1. Kẻ thù lớn nhất của đời mình là
Chính mình
Vì người kiên cố chấp hữu ngã, từ
ngã hư dối do 7 thức vọng động bị cảnh trói buộc sinh ra tất cả phiền não.
Do
chấp ngã (chính mình) đã hư dối nên Phật dạy vô ngã. Ngã đã không thật, tức
không chấp trước ngã, dứt vọng tưởng điên đảo, chẳng có sinh tử trói buộc, nên
không có kẻ thù cần đối đầu, cần đoạn diệt.
Vô ngã không phải không có ngã, nếu
không có ngã thì ai luân gồi sinh tử, ai tu hành thành chánh đẳng chánh
giác…Như thế Phật đến chúng sanh đồng lông rùa sừng thỏ.
2. Ngu dốt nhất của đời người là Dối trá.
Từ ngày hành đạo Phật không chấp
trước vào người, vào cảnh chỉ quay về tự tâm. Nơi tự tâm chỉ có bóng dáng lục
căn lục trần lục thức nương nhau sinh diệt. Chính vọng tưởng hư dối do tâm
nương nơi cảnh sinh muôn pháp và phiền não. Ôm kiến chấp – tri giải làm thành
chướng ngại. Chính kiến chấp – kiến giải làm người ngu dốt.
3. Thất bại lớn nhất của đời người là Tự đại.
Nơi hội Pháp Hoa, năm ngàn tỳ kheo
giủ áo bỏ đi chính là người chưa thể bước vào đại thừa pháp. Kiên cố ôm lấy
tiểu thừa, đối với đại pháp sanh lòng kinh sợ, không đủ chánh tín. Thất bại lớn
nhất chính là không đủ lòng tin bổn tâm mình xưa nay là Phật, chạy tìm bên
ngoài, tham cầu có tu có chứng, có kiến giải sâu mầu mà chẳng biết tâm kia vốn
tự thanh tịnh, không một lý, không một sự, không một phật có thể được.
4. Bất hạnh lớn nhất của đời người là Ghen tỵ
Với cuộc sống chúng sanh, do chấp
ngã – phi ngã với tất cả thương ghét, ganh tỵ, ham muốn, đố kỵ nhỏ nhen… là
hiển nhiên tạo nghiệp mà quả là tất cả sanh bệnh lão tử gọi tắt là phiền não.
Thế tôn chỉ hướng mọi người quay
lại truy cứu bổn tâm, vô minh không thật có, thôi dứt vọng tưởng, kiến tánh
thành Phật. Nên bất hạnh mà thế tôn nếu có thể dạy chính là người để thức vin
theo cuộc đời với hỷ nộ ái ố, với tham sân si mà bị trói buộc. Bất hạnh chính
là không theo đại thừa pháp tự thôi dứt mà thực chứng nội tâm thay vì tu phước,
lập giới giữ hạnh vô thường, tiếp nối trôi lăn vào luân hồi sinh tử.
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là Đánh mất mình.
Ngã – chơn ngã là không thể được.
Nên thế tôn lập chữ “tâm” chứ không dùng ngã (chính mình, ta). Tâm đó, ngàn
kinh muôn luận chưa từng nói nó là vật gì mà chỉ nói nó không là gì. Tâm vô tướng
– phi vô tướng, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng thể cấu nhiễm, chẳng nhơ chẳng
sạch, chẳng thiện chẳng ác… vượt ra ngoài mọi hạn lượng đối đãi thị phi. Tâm
chẳng mất chẳng được. Nên tuyệt đối không có việc đánh mất mình thì làm gì có
sai lầm hay không!
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là Bất Hiếu
Đạo lý nhân gian được lưu giữ “Vạn
ác dâm chi nguyên” và “Bách thiện hiếu vi tiên”. Còn với Phật pháp thì ân oán
(chữ ái và nghiệp tội) là nhân duyên tiếp nối quả cha con, mẹ con, anh em, bạn
bè, kẻ thù… Còn bổn tâm (phật tâm) của tất cả các loài hàm sinh đến chư Phật Tổ
chẳng khác. Chữ cha mẹ trong phật đạo
chính là tất cả chúng sanh, hay nói chính xác đó là tất cả tình yêu thương
lẫn nhau mà trong vô lượng kiếp mỗi mỗi đã đến đã trao cho nhau ràng rịt không
dứt.
