng làm việc mà có bao quốc gia nghèo đói, còn cái xã hội không còn tư hữu, ai cũng được thụ hưởng tùy tài sản chung có là bốc cứt mà ăn.
- Hay lắm, hay lắm. Một ý tưởng tốt đẹp không đồng nghĩa một chính sách đúng. Vì tư hữu mà có giàu nghèo, nhưng xã hội không tốt đẹp hơn nếu xóa bỏ tư hữu vì loài người đã tồn tại xã hội.
- Đúng vậy đó Tổ, như cái đất thuộc sở hữu nhà vua đã là vô lý, đất thuộc sở hữu toàn dân lại là vô lý của vô lý. Dân không có quyền sở hữu đất đai vì mang danh toàn dân, nhưng trở thành nguy trang cho chủ thật sự là đảng và nhà cầm quyền sở hữu. Toàn quyền quyết định và kết quả là dân oan mất đất mất nhà, rồi nối tiếp là khốn cùng phải đi kiện cáo biểu tình, rồi bắt bớ rồi ở tù.
- Không cần mổ xẻ quốc nạn cướp đất cướp nhà hãm hại dân ở đây. Vậy tư hữu có chống trái với thiên đạo không?
- Vì là con người có lý trí, vì xã hội đã tồn tại, vì quốc gia là giềng mối ổn định của nhân loại. Nên tư hữu là thuận lẽ chẳng thể nói chống trái thiên đạo
- Lành thay! Lành thay! Ông Cà chớn. Thiên đạo đâu vì những luật lệ của con người mà bị phá hủy. Cỏ vẫn mọc, ổi vẫn chín, mưa vẫn rơi, nắng vẫn rọi. Nhưng dù có suy nghĩ về chủ nghĩa công sản tốt đẹp vẫn trở thành ảo tưởng đến hoang đường vì vấp phải chấp ngã và bản ngã hư dối. Còn nếu chúng sanh thực chứng vô ngã thì đâu cần thứ lý thuyết đầu cua tai nheo cõi Ta ba đã không còn tội ác và đau thương. Vậy theo thiên đạo thực phẩm ông ăn, hay vợ con ông ăn, hay người khác ăn, hay chim chóc ăn …là sai hay đúng?
- Đói thì phải ăn, Thế tôn cũng ăn đó thôi! Chẳng có đúng hay sai gì cả Tổ ạ! Như thế!
- Vậy theo nghĩa đạo, ông ăn có phải là do ai bố thí không? Hay người khác ăn là do ông bố thí?
- Ủa! mà ừ! Nhưng mà ủa! Rõ ràng đâu có ai bố thí! Sao Thế tôn dạy bố thí nhỉ! Chẳng hóa ra trật lất ư!
- Vẫn là lỗi trên danh lập nghĩa! Bố thí là pháp thế gian do cơ cảnh tư hữu, bố thí đó là bổn phận của chúng sanh, nhưng bố thí là ngọn, yêu thương là gốc. Ông xem con kiến tha mồi về tổ, nó đâu có tâm ý sở hữu riêng. Con ong cũng lại như vậy! Chỉ vì chúng sanh tham lam nên người ăn không hết kẻ đào không ra. Chính vậy mới có thiện pháp bố thí. Nhưng Thế tôn đâu có chỉ dạy bố thí mà người còn dạy bố thí ba la mật.
- Vậy có bố thí là thiện pháp, là pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Còn phật pháp là bố thí Ba la mật?
- Đúng vậy! Con kiến tha mồi về cho tất cả kiến ăn. Đó không hề là bố thí, dùng nó làm thí dụ thì đó là bố thí Ba la mật vì chẳng sanh tâm kiến giải bố thí hay không bố thí. Nói cách khác chẳng hề mảy may về cái ý niệm bố thí.
- Tổ nói rõ hơn!
- Thuận bản tâm, thấy kẻ đói thì đem thức ăn đến, thấy người bị thương thì chăm sóc là lẽ đương nhiên, chẳng có tâm niệm mảy may là bố thí hay giúp đỡ gì cả. Đó mới thật là bố thí ba la mật. Vì chẳng có mảy may hệ niệm.
- Vậy bố thí thế gian có phải giữ không?
