Ông lão cố cười nụ cười thât tươi
nhìn Tổ. Tổ thích thú nhìn lại ông lão.
- Thưa Tổ, con nói cái này Tổ đừng
đánh con nhá!
- Không đánh!
- Chính Tổ mới nói “một niệm chẳng
sanh muôn pháp không lỗi”. Nay Tổ lại biểu người ta “niệm” thành ra mâu thuẩn.
- Hay lắm! Đó chính là chỗ khi dùng
ngôn thuyết khiến người sanh tâm học hiểu lầm lạc, càng tìm càng mất.
- Vậy Tổ nói sao cho con thông cái!
- Thứ nhất chẳng có không tịch
“không hết cả” vì tâm chẳng đồng vô tri kia. Thế giới ba ngàn nếu tâm vọng niệm
liền bị trói. Nhưng nếu thân tâm chẳng trong thế giới ba ngàn, vô lượng cõi
nước thì hóa ra ngoài ba ngàn thế giới lại có chỗ khác. Nếu có cái khác thì nó vẫn
thuộc thế giới ba ngàn rồi. Thế nên phải hiểu tịch chiếu (song chiếu) là tạm
dùng từ hiển bày nghĩa này vậy!
- Rồi cái thứ nhất! Không có chỗ
khởi tưởng để hiểu.
- Thứ hai, niệm nơi thánh phàm có
chỗ khác, nơi thánh đối cảnh phân minh, vẫn có lưu bố tưởng như tên gọi “nam
nữ, trắng đen” như một dạng thông tin lưu trữ. Nơi phàm thì ngoài tên gọi còn
có cả tình thức, nghĩ tưởng, thế nên mới gọi điên đảo tưởng. Khi đối cảnh phân
minh, nơi mắt rõ ràng, nơi tai rõ ràng… tánh giác minh mà không có tâm vin theo
cảnh nên là tâm không. Nhưng chính tánh giác đó, khi sống nơi mắt là thấy, nơi
tai là nghe, nơi lưỡi là nếm. Nơi lục căn cùng lục thức chẳng một chẳng sáu vì
tánh giác là minh, cho đến thất thức tuy 7 chỗ diệu dụng mà tánh giác một còn
chẳng cho nói ahf huống chẻ ra làm bảy. Chẳng phân biệt một bảy gọi là rõ giác
tánh. Khi lìa thân tứ đại sáu căn hoại,
sáu thức tịch mà tánh giác chẳng diệt (chớ khởi tưởng là còn vì tánh giác chẳng
phải một vật).
- Con cố hiểu nhưng đại khái là mắt
thấy cảnh là thấy. cảnh ấy rõ ràng. Nhưng có phải nghĩa “đừng suy nghĩ gì thêm
như càng đỏ trắng đen đẹp xấu cao thấp..”. Có nghĩa là không nghĩ gì về cảnh
phải không Tổ.
- Lành thay! Nhưng nếu chỉ hiểu như
vậy vẫn là trên cảnh lập nghĩa. Phải chính nơi tâm mình không dấy động. Tuyệt
đối không do ý “kiềm nén, diệt thức” thì được. Chính khi giác thấy, giác nghe,
giác chạm biết đó là NIỆM. Bậc thánh chỉ có niệm này nên gọi là chánh niệm.
Ngược lại là vọng niệm. Thế nên một vọng niệm không sanh thì thế giới sáng tỏ,
muôn pháp thế gian, xuất thế gian đều không chướng ngại nhau. Nên “một niệm
không sanh vạn pháp không lỗi”.
- Nói đi nói lại vẫn là tâm không.
Không lấy không bỏ, không trừ không diệt, không nương cũng không có cái ý không
nương. Tức là không làm cái mẹ gì hết.
- Lành thay!
- Vậy Tổ dạy là dạy chánh niệm đúng
không?
- Không!
- Tổ chơi con hả? Tổ mới nói vọng
niệm và chánh niệm. Bây giờ không dạy chánh niệm chẳng hóa ra học vọng niệm ư!
- Cũng không phải luôn!
- Biết là Tổ muốn làm con ngu luôn
đây mà!
- Ngu luôn không tốt sao? Nhưng có
bao giờ ông ngưng được chúet tẹo nào không móng khởi dấy động khởi tưởng không?
- À ha! Không thể khác được. các ý
tưởng lung tung sanh diệt, nó chiếm hệ điều hành Tổ ơi!
