Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

truyện cổ tích: Điểm nhãn



Ngày xưa có hai chàng sau khi học được hội họa, nắn và tạc tượng với người thợ tài hoa Chăm Mỹ, người thầy rất vui về hai người học trò giỏi nhất của mình, thầy bảo hai chàng trở về quê quán lập nghiệp, hai chàng thưa hỏi còn có ai giỏi để theo học.
Người thầy cười:

- Dĩ nhiên còn có thầy của ta ở núi Phương Uyên, nhưng lâu lắm rồi ta chưa gặp lại và thầy ta còn hay mất, thật lòng ta cũng không biết dù cách đây 3 năm ta có đi tìm nhưng không gặp. Ta có nghe nói về khai quang điểm nhãn, một bí thuật khiến cho một pho tượng, một bức họa biến thành vật thật hay khiến chúng trở thành vật thiêng như có linh hồn. Ta có hỏi thầy ta nhưng thầy chỉ cười và bảo ta căn cơ kém cỏi, tư chất tầm thường có học cả đời cũng phí công.

Hai chàng Việt Khang và Bát Kinh sau khi từ giả thầy, cùng nhau tìm đến rừng Phương Uyên, núi Phương Uyên tìm thầy học nghệ.

Hai chàng tìm được cụ già già tóc trắng như tơ. Cụ bảo:

- Ta cho hai con ba năm! hãy cảm nhận Phương Uyên và trình ta tác phẩm của các con. Ai xứng đáng sẽ nhận được phép điểm nhãn.

Bát Kinh hỏi: - Trong hai con sẽ có một người được học phải không thầy?

- Hai người xứng đáng thì cả hai tự nhận, cả hai không xứng đáng thì không ai nhận được. Chẳng cần tranh nhau!

_ _ _ _ _

Bát Kinh luôn nghĩ về những con vật thiêng với những quyền năng, chàng dành hầu hết thời gian nhìn ngắm hình dạng muôn vật, chàng hình dung và sáng tạo cũng như thay đổi hình dạng của chúng, cuối cùng chàng nắn từ đất ra một con vật có hình thon dài uyển chuyển với những vảy cá, có 4 chân đầy móng vuốt, có cặp sừng kỳ lạ trên đầu giống cá sấu có cặp mũi của hà mã và hai sợi ria dài mà mượt, đôi mắt chàng hài lòng với loại đá hoa cương xanh có vân đỏ được chàng đục mài tỉ mỉ. Nói chung nó là hình dạng một con vật kỳ lạ nhất chưa từng ai nghĩ đến chứ đừng nói đã thấy bao giờ. Chàng ngắm nó và nhận ra một kỳ vật trác tuyệt, chàng ngơ ngẩn và nghĩ về những quyền năng vĩ đại, nó có thể bay vút đến tận mấy tầng mây, nó thở ra mây đen làm mưa, nó thổi mạnh có thể gây thành bão lớn và hơn hết nó là con vật chẳng dễ ai trong đời thấy kịp nó, họa may lúc hiện chỉ thấy mình, thấy đuôi chứ chẳng thấy được cái đầu.

Việt Khang chàng cũng sống với rừng núi Phương Uyên và chàng chợt nhận ra mọi vật đều kỳ tuyệt với chính bản thân chúng. Một sự sống hài hoa, từ một ngọn cỏ xanh chúng ra đời cũng có đầy đủ lý do và sống thật trọn vẹn, dù hổ săn thỏ, thỏ ăn cỏ mà muôn loài cùng trường tồn với trời đất, mỗi nhành lá đến 1 chiếc gai nhọn đều là một trạm trổ kỳ tài không gì sánh được, màu sắc của chúng cũng kỳ dịu mà không một họa sĩ nào pha chế được, cho dù có pha giống vẫn là màu chết còn chúng là màu sắc, màu sắc cuộc sống. Một hạt sương, mỗi hạt đất chúng ra đời hiện hữu để có mặt và cũng là dung dưỡng tất cả vũ trụ không chỉ có Phương Uyên. Đứng trên đỉnh núi cao chàng không thấy mình cao thêm chút nào với chàng men xuống một bờ vực để nhìn những chiếc ổ chim làm trên vách đá. Chàng lặng mình ngắm những áng mây trắng tự do nhẹ nhàng mà làm dịu không chỉ cho riêng chàng. Chàng lắng nghe tiếng núi rừng chính là tiếng nói của cuộc sống rộng lớn không ngằn mé của Phương Uyên, chàng ngửi trong không khí mùi của những cánh hoa muôn loài đan quyện vào nhau hòa mùi hăng hắc của nhựa cây và tất cả của chính Phương Uyên.