- Ngay khi để thức tâm vọng khởi thì liền có bố thí và không bố thí, liền có bố thí và bố thí ba la mật. Chính khi mống khởi kiến giải vẫn là tình thức thì chẳng phải bố thí Ba la mật. Còn giữ gìn hành sự thiện pháp thì chẳng không. Việc làm giống như nhau nhưng một thì khởi tưởng phân biệt, một hoàn toàn không.
- Làm sao khỏi vọng tưởng!
- Vì ngay đó mọi người chưa thể thoát khỏi thói quen tập nhiễm (tập khí) nên mới có việc dùng thí dụ so sánh. Như đồng cỏ, đâu có con thỏ nào nhủ rằng cỏ này ăn còn cỏ kia mình nhường thỏ khác ăn! Hoặc lại ví như hư không kia chứa muôn vật mà đâu có khởi tưởng dung chứa. Như mặt trời kia chiếu sáng mà đâu có tâm chiếu (tánh giác vốn giác nên tâm chẳng đồng vô tri kia). Hay ví như gương, vật đến liền hiện ảnh mà nó đâu có tâm hiện. Cũng lại như vậy!
- Vậy là không có việc đoạn diệt!
- Vậy tôi hỏi ông! Ông có thương con thương cháu ông không?
- Có chứ!
- Ông có cách nào làm ông hết thương được không?
- Không thể có! Không thể nào không thương. Dù có cũng không làm!
- Đúng vậy! ai từ bỏ tình yêu thương dù là ích kỷ thương con mình, không thương trẻ con khác, tự nơi họ không có cách nào hết thương. Chưa nói, nếu bảo đoạn diệt yêu thương là diệt mất lòng từ bi rồi vậy! Phật đạo lấy từ bi làm gốc. Trở lại túi ổi! Ổi là để ăn, ông ăn hay chim ăn là lỗi hay không lỗi!
- Vậy con rõ rồi! Thức ăn là để ăn. Ai ăn cũng đều là thuận! Chẳng có việc lỗi hay phải gì ở đây!
- Lại nữa! Túi ổi ở đây hay ở nhà ông hay ở nơi Thế tôn, nơi nào là phải nơi nào chẳng phải!
- Ổi tuy không chân nhưng nó thuận với pháp thế gian, nên ở đây tức là thuận! Chẳng có phải chẳng phải!
- Vậy chuyện cái túi ổi xong chưa?
- Xong! Đã không có chút nào sai lầm! không có việc sai đúng! Chẳng thể luận lý do vì chẳng để làm gì! Nên cũng chẳng còn cái việc túi ổi! Đó là chưa nói ổi chỉ là danh tướng, dù cho ổi có là vật thật, tâm kia cũng không thể sở hữu thì tức là trọn không thể được. Không có gì dính dáng!
- Lành thay! Lành thay!
- Con mới đọc “Phật giáo VN- Người trong cuộc nói gì” nghe có lý mà cũng thành kỳ cục trái với nghi lễ ngàn xưa.
- Ông nói gì nói rõ hơn chút coi!
- Nó nói về mùa báo hiếu, lễ Vu Lan. Nói vậy chẳng hóa ra có mùa không báo hiếu? Cho đến nếu nói cõi nước Phật Di Đà chẳng hóa ra có nước của Phật Di Đà sao? Rồi vậy chẳng hóa ra Phật Di Đà chấp ngã. Tùm lum tùm la!
- Đó vẫn là kiến giải của tình thức, của ngôn thuyết. Nhưng nghe ra rất thú vị!
- Tổ nói rõ mấy cái nghĩa này đi! Thú vị thì nhiều lắm Tổ muốn nghe con nói Tổ nghe. Như Ngọc Trinh lấy chồng tỷ phú 72 tuổi, tha hồ thị phi đàm tiếu, có người nói nên mừng Ngọc Trinh lấy chồng, đâu có hại ai và lại là người cô ấy tự chọn không bị cưỡng chế, có người nói lấy vì tiền, so le tuổi tác như câu “bây giờ chồng thấp vợ cao như đôi đủa lệch so sao cho vừa”. Rồi còn cái chuyện một đại gia bị kiện về tội cưỡng dâm, ông ta trình trước tòa là sơ ý không kéo phẹt ma tuya, vô tình cái quần lót bị rách, vô tình ngã đè nạn nhân, vô tình đưa của quý vào chỗ kín của phụ nữ hả hả hả hả hả…. Rồi cái chuyện…
Tổ hét lên một tiếng long trời l đất, ông lão nhào khỏi ghế bệt mông xuống đất. Tổ điềm nhiên nói:
- Mời ông uống trà!
