Ông lão hôm
nay có vẻ vui vẻ. Ông vui vì vừa có chuyến đi vào Saigon, ông nhanh chóng chán
cái cảnh kẹt xe và không khí mùi xăng dầu bụi khói, nên sau khi ghé Thảo Cầm
Viên xong là ông cùng mọi người về thẳng quê.
Tổ thích
thú nhìn ông:
- Chắc ở
chỗ Thế Tôn, ông được nghe tán thán lành thay! Đúng không?
Ông lão
trong lòng rất ngạc nhiên, ông có cảm giác Tổ giống như ông thầy bói. Tổ nói tiếp:
- Ông kể
lại tôi nghe!
Thế là ông
lão kể lại, ông ghé và sau khi lễ Thế Tôn ông buộc miệng:
- Lầm! Lầm!
Thế Tôn
liền chắp tay tán thán:
- Lành
thay!
Tổ bật cười
và nói:
- May cho
ông không bị đánh!
- Sao vậy
ạ!
- Nếu lần
sau Thế Tôn không tán thán mà “hư hư” thì ông nhớ chạy nhanh nhé!
- Con không
hiểu!
- Vì
không hiểu nên bị đánh để khỏi hiểu luôn!
- Hà hà hà
Thế rồi ông
kể lại chuyến đi Thảo Cầm Viên:
- Đây là
lần thứ 2 con đi đó Tổ!
- Ông nói
tôi nghe!
- Hồi xưa
còn bé tui được ba má đưa đi thăm Saigon và ghé Thảo Cầm Viên là lần thứ nhất.
Hôm qua là lần thứ hai.
- Cái gì
hay điều gì ông thấy ấn tượng hay thích nhất?
- Cái này
là nói chuyện bình thường nghe Tổ! Đừng có mà hét lên hay đánh con nhá!
- Ừ! Không
hét, không đánh!
- Saigon
của con ngày xưa sao đẹp vô cùng, còn bây giờ nhà cửa cao đẹp nhưng không đủ
không khí thở, nét mặt người xưa thanh lịch giờ sao giống… nói sao ta, ừ thì
hầm là lằng xắn cấu.
- Ấn tượng
tuổi thơ luôn đẹp, cho dù nó như thế nào!
- Tổ nói
cũng đúng. Cái bánh tây hồi nhỏ con ít khi được ăn, giờ chẳng còn ngon. Đến mứt
tết cũng không còn chút hào hứng.
- Có gì vui
mà ông cười!
- Con thú
vị nhất là thằng cháu nội, nó kể con nghe chuyện bốn ông thầy bói mù rờ voi.
Nghe nó kể sao mà hay đến vậy!
- Thằng bé
có tài diễn thuyết ư!
- Không! Nó
dễ thương lắm Tổ ơi! Nó mới có 9 tuổi thôi!
- À! Ra
vậy! Nghe mấy trẻ kể chuyện mà không mê mới là lạ! Tôi cũng thích lắm!
- Tếu lâm ở
chỗ đã mù còn đòi biết con voi!
- Ông hiểu
chuyện đó chứ!
- Chứ gì
nữa Tổ, kẻ thì rờ chân lại so sánh cái cột nhà. Kẻ rờ cái vòi thì chỉ biết cái
vòi. Hay cái đuôi. Tự cho mình chính thân rờ voi, tự cho là đúng là đủ. Mù thật
là tai hại khống thể biết đủ.
- Ai bảo
ông có mắt, có tai, có lưỡi, có mũi, có tay, có thức và ý là biết như thật?
- Tổ lại
thế nữa! Chính con thấy con voi đầy đủ, sao lại biết không đủ!
- Vậy tôi
hỏi ông nhé!
- Được, con
sẵn sàng trả lời!
- Ông có
giống vợ ông không?
- Không!
- Vậy con
khỉ thấy ông, nó bảo nó thấy và biết đủ về con người! Theo ông, vậy là đúng hay
sai?
- A! a! Tổ
đúng là đúng là …
- Vậy ông
thấy con voi đó, tôi chỉ nói về con voi đó thôi! Được chứ!
- OK!
- Ông đem
con voi đó ra đây!
- Sao đem
ra được, nó ở Saigon đâu có ở đây!
- Vậy cái
biết đủ của ông là cái gì nếu không là nghĩ – nhớ! Nghĩ nhớ cùng con coi có gì
dính dáng!
- Trời đất,
thánh vật Tổ đi! Con thua!
- Thôi!
Không nói con voi! Nói cái nghĩ nhớ của ông vậy, coi cái biết có đủ hay không
nhá!
