1) Thế giới vũ trụ không hề là đối
tượng nghiên cứu của Phật:
Vũ trụ hữu biên hay vô biên cũng
như gồm những gì, hoạt động ra sau theo các nguyên lý định luật gì hoàn toàn
không hề được đưa ra. Nhưng Phật dựa trên quan niệm sự hình thành của thế giới
vũ trụ gồm tứ đại (đất, nước, gió, lửa).
Ngoài thế giới mà con người có thể
biết bằng 6 giác quan và trí tưởng (hư không), Phật còn giới thiệu sơ lượt qua
về các thế giới khác mà khả năng con người không thể biết cũng như không thể
nhớ dù đã từng qua, nhưng trải nghiệm ở các thế giới khác không lưu lại như
dạng thông tin cũng như cụ thể nó như thế nào.
Với những kiến thức có hiện nay,
nếu theo khoa học hiện tại thế giới có khối lượng nhất định nhưng nếu tính toán
được khội lượng tất khoảng cách ở biên có thể sau này sẽ xác định như một biên
giới hữu hạn của vũ trụ thì:
* Vậy bên kia biên giới của khoảng
không là gì?
* Nếu biên giới không có tức là vũ
trụ vô tận, vậy vì sau các vật thể lại không qua được bên kia? Hay trước đây
biên giới rộng hơn hay bị co hẹp lại?
Nơi mà con người không thể đến thì
làm sao xác nhận về sự tồn tại của những vật và những hoạt động của nó. Đơn
giản như bảng hệ thống tuần hoàn, ngày nay người ta tạo ra các nguyên tố mới
không có trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Mendeleev, nhưng nó chỉ tồn tại trong
1 phần triệu giây, phải chăng ở điều kiên khác, nơi khác trong vũ trụ nó tồn
tại? Và còn những nguyên tố khác nữa cũng như ngoại lệ sẽ không bị phủ nhận khi
có nguyên tố không theo quy tắc cân bằng về trung hòa điện (số proton trong
nhân khác số electron).
* Ở điều kiên mà chúng ta biết, tồn
tại hạt cơ bản đẻ hình thành nguyên tố. Đã chắc quyết là ở điều kiện khác liệu
hạt cơ bản của chúng ta nó lại gồm những hạt cơ bản khác hình thành? Dù câu hỏi
nghe ngu sở nhưng trên mặt lý luận nó hợp lý, vì khoa học luôn bắt nguồn từ
những câu hỏi hợp lý.
Vậy thế giới, vũ trụ chúng ta không
biết hết và biết đúng.
2) Nền tảng của Phật học là tâm
lượng:
Mỗi loài có những giác quan để nhận
biết thế giới, theo mặt lý thuyết như mắt, tai…(sáu căn) tiếp nhận thế giới,
rồi qua các dây thần kinh truyền dẫn tín hiệu đưa về não, trong não sẽ tái tạo
(mô phỏng) thế giới thành ảnh (cảnh).
Dù các giác quan, các dây thần kinh
chuyên trách khác biệt nhưng ở não lại hình thành một cảnh (thế giới ảo) thống
nhất. Như khi tái tạo âm thanh (nhĩ thức) thì ta biết nó từ vật nào (vị trí do
nhãn thức).
Vậy cái mà chúng ta cho là thế
giới, nó hoàn toàn chỉ là cảnh (mô phỏng lại thế giới vũ trụ). Nó hoàn toàn chỉ
là hình ảnh thế giới như ảnh hiện trong gương.
Nơi đây tạm đưa vài góc cạnh (không
là tất cả):
* Cảnh tái tạo không trung thực,
không giống, không đúng với thế giới:
* Với 6 giác quan khác biệt của mỗi
loài, hình ảnh thế giới sẽ hoàn toàn khác biệt. Khác biệt thế nào? Về mặt lý
luận khoa học không thể nói nó khác biệt thế nào nhưng biết chắc hoàn toàn khác
biệt. Đơn cử vài thí dụ:
a) Loài dơi không dùng mắt đo lường
khoảng cách mà dùng tai. Những động vật mù màu thì thế giới ngoài đen trắng và
cham màu giữa đen và trắng. Một số loài như cá heo lại nhận biết từ trường tồn
tại mà con người phải dùng dụng cụ. Chuồn chuồn có tốc độ mắt nhanh gấp 200 lần
tốc độ ghi nhận hình ảnh của người nên những chuyển động chậm thì với chúng là
vật đứng yên. Loài ruồi có nhiều mắt nhỏ trên cùng một mắt chúng ước lượng
khoảng cách tốt hơn người. Có một số loài bò sát lại nhìn thế giới chỉ có 2
chiều không có chiều sâu. Hay như loài rắn lại nhận vật được vật sống bằng ánh
sáng hồng ngoại (nhiệt độ cao hơn môi trường sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại).
b) Với người mù bẩm sinh mà nói,
chúng ta không thể nói cho hiểu thế nào về màu mà họ chưa bao giờ biết nó tồn
tại.