- Trời ơi là trời!
- Ông thật là người thú vị!
- Bà mẹ nó! Nếu ở bên Mỹ con sẽ kiện Tổ về tội khủng bố!
- Nếu ở Mỹ thì tôi sẽ ở trong chùa! Ông không kiện được!
- Tổ đúng là trùm khủng bố! Tổ làm con quên hết mẹ nó đang nghĩ cái gì, quên cả luôn tên vợ con, vợ con nó tên là … tên là ..
Ông lão ngồi cố nhớ lại tên vợ mình. Tổ thích thú nhìn ông:
- Uống trà thì sẽ nhớ.
- Tổ nói đúng thiệt, uống miếng nước con nhớ tên vợ con rồi, bả tên Thảo nhưng ai cũng gọi là Út đẹt!
- Ai hỏi tên vợ ông?
- Hả! khùng thiệt rồi! Tổ cứ hét toáng lên làm con suy nghĩ lộn xộn.
- Tôi chỉ mới nói nghe thú vị, thế là ông lôi ngay Ngọc Trinh, tiếp đại gia vô tình cưỡng dâm, nếu tôi không…
- Hahahaha hả hả hả hả hả hả . . .
Tổ im lặng chờ ông lão cười ngặt nghẻo cho đến khi ông thở phì phò vì mệt.
- Trở lại lý lẽ Phật giáo việt nam, người trong cuộc nói gì được chưa?
- Ừa ha! Đó là cái con mới hỏi.
- Gia đình là cái gốc của xã hội, nên một đạo lý ngàn đời của nhân loại không hẹn mà dù ở đâu khi nào đều đồng tình việc nuôi dạy con nên người, con cái chăm sóc cha mẹ như một hiển nhiên, chưa nói việc pháp luật chế tài cha mẹ không nuôi chăm sóc con hay ngược đãi con cũng như ngược lại đối với cha mẹ già. Rồi khi quan niệm về luân hồi sinh tử, có nhân gian địa ngục thì khiến người hoang mang và chưa muốn dứt mối dây tình thân mới sinh ra lắm chuyện, cúng kiến cầu siêu xét ra cho cùng vẫn chỉ là ôm ngọn bỏ gốc.
- Vậy mùa báo hiếu có phải là đạo phật không?
- Bất cứ cái gì thuận nhân tâm, thuận thiên đạo, quay về điều thiện thảy đều là phật đạo.
- Vậy lễ Vu Lan, mùa báo hiếu là từ phật đạo mà ra.
- Không phải mà phải! phải mà không phải!
- Đúng là chết dở với cái có không, không có.
- Bây giờ tạm thời phân tích qua mang tính hệ thống hàn lâm rờ mai rùa. Trong kinh điển có kinh Hồi hướng vong linh tụng niệm cho người thân đã mất, nhưng đó là niệm cho người sống chẳng phải cho người đã khuất. Kế tiếp theo tích không hề có y cứ về việc Tổ A Nan tiếp xúc ngạ quỷ và Phật cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, kế nữa cũng là tích hoàn toàn không y cứ việc Tổ Mục Kiền Liên hay sự tích Vu Lan Bồn cho nghi lễ cũng như tụng đọc kinh Vu Lan Bồn, nhưng nhắc lại là kinh này không hề được xác thực do Phật thuyết, mà rõ manh nhà cũng từ bắc tông bên Tầu.
- Vậy là không có lễ Vu Lan do Thế tôn dạy phải không ạ! Nhưng sao lại là kinh hồi hướng vong linh lại là tụng cho người sống!
- Có thể nói như vậy lễ Vu Lan không phải là lễ Phật dạy! Nhưng cũng không hẵn vậy! Tôi sẽ nói sau. Còn kinh hồi hướng vong linh của Tổ A Nan đã không y cứ nhưng do chính chúng sanh cho rằng khi chết làm ngạ quỷ đói khát thì thân nhân còn sống có thể làm gì đó hồi gướng công đức cứu thân nhân. Nhưng như vậy thì không thể tìm trong bất cứ kinh nào xác lập việc này, nhưng theo luận điểm mới đây rất đáng được chấp nhận là trường thiên ác. Một tư tưởng thiện lành sẽ tác động vào trường lực này và ngược lại một ý niệm độc (căm ghét, oán hận, …) cũng tác động vào đó, trường thiện ác này tác động lớn đến mọi sinh linh trong ba cõi. Nhưng nếu lấy trên mối quan hệ nhân thân thì rõ ràng hơn.