- OK! Tổ
nguy hiểm thiệt!
- Con voi
mùi gì? Vị gì? Cứng mềm nóng lạnh? Thích ăn cái gì? trưởng thành bao nhiêu
tuổi?
- Khoan Tổ!
Con nói chỉ nhìn thấy đủ. Đính chính con không biết đủ!
- Rồi, vậy
ông hình dung lại con voi trong đầu thiệt kỷ rồi tôi hỏi ông.
- … Tổ hỏi
đi!
- Khi ông
nhìn từ trước mặt con voi, ông thấy gì? Khi đứng bên trái con voi ông thấy gì?
Khi đứng sau đuôi con voi ông thấy gì? Khi nằm ngữa dưới đất nhìn từ đầu xuống
bụng voi ông thấy gì? Nằm ngữa nhìn từ đít con voi lên đầu ông thấy gì? bay
trên cao ông nhìn xuống con voi ông thấy gì?
- Con chỉ
nhìn từ ngoài vào con voi trong chuồng, đâu có nằm dưới đất, càng không biết
bay. Nhất là không hề nhìn lỗ đít con voi.
- Vậy là
nhìn không đủ.
- Ừa! ủa
dạ! Nhìn chưa đủ!
- Rồi, chỉ
cần cái nhìn ông có thể, bây giờ ông nghĩ nhớ lại con voi, nó có đầy đủ, rõ
ràng như khi ông ở Thảo Cầm Viên nhìn voi không?
- Nghĩ nhớ
chỉ là cái gì đó, con nói sao đây, nó chỉ là trí tưởng, cái hình ảnh mơ hồ, nói
sao ta…!
- Vậy nghĩ
nhớ và cái thấy có là một không?
- Thấy
trước mắt rõ ràng khác hoàn toàn cái nghĩ nhớ - hình dung. Hoàn toàn không là
một!
- Vậy chúng
có là hai không?
- Nếu chưa
từng thấy thì làm sao nghĩ nhớ hình dung ra. Nhưng một đã không mà hai cũng
không được!
- Hiện tại!
Trước mắt ông là con voi hay là cái gì?
- Trước mắt
con là Tổ. Ông già râu tóc ít được cắt tỉa. hè hè hè hè!
- Cái thấy
của ông là con voi, là tôi hay là cái gì?
- Cái thấy
thì đâu là vật gì! Còn cái bị thấy mới là vật!
- Thôi!
Bước đầu chỉ hỏi ông! Cái thấy của ông có đầy đủ không? Có thật không?
- Lúc thấy
thì rõ ràng, còn nghĩ nhớ sau đó thì không thật. Cái thấy đã không thật vì đã
tự dứt mất. Vậy không có cái thấy thật, nói gì đủ không đủ!
- Lành
thay! Lànht hay! Cho đến cái thấy đã vậy lại còn chẳng có mũi ngữi mùi, có lưỡi
nếm vị, có tay chạm biết. Làm sao có cái biết đầy đủ, nói gì đến cái biết như
thật!
Ông lão
chợt reo lên:
- A! Nhờ Tổ
dạy, con hiểu công án “THẾ TÔN KHÔNG BIẾT CON HEO”.
Tổ nghiêm
chỉnh, hét to một tiếng. Ông lão giật mình ngơ ngác, rồi chợt tỉnh:
- Tổ lại
khủng bố con. Con quên mẹ nó tên vợ con rồi! Vợ con tên là … tên là … vợ con
tên gì Tổ ơi!
- Vợ ông
người ta gọi là Út đẹt!
- Giờ con
nhớ rồi! Tại sao Tổ cứ hét lên vậy?
- Việc Thế
Tôn hỏi về con heo “cái gì vậy”? Là lời Thế Tôn. Muốn nói phải hỏi Thế Tôn, chớ
có vu vạ cho tôi giải thích lời Thế Tôn. TÔI KHÔNG BIẾT THẾ TÔN!
- Hà hà hà!
Cái vụ “không biết rất là thân thiết” này rắc rối lắm!
- Ông đừng
có mà nói xàm nữa!
- Tổ cho
con hỏi?
- Ông hỏi
đi! Tôi sẽ trả lời vì cái gì tôi biết luôn là cái ông đều biết, cái tôi không
biết không chừng ông biết, còn cái ông không biết đương nhiên tôi cũng không
biết!
- Tổ biết
cách nói làm người ta ngu luôn. Con làm gì có cái biết này!
- Tôi hỏi
ông nhé! Con voi hôm ông thấy và con voi trong trí tưởng của ông là một là hai?