Chữ hiếu không kết tinh ở nghĩa
“cha mẹ nhục thân”. Thế nên tất cả kinh điển đều xiển dương đại nguyện của chư
Bồ tát là “độ tất cả chúng sanh”.
Người tu hành không thể quên mất
lòng từ bi và hướng đến lòng đại từ đại bi đối với tất cả mọi hàm linh (người
gây tội ác… súc sanh, côn trùng…). Nên chữ bất hiếu để kết thành “tội lỗi” là
một sai lầm hoàn toàn.
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là Tự ty
Thế giới vốn chẳng đục trong, co
duỗi vốn chưa hề thiện ác… chỉ do con người tự kỷ xa gần, đen trắng, đẹp xấu,
được mất … Vì động lòng nên trước sát đạo dâm mà có ba lời quyết định được Phật
ân cần dặn dò.
Vì có ác pháp nên mới lập thiện
pháp tiếp dẫn người tránh ba đường ác nhưng đó không phải là rốt ráo. Như bệnh
kèm theo sốt đau nhức nên tạm dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cần bệnh nhân yên ổn
mà thật là cần thời gian trị bệnh tại gốc.
Vì tự kỷ trọn là tình thức mà chúng
sanh cho đến hàng nhị thừa ngộ nơi pháp mà chẳng ngộ nơi bổn tâm.
Hạ liệt tâm mình cho là chẳng có
phần mà 10 năm hốt phân (gã cùng tử kinh Pháp Hoa) chẳng chịu thừa đương con
nối nghiệp cha. Xưa nay vốn là Phật mà phải chịu trần lao. Nên thật đáng thương
xót.
Thế tôn chỉ hướng người tự nhận bổn
tâm, xưa nay là phật lại chẳng có một phật khác. Chẳng phải phật chứng quả ngồi
tòa sen mà lá chơn phật nơi bổn tâm há cần chứng đắc. Nguyên chỉ do tự kỷ thì
trọn là bóng dáng tình thức mà thôi.
(Thế nên dùng từ tự ty là hoàn toàn
lầm lạc).
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là Vươn lên sau khi vấp ngã
Trong đời va vấp, sa ngã, phúc họa,
thành bại là điều xảy ra không dành cho riêng ai. Dù là cửu ngũ chí tôn ngồi
trên ngai cũng trăm điều bất như ý. Việc đứng lên sau khi vấp ngã, thất bại là
bổn phận của chúng sanh.
Hoàn toàn là đạo lý của con người
từ trước cả thời ba nhà Lão – Khổng – Thích ra đời. Phật chẳng nhắc lại điều hiển
nhiên, điều đã được đạo lý nhân gian giữ gìn truyền lại.
Vậy đáng khâm phục lớn nhất của
Phật đạo là gì?
Với mọi người ai không qua những
điều đau đớn buồn tủi nhục nhằn, ai không từng là nạn nhân của nhân tình thế
thái, ai chưa từng qua sự bất lực của thân phận nhỏ nhoi, ai chưa từng qua cái
bệnh trên thân vô cùng khốn khổ, đặt mình trong bàn tay của lang y và không bao
giờ chắc quyết chưa nói những năm tháng cuối đời tay chân không thể co duỗi làm
nhọc nhằn người thân và thậm chí bản thân cầu xin nơi lòng thương xót của kẻ
khác.
Là phật tử ai vượt qua được cái
thân bị trói buộc trong cơm áo bệnh tật và những sợi dây luyến ái với người
thân. Có ai không từng ít nhất trong một kiếp chịu oan ức thấu trời hay đoạn
trường sinh ly tử biệt. Không ít người bao đời ly gia cắt ái vào cửa từ bi vẫn
không thoát khỏi lưới trần trói buộc, nên với đại thừa pháp chẳng dám thừa
đương, an phận với miếng cơm chay, ngày đêm tụng kinh niệm phật khởi tâm sau a
tăng kỳ kiếp công đức viên mãn, trí huệ tròn đầy để đắc quả vị Phật, hay sẽ thứ
lớp chứng các quả vị vào hàng tam hiền tứ thánh.