Vậy chính do cơ chế riêng biệt của
não bộ và cơ chế truyền dẫn tín hiệu cũng như cơ cấu tạo nên các dây thần kinh,
mà hình ảnh mô phỏng của thế giới (cảnh) của con người vốn dĩ đã nghèo nàn (ta
cần bao nhiêu giác quan mới đủ để nhận biết sự tồn tại đủ của thế giới vũ trụ)
lại theo cơ chế riêng nên nó không trung thực cũng như không đầy đủ.
c) Những khả năng vốn có bị chôn
vùi, che lấp. Khả năng tiên tri (đáng tiếc là các nhà tiên tri đã qua và đang
hiện sống giữa nhân gian) sẽ không sao nói cho chúng ta biết làm sao họ biết,
gọi là thấy nhưng nó không là hình ảnh (ảo ảnh) vì đơn giản khả năng đó nơi
chúng ta hầu như nó không hề tồn tại.
* Sự tác động của thức thứ bảy (ý
thức). Chính sự tác động tinh tế vô cùng của ý sẽ lại tạo sự khác biệt giữa
người với người về thế giới. Nhưng sự khác biệt đó tinh tế và khác biệt riêng
này quá nhỏ với cái đồng chung nên hầu như bị bỏ qua.
Thí dụ dẫn chứng. Mở mắt thấy thế
giới và tạo ra cảnh. Nhắm mắt thì cảnh là màu đen. Nhưng ngủ thì chính ý thức
(nhiều vật, nhiều trải nghiệm trong cuộc sống nhưng ý thức dính dáng – duyên
với vật nào, sự việc nào) sẽ mượn 6 thức còn lại tái tạo cảnh y như khi thức.
Cổ đức có niêm “bằng định lực của
hàng nhị thừa có thể làm tan rả quốc độ” chính là nghĩa này. Ngay khi thức,
bằng tác ý cảnh sẽ khác biệt. Hay đơn giản khi ngồi thiền (không phải thiền, vì
thiền không dính dáng việc ngồi, đi, đứng…) người ta lạc vào các cảnh giới
(vẫn chỉ là cảnh) mà người đời không bao giờ từng biết.
Kết luận: Thế giới vũ trụ không thể biết. Tâm không bị giới hạn trong thế giới vũ trụ vì thế giới sẽ chi phối được tâm như một phần của nó, tức là ràng buộc. Tâm không ra ngoài thế giới vũ trụ vì như thế lấy gì an lập. Chỉ có thể nói là tự tại mà thôi.
Cảnh không thật có, vì nó
chỉ là hình ảnh mô phỏng thế giới vũ trụ của 6 thức và chịu tác động của thức thứ 7. Gọi nó là
tâm lượng. Vì đó là hình ảnh do tâm tạo ra (7 thức).
Cảnh (tâm lượng) không phải có vì
nó hoàn toàn không là vật gì, nó lại không có tự tánh. Nếu có tự tánh thì nó
không đổi và thuần nhất, nhưng mỗi mỗi người đến các loài hàm linh đều sai
khác.
Cảnh chẳng không vì nó hiện tiền.
Vậy làm thế nào với cảnh?
Xin trích công án về thiền sư Quy
Sơn Linh Hựu thay câu trả lời:
Tư Mã Đầu Đà là một vị thiền sư du phương.
Một hôm từ Hồ Nam đến chỗ tổ Bách Trượng, nói rằng: “Tôi đến xứ Hồ Nam tìm được
một ngọn núi tên là Đại Quy, là nơi có thể dung chứa đến 1.500 người, chính là
chỗ dành cho bậc thiện tri thức cư ngụ.”
Tổ Bách Trượng hỏi: “Lão tăng này đến đó ở
được chăng?”
Tư Mã Đầu Đà đáp: “Không phải chỗ Hòa thượng
ở được.”
Lại hỏi: “Vì sao vậy?”
Tư Mã Đầu Đà nói: “Hòa thượng như xương, núi
kia như thịt, nếu có đến ở thì đồ chúng không tới số ngàn.”
Tổ Bách Trượng lại hỏi: “Như trong đồ chúng
của ta, có ai được chăng?”
Tư Mã Đầu Đà đáp: “Phải đợi xem qua mới
biết.”
Tổ Bách Trượng liền bảo thị giả gọi vị Thủ
tòa là thiền sư Hoa Lâm đến, hỏi Tư Mã Đầu Đà rằng: “Người này được chăng?”
Tư Mã Đầu Đà quan sát, bảo Hoa Lâm đằng hắng
một tiếng và bước đi mấy bước, rồi nói: “Không thể được.”
Tổ Bách Trượng lại cho gọi Quy Sơn Linh Hựu đến.
Tư Mã Đầu Đà vừa nhìn thấy liền nói: “Vị này chính là chủ nhân của Quy Sơn
rồi.”