- Vậy thân nhân có tác động đến nhau thiệt hả Tổ? Bằng cách nào vậy!
- Chính do luyến ái cha mẹ vẫn yêu thương con cái, anh em vẫn nhớ đến nhau… nên khi cùng sống cứ xem Tần Thủy Hoàng và con trai Phù Tô thì rõ. Tần vương thì bạo ngược tàn ác vô nhân tính nhưng Phù Tô lại khoang dung độ lượng. Tần Vương ghét con trai vì trái ý nhưng thâm tâm vẫn yêu con và đến trước khi lâm chung vẫn chọn Phủ Tô lên kế vị (miễn bàn việc Lý Tư nhá). Chính ảnh hưởng của Phù Tô lên Tần Vương chẳng không. Nên những người tu hành còn tái sanh thì những dây luyến ái đó sẽ khiến họ đến với nhau, và ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và cả xã hội… luôn luôn tác động vào nhau trong mai hậu. Nên bài tụng đó dù hoàn toàn không phải của Thế tôn nhưng nó khiến chính người đọc tụng mở rộng lòng từ bi. Còn nếu bảo là tốt cho ngạ quỷ hay vong hồn người đã khuất là hoàn toàn không hề có chút cơ sở nào.
- Bó chân luôn! Đến tụng vong linh lại là dành cho người sống thì lại là hữu lý! Nhưng Tổ đã nói lễ Vu Lan chẳng từ Thế tôn dạy sao lại, đã không phải lại là phải?
- Ông Cà Chớn! Thuận nhân tâm, khiến chúng sanh an vui trong từ quang của Phật, yên ổn trong chánh pháp là việc làm đời đời của chư Thánh và chư Bồ tát, luôn cả đại nguyện của chư Phật. Vậy lễ Vu Lan báo hiếu có gì sai?
- Nhưng, nhưng không phải từ Phật dạy!
- Phật thật ra cũng tùy đương cơ, vì mê lầm của chúng sanh dựng lập ba thừa. Cho đến tất cả kinh điển đều là thuốc đối trị bệnh của chúng sanh. Chính nó còn không có nghĩa thật, nếu ôm giáo điển thì chỉ là hàng tăng thượng mạn, chẳng phải đạo Bồ đề. Nhưng hễ một pháp một lời mà khiến chúng sanh quay về thiện nghiệp thì đó là chánh, còn chấp lời Phật cho là chân thì lời của Phật khi ấy chính là lời tà là pháp tà vì làm người mê lầm. Nhưng vấn đề không ở đó. Vấn đề là ôm ngọn bỏ gốc.
- Con khoái nhất cái vụ Tổ túm lại. Túm lại thế nào là gốc thế nào là ngọn.
- Tóm lại!
- Bây giờ không ai nói tóm lại nữa. Túm lại đi Tổ, đừng có mà bắt bẻ con.
- Cha mẹ yêu con nên chính từ tình yêu đó cha mẹ cả đời trang trải cho con. Đến con chim sẻ dám đem chính mạng sống mình đánh đuổi con rắn hòng cứu lấy trứng. Nếu đem công ra tính, nếu đem ơn ra bày thì đã là phỉ nhổ vào tình yêu cha mẹ. Cũng lại như vậy, con cái mà bạc bẽo thì dù có lắm tiền nhiều của phụng dưỡng cha mẹ sao gọi là báo hiếu! Tất cả ở tâm, nên phải tu là tu nơi tâm, lỗi cũng ở tâm, phải cũng do tâm. Ôm lấy nghi lễ cúng bái là ôm ngọn, chẳng sáng nơi tình yêu thương là bỏ gốc. Cứ sống thì chẳng thường bên cạnh cha mẹ khi ấy cha mẹ đâu còn màng ăn ngon mặc đẹp, đến khi mất hè nhau vật vã khóc than. Như thế có ích lợi gì! Tình yêu thương đáp lại yêu thương.
- Tổ nói phải! Vậy lễ Vu Lan có nên giữ không Tổ?