Tự nhận mình ngu si, chẳng thông
minh học một biết mười, ba tạng mười hai phần giáo sâu mầu mà tầm tư mãi chẳng
thông diệu nghĩa. Ăn cơm mặc áo tín thí mười phương, người đến cung kính lễ
thầy (mà tự ép mình làm thầy), làm mô phạm cho người, xuất đầu làm thiện tri
thức dối gạt người đời. Không ai dám nói thật đầu mình như hắc ín, không dám lễ
bái thí chủ tạ ơn đã nuôi dưỡng cái thân tứ đại cho mình có cơ hội tu hành.
Nếu cứ như kẻ đớn hèn trông mong
vào lòng từ bi của Phật mà không dám một phen dứt sạch mọi kiến giải, trọn làm
kẻ ngu ngu ngơ ngơ trọn không có chỗ biết, quét sạch huyền lộ tự dứt những khởi
tưởng, chẳng mong đắc phật, đắc pháp đến một hạt bụi chẳng mang vác đó mới là
việc làm đáng khâm phục nhất.
Còn tu hành lập giới giữ hạnh, dù
phước dẫu có mà vĩnh kiếp thăng trầm trong lục đạo không thể làm chủ. Phước báo
tốt được sanh vào nhà quyền quý, thông minh đẹp đẽ khó tránh bệnh tự cao ngã
mạn, có được quyền lực khó tránh gây điều ác nghiệt. Tu hành như thế thì được
ích lợi gì!
9. Phá sản lớn nhất của đời người là Tuyệt vọng
Vui khổ, thỏa mãn nhất thời, tuyệt
vọng … vốn là bài học tinh thần, nếu không nếm trải sao tâm hồn được thăng hoa.
Không vào bể khổ sao tiếp dẫn chúng sanh! Chư Phật Tổ và Bồ tát cũng vào trần
lao, cùng chịu khổ nạn với chúng sanh. Nếu nhìn thấy tuyệt vọng là thất bại đó
là do con mắt bệnh!
Với thế gian, vấp ngã đứng lên,
thất bại là mẹ thành công, tuyệt vọng là điểm dừng của cảm tính phải dùng đức
tin để vượt qua đều là đạo lý ở đời.
Cái nhìn bi quan như thế gán ghép
là Phật nói quả là hoàn toàn khiêng cưỡng, bịa đặt.
10. Tài sản lớn nhất của đời người
là Sức khỏe, Trí tuệ
Tài sản lớn nhất của người đời là
sức khỏe, sự hiểu biết thì đúng. Nhưng Phật đạo thì không, chỉ có việc lớn
không xong luống mất một đời.
Tài sản quý giá là:
- Cơ duyên gặp bậc thiện tri thức
để không sa vào tà kiến. Nếu còn cầu huyền lý tri giải thì chỉ gặp thiện tri
thức ma, nếu cầu pháp (kinh Duy Ma cật) thì sẽ gặp phật (kinh Pháp Hoa) đâu thể
nghi ngờ!
-
Thời gian hữu hạn chớ nghĩ tu lục độ vạn hạnh, đừng chạy theo pháp hữu
vi. Nơi kinh Pháp Hoa đã chẳng thấy con hoàn toàn có thể thừa đương tổ nghiệp,
dù hạ liệt thì 10 năm 20 năm hốt hết phẩn trong tâm thì đều thực chứng. Chớ
chạy ra ngoài, hãy truy cứu tự tâm. Xa lìa đoạn diệt, thủ xả…
11. Món nợ lớn nhất của đời người
là Tình cảm
Trên đường tu hành, không ai phải
đi qua quãng đường làm con người giữa nhân gian, gần gũi nhất là gia đình –
người thân và nhân quần xã hội.