- Vậy nên tôi không dạy ông chánh
niệm, chẳng dạy vọng niệm. Mà chỉ ông Niệm.
- vậy thành ra có 3 cái niệm!
Tổ hét lớn một tiếng, ông lão mất
cảnh giác giật mình, suýt té khỏi ghế.
- Mời ông uống trà!
- Tổ ơi! Có thuốc gì chữa được bệnh
khủng bố được không?
Tổ lại hét lớn một tiếng. Ông lão
không đề phòng vẫn bị giật thót tim.
- Mời ông uống trà!
- Hết thuốc chữa! Tổ với con nảy
giờ nói cái gì con quên mẹ nó rồi!
- Niệm!
- Niêm! Đúng rồi niệm! Có ba cái
niệm
- Tôi hỏi ông “nói chẳng có chớ
khởi tưởng không. Nói chẳng không chớ khởi tưởng có” là vật gì?
- Con xin lỗi Tổ! Niệm chẳng là vật
gì, mượn lời nói để hiểm bày. Con xin nghe pháp tu tập.
- Lời dạy “Nói chẳng có chớ khởi
tưởng không. Nói chẳng không chớ khởi tưởng có” là lời dạy chí thiết, chẳng có
nghĩa chẳng có đạo lý gì, chẳng phải vậy gì cốt ở tác dụng khiến người tự dứt.
Nó chính là pháp niệm. Niệm để tự dứt.
- Nhưng niệm thế nào tự dứt!
- Khi thời tiết song phong. Chính
nơi một niệm niệm không dứt, chẳng phải vật gì, chẳng có nghĩa gì, chẳng có đạo
lý gì. lâu ngày chày tháng tâm thôi chạy loạn, tâm thảnh thơi, vọng niệm đến
lức tự dứt mà chẳng có việc đoạn, trừ, diệt cũng chẳng ôm theo cái gì khác. Vì
vọng niệm và chánh niệm không hai, trừ vọng ôm chánh vẫn là vọng.
- Vậy ra niệm Phật chẳng hạn, hay
tụng kinh chính ở tác dụng.
- Chính ở tác dụng. Vì cho dẫu vận
hết tinh thần, xăm soi ngữ nghĩa, nơi một câu diễn ra vô lượng diệu nghĩa vãn
chỉ là trên tướng, vẫn trong vòng tình thức. Còn ý chỉ kinh điển sâu mầu trọn
không ngằn mé làm sao đến được. Chỉ cần tự dứt đường tâm. Ngoài ra không còn
pháp nào khác nữa.
- Có phải công án cũng thế phải
không Tổ!
- Nói không thì trái pháp phương
tiện, vì tác dụng chẳng khác. Nói phải thì diệt mất nơi diệu nghĩa mà từ sau
đời phật Thích Ca chỉ có hàng thượng căn mới có thể thừa đương. Nên nói phải
hay không đều chẳng thể. Chỉ có điều phải hiểu nghĩa. Bất kỳ ai tự tham một
công án, đêm ngày chẳng quên thì đều có thể kiến tánh.
- Vậy sao còn dùng từ bậc thượng
căn hả Tổ?
- Bất cứ ai dù trên một pháp phương
tiện, lìa xa ngôn ngữ, bặt dứt tâm vin theo mà kiến tánh thì đó mới là bậc
thượng căn, bậc tối thượng thừa. Nhưng nghiệp thức sâu nặng mênh mông còn bị
nghiệp lực gây trăn ngàn khó khăn cho thân tứ đại nên tâm chí hạ liệt. Chẳng tự
tín tâm mình xưa nay là Phật. Hoặc chỉ biết tôn vinh lễ bái, hoặc chỉ cố giữ
hạnh lập giới, hoặc chỉ dừng ở chỗ tinh nghiên tham học diệu nghĩa đều là bất
tín. Nên dù cùng sanh thời Thích Ca được dự 49 năm hơn 300 pháp hội mà chỉ thấy
tướng Phật bên ngoài, sót mất phật tâm thì cũng luống nhọc tâm thần.
- Vậy con niệm cái gì?
- Tôi đã chỉ ông xong. Còn ông niệm
phải tự nơi ông đâu có dính dáng đến tôi!
- Vây con niệm cái gì?
- Chính “cái gì” đó đó là chỗ ông niệm!- Sao Tổ cắc cớ quá, cho con một cái đi!
- Nếu đưa cho ông, nó không rơi vào chánh niệm cũng bị cột vào vọng niệm. Như thế đâu còn là niệm!
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét