Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

cà phê chuyện phiếm (2)



Tất cả yên lặng chờ ông Tư Hiền lên tiếng trước, không hẵn là nể ông lớn tuổi mà còn vì ông sống và cư xử rất ư là chừng mục.

- Tao nghe nói bên Pháp họ cũng ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp là người phi thường, yêu đất nước và rất đạo đức đúng không?

Anh Tư Đâm Hơi:

- Nhưng hội cựu chiến binh Pháp đã phản bác!

- Phản bác cũng đúng thôi! Họ từng xâm lược Việt nam và từng là tù binh mà. Nếu họ không xâm lược thì đâu có chuyện.

- Mày nghĩ sao Trí?

Trí là một kỷ sư và có chức vụ trong một cơ quan nhà nước. Anh thường tránh hẵn những cuộc phiếm luận ở quán cóc ven đường. Vị trí xã hội và sự tế nhị của chính trị xã hội buộc anh phải như vậy nếu còn muốn giữ được việc làm. Nhưng anh đủ khôn ngoan cho những tình thế kẹt.

- Luôn có hai chiều mà Bác Tư! Cụ thánh Chu đương thời chẳng thiếu người ghét và lời dèm pha.

- Mày nghĩ sao Ngớ! Tao ghét cái thói phải đợi hỏi mới lên tiếng.

- Nói về yêu nước thì có dân Việt nào không yêu nước, có người dân nước nào không yêu thành phố sinh ra họ, yêu làng quê họ lớn lên cùng bạn bè trong vòng tay cha mẹ, nói yêu nước thì cả nhân loại yêu nước. Đem cái từ “yêu nước” chỉ là từ dành cho các vị ngồi trên tự tuyên dương mình mà thôi! Theo tui dẹp cái từ yêu nước là vừa, vì nói bằng thừa.

- Có lý! Vậy không cần nói yêu nước nữa!

Ông Tư nghiêm nét mặt nhìn Ngớ rồi từ tốn nói:

- Mày nói có lý nhưng vẫn chưa đủ. Yêu nước và yêu đồng bào đã được đánh đồng. Yêu nước thì tưởng ai cũng yêu nhưng nếu thiếu yêu đồng bào thì đó mới là vấn đề.

- Ai không yêu đồng bào mình đâu bác!

- Có! Những kẻ đứng trên bục cao, họ có yêu nước hay không thì chưa biết chứ lắm kẻ tham nhũng, những nhiễu dân thì bây giờ đã là mặc nhiên được chấp nhận.

- Bác nói lạ! Tham nhũng sách nhiễu dân vẫn bị cách chức bị xử tù đó thôi!

- Đó chỉ là tượng trưng thôi. Nếu pháp luật đứng trên thì đâu có chuyện “thường ngày ở huyện”

- Vậy đại tướng Võ Nguyên Giáp đáng tuyên dương chứ!

- Theo tôi dân mình làm đại lễ là đủ, còn cha nào bên Pháp làm thì đúng là bậy bạ!

- Theo tao (lời ông Tư) đó chỉ mang tính ngoại giao và chính trị, Pháp muốn tỏ lời nhận lỗi về việc xâm lược Việt nam ta trước đây, còn hiện giờ quan hệ quốc tế bình đẳng và tương trợ là chính. Nhưng vẫn là thiếu thận trọng. Vấn đề là đạo đức kìa!

Trí kỷ su (kỷ su là biệt danh của anh trong xóm):

- Theo tôi thì ở chức vụ cao mà sống chan hòa và chưa từng tham lạm.

- Đúng! Nêu gương đại tướng cũng như chửi cha đám tham nhũng và hại dân hiện nay.

- Theo tui (Trí kỷ su) nói về nhan cách đạo đức thì công bằng mà nói vô vàn những người dân mọi tầng lớp đều đáng cho con cháu kính trọng, cả đời làm việc chăm chỉ, lo cho con cháu, với làng xóm thì sống nghĩa tình, vói đồng bào biết giúp đỡ khi thiên tai hoạn nạn. Đại tướng cũng chẳng hơn được ai. Vấn đề là đại tướng là người có tài và ở chức vụ cao mà thôi.

- Tôi không đồng ý! Có tài thì mỗi người mỗi sở trường sở đoản, đâu đem cái tài quan sự mà che lấp những tài năng khác.

- Anh nói đúng, vậy chỉ là vấn đề có chức có quyền mà không hại dân hại nước.