Phật đạo chưa bao giờ mà ngược lại đạo lý muôn đời, Phật pháp phương tiện luôn hướng người về thiện nghiệp và sống với đầy đủ lòng từ với mọi mối dây tình cảm.
Phật đạo chưa bao giờ mà ngược lại đạo lý muôn đời, Phật pháp phương tiện luôn hướng người về thiện nghiệp và sống với đầy đủ lòng từ với mọi mối dây tình cảm.
Nhưng thế gian có cái nhìn về về
tình cảm như một thứ nợ hay quý giá, một sợi dây trói vào luân hồi sinh tử thì phật đạo lại
nhìn nó là tối linh.
Đại từ đại bi là cội nguồn, là
nhành lá, là hoa trái của Phật đạo. Vượt ra ngoài cảm tính hạn hẹp của ngã –
phi ngã trong thế gian hư dối.
Nơi chư Phật tổ là đại từ, nơi bồ
tát và chư thánh là lòng từ, nơi chúng sanh là cảm tính.
Chúng sanh thì yêu con mình, yêu
người thân hơn người xa lạ. Chư thánh thì yêu
tất cả mọi loài hàm linh chẳng sót. Chư Phật tổ thì tịch chiếu không thể nghĩ
bàn.
Nên nói về tình cảm của Phật đạo
thì chỉ có dẹp bỏ phân biệt, mống khởi tất cả tình thức, trở về một tánh thiên
chơn, trọn vẹn viên mãn nơi lòng đại từ đại bi. Nếu miễn cưỡng dùng lời thì đó
là đích đến không phải món nợ phải trả, phải tháo bỏ…
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là Khoan dung
Khoan dung là phép đối đãi giữa
người và người. Khoan nhẫn là phép đối đãi của cha mẹ dành cho con. Phật đạo
như mưa xuống cho cỏ hoa bé nhỏ hay đại thụ ngất cao đều không có tâm yêu ghét.
Người đời vì chấp ngã – phi ngã nên có khoan dung, nhân từ … còn nơi cửa từ chư
Phật tổ đến Bồ tát đều chưa từng có việc khoan dung hay không vì thương xót
chúng sanh không ngằn mé. Như mặt trời chiếu chẳng vì có tâm chiếu vậy.
Lễ vật lớn nhất của người trong cửa
từ bi chỉ có vô ngã. Lễ vật lớn nhất là người nghe kinh thứ 50 mà lòng không
kinh sợ, đó là phước đức bất khả tư nghì! Lễ vật lớn nhất là cúng dường, cúng
dường là tam tế thanh tịnh (quá khứ không thể được, hiện tại không dừng, tương
lai không đến), không có quá khứ tạo nghiệp – không có một pháp hiện tại có thể
hành – không có một phật tương lai cần đắc.
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là Kém hiểu biết
Khuyết điểm của người đời trong
cuộc sống nhân gian thì đầy: cố chấp, thiếu hiểu biết, đố kỵ … bất cứ thế nào
một hệ lụy đều là nhân hư thì quả hư hỏng. là tai họa.
Còn khiếm khuyết trong phật đạo là
ôm ngọn bỏ gốc, là gỡ mài ghẻ mà chẳng chữa gốc bệnh. Là không chịu nghe điều
trái ý mình. Là không dám buông bỏ những kiến giải – hiểu biết mà mình học –
hiểu được.
Kiến thức – tri giải không bao giờ
có đủ cho dù sống đến vạn năm, cho dù có khả năng nhớ như cụ Lê Quý Đôn, cho dù
có có khéo thông lý như ngài Thần Tú (hay như mười đại đệ tử của Thích Ca trong
Duy Ma Cật). Sự thiếu xót này là hiển nhiên, đó không là khiếm khuyết.
Hiểu biết không thật có vì khi
duyên theo cảnh tiền trần mà tự trói buộc trong sinh tử. Lìa vọng duyên, tự
thôi dứt vọng tưởng thì một tánh thiên chơn, tri kiến phật không ngằn mé, trí
huệ ba la mật tự hiện.
14. An ủi lớn nhất của đời người là Bố thí.
Bố thí là chấp ngã. Bố thí Ba la
mật là trí huệ ba la mật. Há cùng an ủi có gì dính dáng!
An ủi lớn nhất của con người là đức tin. Chưa bao giờ Trời Phật lìa bỏ chúng ta. Với Phật đạo thì bổn tánh thiên chơn chưa từng cấu nhiễm. Bất cứ ai rồi cũng rốt ráo Bồ đề.
An ủi lớn nhất của con người là đức tin. Chưa bao giờ Trời Phật lìa bỏ chúng ta. Với Phật đạo thì bổn tánh thiên chơn chưa từng cấu nhiễm. Bất cứ ai rồi cũng rốt ráo Bồ đề.
Dù ở đâu nơi chốn nào đâu thiếu xót
lòng đại từ đại bi của Phật. Có đứa con nào hư mất trong mắt Thượng đế. An ủi
lớn nhất trong phật pháp là chánh tín.
_ _ _ _ _
Vì động cơ cá nhân, hoặc của người
viết thư pháp tự tạo để có sản phẩn bán cho bá tính, hoặc bọn tăng quốc doanh
mượn đạo tạo đời đem chuyện đạo lý nhân gian đặt lời gán ghép cho phật … bịa phỉ báng pháp.
Nhơn gió hóng mát, một gậy rừng
hoang ba thân mặc tình đánh.
.
Niệm – vô niệm
Trả lờiXóaVí dụ: nơi vật phàm thánh đồng thấy nghe…
Nơi phàm: đặt tên (danh) và danh dính chặt vào vật như thỏ nai…
Nơi thỏ nai tùy người mà thêm những hệ niệm: bắn, bẩy, lấy lông lấy sừng, mổ bụng rửa lòng, nướng chiên xào … cùng với nhưng vật khác cung tên dao thớt củi lửa.
Vừa thấy thỏ nai người liền trương cung bắn… (nhiều dòng tư tưởng liên tục sanh diệt, đó là con thỏ con nai, đặt bẩy hay bắn, bắn phải nhắm…bắt được rồi thì vác về hay xẻ thịt tại chỗ…(không có hồi kết dù sau khi con thò bị bán, bị ăn hết, vì còn kể nhau nghe…)
Nơi bậc thánh: Thấy là đủ chẳng nhọc thêm chút tâm ý gọi tên, đến khi duyên đến vẫn dùng tên để gọi, duyên dứt tên (danh) chẳng còn.
Thấy thỏ nai… chẳng mảy may hệ niệm như ánh sáng (vô tri) chiếu thấy. Con vật bị thương (duyên đến) cũng nghĩ tưởng băng bó, xong rồi (duyên dứt) thì chẳng tốn chút công sức nghĩ nhớ.
Hoặc thấy thỏ nai bị bẩy, hoặc mở bẩy hoặc nhắc người tha cho nó, được hay không chỉ tùy duyên không ép buộc ai. Ai nghe thì vui (hỷ) ai không nghe thì thôi (chẳng buồn giận, chẳng hối tiếc). Duyên dứt liền dứt.
Duyên đến bậc thánh không phải không gọi tên, chẳng phải đồng vô tri kia mà không có hệ niệm. Nhưng nơi phàm, do huân tập, do cấu nhiễm nhân thế giới là thật, thấy có ngã có nhân nên niệm niệm sinh diệt chẳng dứt gọi là niệm. Còn bậc thánh tuy gọi tên mà rõ biết tên gọi đó chẳng phải vật (vì chỉ thấy vật mà không lập danh, phải có duyên mới lập danh để gọi. Dù lập danh để gọi mà tự nơi tâm vật và danh đều không thật có. Dù duyên đến tùy cơ co duỗi nói nín, nhưng không bao giờ xoay chuyển việc có kết quả theo ý muốn (sự sự vô ngại chính là nghĩa này) chỉ thuận nơi lòng từ bi.