- Giữ hay không là quyền mỗi người, chớ tranh cãi. Miễn đừng mất gốc là được.
- Con hỏi câu cuối nữa thôi. Cõi nước Di Đà có hay không?
- Tất cả chúng sanh như huyễn, chư pháp như huyễn, cõi nước như huyễn. Nếu ông chấp thế giới này thật, tức là thế giới này trói ông. Thế giới này nếu là có thì sáu đường là có,  tây phương cực lạc A Di Đà là có. Chớ nên nghi ngờ lời Phật dạy (kinh A Di Đà).
- Vậy đức Phật A Di Đà sở hữu một cõi nước?
- Đó là vọng tưởng của chúng sanh, vì trên danh lập nghĩa chẳng hội ý kinh.
- Vậy là sao Tổ?
- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, lục Tổ Huệ Năng từng đem Tây Phương cực lại đến trước mặt mọi người mà khi ấy chẳng ai chịu nhận.
- Tại đâu có ai thấy gì đâu!
- Tổ Huệ Năng đã dạy, chính tâm Phật thì dù ở đâu cũng là cõi nước Phật. Tâm bất thiện thì dù giữa Tây Phương Cực Lạc cũng chỉ nhận phiền não. Lại tìm cõi Phật A Di Đà ở đâu! Lại nữa ông từng đến núi Cà Rum Tà Tưng chưa?
- Tới cái tên con còn chưa nghe bao giờ. Nó làm sao Tổ
- Nó có loài chim đủ 7 màu, chỉ hót vào mùa sinh sản. Nó chỉ ăn trái ba la bu mu thôi!
- Tổ kể con nghe đi, cái này hay à nhe! Chắc trái này có đủ 4 mùa!
- Tôi có kể thì ông có thật biết con chim núi Cà Rum Tà Tưng và núi Cà Rum Tà Tưng không?
- Sao biết được!
- Cũng lại như vậy! Phải thực chứng nơi tâm mới biết Tây Phương Cực Lạc A Di Đà. Còn lại chỉ là ngôn thuyết mà thôi. Tranh luận chỉ là lời nói suông.
- Con hiểu rồi! nhưng Tổ ơi! Núi Cà Rum Tà Tưng ở đâu?
- Tôi cũng không biết!
- Hả! Vậy Tổ nghe ai nói?
- Chẳng ai nói cả!
- Vậy là đạo lý gì đây Tổ?
- Chỉ là phương tiện dựng lập, đâu có nghĩa thật. Dùng nó để cho ông thấy nếu chẳng tự mình chứng ngộ thì lời lời của Thế tôn thảy là mê. Còn ngộ bổn tâm thì lời lời Thế tôn là chân thật.
- Con biết rồi! Con biếu Tổ mấy quả ổi nhà con trồng. Bảo đảm không có hóa chất độc hại của Tầu. Tổ bị ung thư chết không phải tại con! Xin phép Tổ con về!
- Khoan, mấy hôm trước có mấy đứa nhỏ đến chơi và thăm tôi. Khi chúng nói chuyện với nhau cứ cờ lờ, cờ lờ vờ, cờ lờ mờ vờ. Ông có biết không nói tôi nghe!
- Không nói được đâu Tổ ơi! Hahahahaha hả hả hả hả hả …
Ông lão vừa đi vừa cười ha hả.
.

1 nhận xét:

  1. Nếu biết
    Nếu biết ngày mai em lấy chồng
    Bao ngày hò hẹn thế là tong
    Tiền xăng, ăn uống thêm quà tặng
    Mất cả thời giờ… có tức không!

    Nếu biết ngày mai em lấy chồng
    Thương người nhớ món cá lòng tong!
    Về cua con gái bà ba béo
    khéo nấu canh chua với cháo lòng

    Nếu biết ngày mai em lấy chồng
    Anh về núi Ngự đến đồi thông
    Đào lên mươi lượng anh còn đợi …
    Hai chỉ tặng em, gọi chút lòng

    Nếu biết ngày mai em lấy chồng
    Phụ tình, neo bến tận Hong kông
    Thuyền không biển chết gia đình khổ
    Báo hiếu, buông xuôi kiếm mấy đồng

    ("Nếu biết ngày mai em lấy chồng" là câu thơ của thí sĩ TTKH)

    Trả lờiXóa