- Rốt lại! Ở đâu chuyện gì cũng vẫn xoay quanh cái vụ quan tham hại dân hại nước.

- Nhưng nói trỏng thì được, nói đến vị nào là ở tù!

- Cũng đúng, nước ta tự do ngôn luận nhưng tự do ca ngợi đảng và chính phủ, còn lại chửi là chửi Mỹ. Lại còn cấm chửi Trung quốc mới vui!

Anh Trí đứng dậy xin phép ra về vì có việc bận. Gã Ngớ buộc miệng:

- Có ít người không thiếu chính kiến nhưng vì điạ vị xã hội, vì những lợi quyền cá nhân họ sẵn sàng im miệng giả điếc, thậm chí quay lưng chống lại người cùng chính kiến với mình.

Anh Trí nhìn vào mắt Ngớ, trong ánh mắt anh như sáng lên:

- Điều anh nói thật ra rất đúng! Vì điạ vị dù hèn kém cũng lắm kẻ sẵn sang quỳ gối phục vụ bọn cướp nước. Lịch sử Việt nam hay trên thế giới xưa vẫn có hạng người này. Nhưng không phải là tất cả, nếu là tất cả thì Việt nam đã mất nước từ ngàn năm trước. Thời thế họ an phận, nhưng trong lòng họ chưa bao giờ đánh mất đạo lý và chưa bao giờ quên “trăm triệu đồng bào” mới là cội gốc của đất nước. bất cứ ai dù kém cỏi dốt nát cũng hiểu nghệp đế nào cũng sẽ phải đổ, chế độ phi lý nào cũng sẽ diệt vong, chỉ có đồng bào là nơi duy nhất phụng sự hay chí ít chính là nguồn cội của mọi người.

Anh lặng lẽ rời bàn, anh Tư Đâm Hơi nhìn theo:

- Chả nói cái gì tui cóc hiểu, hình như chả cự anh Ngớ thì phải?

Gã Ngớ yên lặng, gã chẳng chút hối tiếc vì gã không xúc phạm anh Trí nếu anh Trí đúng là người như anh nói, “chẳng có ai làm nhục được mình mà chỉ có tự làm mình nhục”. Đơn giản gã phải chờ, vì lắm kẻ nói được nhưng ngay khi anh im lặng, anh quay lưng lại những khuất tất, những bất công, những tội ác của xã hội cũng đã là hèn nhát và tội ác. Ông Tư Hiền nhìn Ngớ nói chậm rãi:

- Vấn đề không phải ở 300 năm nhà Hán chôn lấp được việc làm của Lưu Bang, tranh ngai vàng của Nguyễn Ánh. Hãy nhớ dù Nguyễn Ánh thế nào nhưng con cháu ông ta vẫn là những vì vua toàn tâm cho nền tự trị của dân Việt. Họ bị hại, lưu đày…nhưng họ cho ngoại bang hiểu thế nào là con dân Việt. Mỗi người mỗi cảnh và họ sẽ chọn cách tham gia chống lại cái ác bằng cách riêng của họ, vào lúc họ cho là thích hợp.

- Có một vấn đề duy nhất khiến dân tộc mãi chịu tai ách gông xiềng ông Tư ạ!

- Mày muốn nói vấn đề “con người” là miếng cơm manh áo, an phận và hèn nhát.
- Còn điều đến vô lý: là con người vốn tham lam và tự tôn. Nếu kẻ nắm trong tay quyền lực thống trị đứng trên pháp luật có bao giờ chúng biết đến đồng bào. Chúng vẫn ngang nhiên tồn tại.
- Chúng phải bị tiêu diệt. Đó mới là quy luật tất yếu.

2 nhận xét:

  1. Không nói gì nhưng sẽ "kín đáo" làm gì, chờ chứ bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TT rất vui Ong ghé thăm. Tất cả đều làm và đều chờ đợi.
      Đọc bài của Ong, TT với phật pháp cũng còn rất ít, lắm khi muốn mượn gió thổi lửa mà tự biết pháp hạnh quá mỏng và lại là người tại gia nên rất ngại.
      Chẳng thể như cổ đức vì người nhai hết gừng, uống hết dấm nhưng như một thôi thúc chắc cùng anh em lìa ngộ nhận mê vậy. Hy vọng Ong sẽ vào thăm và đọc bài.
      Ong luôn vui khỏe nhé! Có một lý do chính đáng duy nhất để vui là: "Trời cho ta chọn lựa vui buồn, cột mở ... nếu không biết tự an vui chính là do ta lầm vậy!

      Xóa