Chàng nghĩ cho dù có cả khối ngọc lớn để chạm trổ cũng làm sao có thể nói về Phương uyên, chẳng có tạo vật riêng biệt nào xứng đáng đứng trên một tạo vật khác của Phương uyên, Phương Uyên là tất cả Phương Uyên.

Chỉ có cảm nhận và sống cùng với Phương Uyên. Chàng dần hòa nhập chính hơi thở của mình vào không khí, chàng đi lang thang không mục đích như mọi con vật có thể đi, chàng cũng hái lượm trái và đào củ để kiếm ăn. Chừng mực nào đó chàng dần trở thành kẻ hoang dã.

_ _ _ _ _

Ba năm trôi qua, Bát kinh trình bức tượng Rồng và hồi hộp chờ đợi.

Việt Khang quỳ xuống xin lỗi thầy vì chàng không thể tạo được thêm cái gì, trời đất – Phương Uyên đày đủ chẳng thiếu sót, chẳng thừa bất cứ gì. Phương Uyên là cuộc sống trọn vẹn rồi.

- Vậy con cần phép điểm nhãn không? Ta trao cho con!

- Thưa tôn sư! Con không cần và con không nhận!

Cụ già bật cười và bảo:

- Con đã nhận ra Phương uyên và con vốn có phép điểm nhãn rồi vậy! Con ở lại đây hay con về với gia đình.

- Con xin về với gia đình, dù tâm hồn con là Phương Uyên nhưng cuộc sống con còn có cha me ông bà và nhân quần xã hội. Con sẽ dùng bàn tay mà thầy Chăm Mỹ đã cho con mà nặn bình nung bếp cho cuộc đời. Còn tâm hồn Phương Uyên rộng lớn tự do tôn sư đã mở cho con, con sẽ mang theo cùng.

Việt Khang lễ lạy cụ già và trở về quê hương.

Bát Kinh thưa:

- Còn bức tượng rồng của con, xin được tôn sư chỉ dạy!

- Con tạo dựng con rồng chẳng ngoài tứ đại, hình dáng là sự sao chép trộn lẫn  từ những tạo vật đã có, ý tưởng hoang đường ảo tưởng cho nó một sự sống, đó là sự sống và quyền năng giả tạo hư dối và cưỡng ép. Phàm một sinh vật ra đời nó ăn gì để sống, sự tham gia của nó có dẫn đến làm lệch mất sự cân bằng của tạo hóa không? Quyền năng ban cho nó ai kiểm soát, nếu không thì ý tưởng về con vật thiêng liêng trở thành phá hoại, tàn hại muôn loài. Nếu nó bất tử thì nó có con cái không? Có biết yêu thương không? Nếu sinh con đẻ cái mà bất tử thì trời đất này chỉ còn rặt loài rồng thì sự thiêng liêng là gì? Ta nói con biết nếu ai cũng như ai, thế giới chỉ còn rặt một loài thì thế giới chấm dứt, thượng đế không còn. Làm điều gì mà con chẳng lường hậu quả của nó mang lại, là hành động của kẻ rồ dại. Con đã được thầy của con ban cho bàn tay khéo, hãy dùng nó mà sống giữa cuộc đời.

_ _ _ _ _

Sau này, Việt Khang được nhiều người biết đến là một người thợ gốm khéo tay và chân tình. Anh chan hòa cuộc sống với những ai đến cùng anh.

Bát Kinh nổi danh là học trò chân truyền của Dị Nhân trên núi Phương Uyên, ông ngoài là nghệ nhân bật thầy với những bức tượng về linh vật được nơi giàu sang quyền quý vời đến, ông còn nổi danh là người biết “khai quang điểm nhãn” cho những bức tượng thiêng liêng. Người đời biết đến ông như một vĩ nhân, chỉ tiếc sau đời ông chẳng có người học trò ưu tú để được ông chân truyền tuyệt học.