Việc dứt chẳng còn mảy may hệ niệm nên gọi vô niệm.
Đó là chỗ thánh chẳng đồng phàm phu kia.
Xin nhắc một pháp thoại của thiền sư Huệ Hải để nói về vô niệm:
Luật sư Nguyên đến hỏi:
- Hòa thượng tu có dụng công chăng?
Sư đáp:
- Dụng công.
- Dụng công thế nào?
- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.
- Tất cả người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của Thầy chăng?
- Chẳng đồng.
- Tại sao chẳng đồng?
- Họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ.Nngủ chẳng chịu ngủ, nghĩ suy tính toán ngàn chuyện.
(dụng công mà thật ra chẳng có mảy may dụng công)
Thật ra duyên đến duyên đi, thì đi đứng nói nín thảy đều không mảy may hệ niệm, chỉ có người tự chúng mới rõ, còn không chỉ là tình thức mà thôi. Xin một ví dụ để nói ý này
Như ánh sáng tỏa khắp thì nếu chẳng có một vật nằm trong vùng sáng thì không ai biết có ánh sáng (trí huệ ba la mật). Đến khi một vật vào vùng sáng thì vật hiện rõ, tuy biết có ánh sáng mà chỉ thấy vật (vật không phải ánh sáng). Vô niệm cũng lại như vậy, vô niệm tuy hiện không phải vật, vô niệm chẳng dấu tích mà không đồng vô tri kia, cũng chẳng không. Dù chiếu mà chẳng có tâm chiếu (tịch).
Xin thêm một thí dụ so sánh về vô niệm. Như hư không kia (khoảng không) chẳng phải một vật gì, vật đến hư không chẳng bị tổn giảm, bị đục đẻo cũng chẳng nên hình. Đốt không cháy, chẳng thể rửa mà sạch, chẳng thể làm nó nhơ.
Xét cùng trên tột dưới, mọi nghĩ suy cũng chỉ là tình thức trọn không thể đến. Đạo không dụng tu cốt đừng ô nhiễm. Chỉ đừng dụng công, nếu có một chút dụng công (học, hiểu, tạo tác…) đều là tạo nghiệp sinh tử. Chỉ cần tự thôi dứt mà thôi.
Cũng đừng sợ vì vô niệm mà trọn chẳng đồng vô tri kia.
Niệm không thể được:
Trả lờiXóaDanh và tướng vốn không thật có, nơi cảnh nơi vật vốn chẳng hề tự có danh, cho đến tướng. Cây mai vốn chẳng là cây mai, thân mai, rễ mai… họp thành mai. Nhưng đem gốc, thân, lá, hoa dồn lại gắn lại cũng không thành cây mai vì chỉ là những vật khác nhau. Vậy chúng cần có duyên và pháp mới thành cây mai, duyên dứt pháp diệt mai cũng chẳng còn.
Vật đã không, mới hay danh tướng chỉ do người tự kỷ. Danh tướng đã không thể được thì cái gì là niệm? Niệm niệm vẫn chỉ là bóng dáng của tình thức.
Tình thức trọn do người tự kỷ, niệm cũng chỉ là cái bóng của cái bóng, tất cả như huyễn. Nếu nay lập niệm đã là trên hư dối kiến lập danh tướng, người hiểu lý này liền thôi. Niệm đã hư dối nên hữu niệm còn không thể được vô niệm làm sao được!. “Vô niệm” nếu ai lại sanh tâm hiểu chẳng khác nơi rùa tìm lông, nơi thỏ tìm sừng. Đây chính là nghĩa vô niệm thứ hai.
Nơi cửa từ trọn không hề có việc niệm hay vô niệm. Đó mới là nghĩa niệm mà lục tổ Huệ Năng lập thành tông.
Gót chân chạm biết rõ ràng, lại là niệm gì? Sống với ránh giác, dần dần tự dứt. Chẳng có diệt niệm, chẳng có niệm có thể thủ xả, đo chính là vô niệm.
Chẳng lìa ngôn thuyết, chẳng bỏ pháp phương tiện khiến người tự dứt.