Con voi của ông nó sống ra sao? Nó ăn gì? Nó ỉa ở đâu?
- À! Thì ra
đã thành 2 con voi. Con voi kia là thật. Còn con voi của con chỉ là trí tưởng.
Nó không phải con voi Tổ ơi!
- Chẳng
những bây giờ mới như thế! Ngay khi ông nhìn con voi, ông nếm con voi, ông rờ
con voi… thì con voi trong cái thấy, cái biết của ông cùng con voi kia có gì
dính dáng!
- Ừa ha! Ừa
.. ừa. ra là con voi kia mới là con voi. Còn con voi trong mắt, trong óc chẳng
phải con voi!
- Cũng
không phải như vậy!
- Lại còn
không phải! Chẳng lẽ lại còn con voi thứ ba?
- Cái con
voi mà tưởng thấy trước mắt đó! Nó chỉ là bóng dáng trong mắt ông mà thôi! Còn
cái mà ông nói “con voi thật” thì tôi không biết!
- Sao lại
như vậy! Con voi hiện trước mắt lại không là con voi thật sao?
- Hoàn toàn
không!
- Cái mà
thấy ở ngoài đó thật ra chỉ là hình ảnh được tái tạo mô phỏng vật – cảnh bên
ngoài. Đó hoàn toàn là ảnh trong não của ông.
- À! Con
nhớ rồi! Ảnh của cảnh vật qua mắt. tái tạo ảnh trên võng mạc, được dây thần
kinh truyền dẫn đưa về não. Chính tại não theo cơ chế riêng của nó mà tái tạo
hình ảnh cảnh vật. Chính vì vậy mà cảnh vật là một mà nơi người, nơi con ếch,
nơi con bò lại có hình ảnh khác nhau.
- Đúng vậy!
- Vậy nội
cái thấy đã không thật, cái mùi cái vị … đều không thật. Chưa nói con voi thật
nào đó thì sống, còn lại chỉ là ảo ảnh, chỉ là trí tưởng, hay chỉ là tình thức
mà thôi!
- Không
hoàn toàn như vậy! Vì tôi không biết con voi. Nhưng nói với ông nãy giờ chỉ để nói tôi không biết con voi.
- Nội một
con voi đã vậy, còn bao nhiêu vật khác, rồi trên những vật lại hình thành sự
việc, trên sự việc lập lý. Vật đã không thật, lại do tình thức thấy có sự việc,
trên sự việc lại lập lý. Hóa ra hoàn toàn điên đảo? Vậy con khùng với Tổ luôn
luôn á!
- Không
phải khùng! Mà là không biết!
- Nhưng nếu
như vậy! Thì mọi thứ là cái gì ngoài điên đảo tưởng
- Khi ông
nhìn, thấy rõ ràng. Khi thôi nhìn thì thôi. Đừng trên cảnh vật sanh tâm thì
thôi! Chính như ông nói. Trên vật – vật thấy có sự việc (vật đơn lẽ giữa vũ trụ
thì ai so sánh với vật khác mà nghĩ một hai, xa gần, đẹp xấu …. đối đãi), ôm
lấy sự việc khởi tưởng thành lý, lý lý không cùng. Trên lý của người khác cho
là chân lý, tự suy nghĩ tự sanh kiến giải, tự cho là hiểu là biết. Cái hiểu
biết đó, kiến giải đó đồng với lông rùa sừng thỏ.
- Quả đúng
là sạch sành sanh!
- Sạch sành
sanh!
- Dứt đường
ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành!
- Ông vẫn
còn sinh hiểu, đó vẫn là bóng dáng cảnh tiền trần.
- Vậy làm
sao cho phải hả Tổ!
- Ông chưa
nghe cổ đức niêm lời nhậm lấy miệng chó” ư!
- Tổ cho
con hỏi một câu nữa thôi!
- Ông cứ
hỏi! Miệng để làm gì!
- Cái nghĩa
về nhìn, về nếm. về sờ này gọi tên là gì?
- Bất đắc
dĩ lập danh. Gọi là pháp nhãn! Nếu thật sự vô tác – vô hành (không làm gì cả) thì
pháp nhãn cũng chẳng thể thấy ông!
- Chỉ từ cái vụ thầy bói mù rờ voi, dẫn chạy vòng vòng làm con ngu luôn được đặt tên là pháp nhãn!
- Nghĩ cho kỹ, thảy thảy đều là rờ voi! Chẳng bằng đừng rờ đừng biết cho nó khỏe!
.