8 nhận xét:

  1. Bát Kinh - dầu được người đời biết đến như là vĩ nhân nhưng không có học trò ưu tú để truyền tuyệt kỷ vì chủ trương của ông không cận nhân tình nếu không muốn nói là phi nhân bản. Thầy ông đã chẳng bảo: "Làm điều gì mà con chẳng lường hậu quả của nó mang lại, là hành động của kẻ rồ dại" đó sao! (Không biết UNESCO đánh giá ông ta thế nào?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng! Anh HN đã đồng cảm với TT về nhân vật Bát Kinh. Đọc lời còm của anh TT chợt nghĩ 2 ý:
      1) Trường Thanh vạn Lý dầu có được UNESCO đưa vào danh sách "di sản văn hóa" thì điều đó cũng không bao hàm khuyên các nước thực thi chế độ "chuyên chế" như Tần Thủy Hoàng để xây kỳ quan.
      2) TT luôn nghĩ những kẻ phát minh ra những tư tưởng "mới lạ" và cho dù dựa trên nền tảng tốt đẹp đi chăng nữa mà nó đi ngược lại "giá trị tinh thần" và vô tình hủy hoại phương tiện cũng là cứu cánh tối hậu "yêu thương" thì chỉ dẫn đến phương án thực thi "mục đích biện minh cho phương tiện".
      Chỉ nói riêng ý nghĩ cá nhân của TT thôi (có thể TT sai, thánh nhân còn sai nữa là), theo TT những ý tưởng về một "xã hội cộng sản" tương lai vốn chưa hề có của thuyết Mac Lê là một ảo tưởng. Mục đích xây dựng xã hội tốt đẹp đó đã được dùng "phương tiện" chuyên chế và dẫn đến sụp đổ hoàn toàn từ nước Nga, Tây Đức, Tiệp, ba Lan.... Cho thấy cũng cùng bản chất "không lường hậu quả mà hành động".

      Xóa
  2. Đọc một mạch, đoạn kết hổng thích mắy, dù Bác gửi gắm ý tứ gì đi nữa.
    Cứ thuận tự nhiên cho mọi thứ lành.
    Hôm rồi em có chụp ảnh tượng Phán quan trong hang núi, còn nghe hướng dẫn viên giải thích ...kể....nhiều nhiều.
    Vẫn thích chủ đề xưa TT viết rõ dài và Ong rõ thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo riêng TT, dù thiên phú kẻ khôn người dại, tài có khác, thế chẳng đồng. Nhưng con người vốn vẫn là gia đình, ước mơ... và dưới gầm trời này vẫn bé nhỏ. TT chỉ hương về cuộc sống bình thường trong mối quan hệ tình người, còn địa vị... rất phù phiếm. Cho dù có là bậc thánh nhân cũng ba tất đất. Cái còn chăng là tư tưởng lúc sống có "còn sống" sau đó không mà thôi!
      Chuyện phán quan sắp viết rất hy vọng được Ong ghé đọc. Ong luôn là một người đặc biệt, rất kỳ lạ mà TT cảm nhận một thế giới mình chưa từng biết.

      Xóa
    2. hi hi, TT ơi, có ai mà không là Một thế giới bí ẩn? Mà Ong thì vừa là Ong nâu, vừa là Ong rừng vừa là hoa quỳnh tỏa hương trong đêm. Biết chết liền!

      Xóa
    3. He he....ba tấc đất, người Bắc nói và viết vậy ...
      Biết rõ mà vờ, Ngỗng.

      Xóa
  3. Gần một năm - cái mùa hè năm ngoái.....
    Ong đang hối lỗi vì cư xử bột phát hơi con trẻ khi phản ứng diều mình chưa hài lòng. Hẹn bác và bé Nhân một ngày để tạ lỗi ạ.
    Gặp thày của Ong rồi mọi vấn đề,nhiều vấn đề Ong cẫn xem lại lắm.
    Vui nha bác TT, thỉnh thoảng gom niềm vui từ bé Nhân kể cho bạn bè ùng vui đi bác nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ong nghe TT nói nhé! Tận đáy lòng TT rất quý Ong và Dã Thảo, chưa từng có chút gì buồn phiền mà ngược lại TT vẫn lo lắng trong giao tiếp TT có phần vụng về thô lỗ.
      Bé Nhân luôn là cái rốn và TT chạy quanh nó. Bé Nhân giờ bát đầu lý sự và có hướng hành động theo ý mình. TT chỉ biết định hướng cho nhóc về "những quy ước bắt buộc" khi sống chung với người khác trong gia đình, nhà trường và sau này là xã hội. Còn lại chỉ biết nhìn, tìm hiểu xem chú nhóc muốn đi hướng nào mà hỗ trợ thôi. Mỗi người vốn là một thế giới riêng mà (DT nói vậy) và TT mong bé Nhân san sẻ 1 phần thế giới đó của nó với TT.
      Nghe DT nói Ong giờ cũng rất bận rộn công việc, kinh tế Vn hiện cũng đang rối rắm chứ không phải riêng ai.
      Chúc hai chị em Ong và Dt luôn vui khỏe.

      Xóa