Đêm ấy, tổ Bách Trượng gọi Linh Hựu vào
trong phòng, dặn dò rằng: “Ta tùy duyên giảng pháp nơi đây, còn chỗ thắng cảnh
Quy Sơn là nơi ông nên đến ở để tiếp nối tông môn của ta mà rộng độ cho những
người hậu học.”
Thiền sư Hoa Lâm nghe biết chuyện, thưa hỏi:
“Con nay là người đứng đầu trong chúng, sao vị Điển tòa lại được làm trụ trì?”
Tổ Bách Trượng nói: “Nếu ai có thể đối trước
chúng nói ra một câu xuất cách sẽ cho làm trụ trì.”
Rồi chỉ cái tịnh bình mà hỏi: “Không được
gọi là tịnh bình, ông gọi là gì?”
Hoa Lâm nói: “Không thể gọi là cây lủng.”
Tổ Bách Trượng lại hỏi ngài. Ngài đá cái
tịnh bình ngã nhào rồi đi ra. Tổ Bách Trượng cười nói: “Ông đệ nhất tòa thua
mất hòn núi này rồi.”.
_ _ _ _ _
Đây là bài viết tặng anh Phú (Nha
Trang), anh Quý và anh Nghĩa những người TT yêu quý và kính trọng.
.
1) Thế nào là nghĩa có không?
Trả lờiXóaNhư người đứng trước gương chỉ thấy hình bóng (ảnh) mà quên mất gương. Nhưng hình ảnh vốn không hề có trong gương:
*) Mổ xẻ tận cùng gương thì chỉ có thủy tinh, trọn không có gì khác.
*) Người đứng xéo một góc nhìn vào gương hoàn toàn không thấy ảnh vật đặt thẳng góc với gương mà thấy ảnh khác (định luật gương phẳng, “góc tới bằng góc phản xạ”)
* ) Cái mà là ảnh đó bản thân nó không hề là ảnh (sắc) mà bản chất là ánh sáng. Ánh sáng từ vật đến mặt gương, phản xạ ánh sáng vào mắt hội tụ về võng mạc gọi là ảnh thật (nhưng thật sự chỉ có ánh sáng đi vào mắt) và ảnh trong gương gọi là ảnh ảo.
Ngay đối với ảnh trong gương, tưởng như nó có ở đó mà thật sự chỉ cảnh diễn ra trong tâm lượng mà thôi. Bỏ vật nhận cảnh (hình ảnh mô phỏng) là bỏ gốc ôm ngọn. Bỏ gương nhận ảnh là bệnh thường của con người. Người ta thường thấy vật mà sót hư không cũng chính là lẽ này.
Đó là “nhận giặc làm con”, nghĩa có không hoàn toàn sai.
Trở lại nghĩa có không của tâm. Trước tiên phải chánh tín:
- Mỗi mỗi người mỗi mỗi hàm linh đều là con của Thượng đế, con đức chúa Trời (tên gọi khác).
- Mỗi mỗi đều đầy đủ Phật tánh (trong mọi kinh điển của Thế tôn).
Nhưng nếu có tâm (vẫn là tình thức phân biệt của con người không ngoài vọng tưởng do 7 thức) thì tâm là vật gì? là vật gì thì sao không khỏi bị hủy hoại, thay đổi, chịu tác động của thế giới vũ trụ.
Nếu tâm là có sao Thế tôn chưa bao giờ nói nó là cái gì?
Nếu bảo không tâm (vẫn là đối trị của có tâm, vẫn hoàn toàn là tình thức do 7 thức tác tạo) thì Phật đồng như hư vô. Còn gì mà nói!
Có không thảy dối, thủ xả (lấy bỏ) trọn là kẻ ngu vì đã chấp ngã – phi ngã rồi vậy. Thiện ác là ma pháp, phật – chúng sanh là tăng ngữ. Nếu có Phật thì đó là phật chướng, nếu có chúng sanh thì đó vọng tưởng tự hạ liệt bổn tâm mình. Là con thừa đương tổ nghiệp lại quên mất tâm đi làm ăn mày.
Ngay nơi hỏi đã là điên đảo tưởng. Mượn lời dẹp lời, đem lý dẹp ý đã tự rước họa vào thân nếu chẳng thấu ba lời, thoát bốn câu. Phàm đã mở miệng trả lời cho người khó tránh mang tai ách vì làm người nghe người đọc nhận văn lập nghĩa mà sanh kiến giải.
Nghe, đọc nhận tác dụng tự thôi dứt thì được. Nghe đọc mà sanh hiểu sanh biết đó là vô cớ vô sự lại đi chạy loạn
2) Hỏi: Đã là tâm lượng, lại không cho trừ làm sao tu?
Trả lờiXóa“Đạo chẳng dụng tâm, cốt đừng ô nhiễm”. Đây là lời dành cho kẻ ngu mà nói, như hư không kia ai làm sao tô vẽ, đục đẻo được nó mà làm nó nhiễm ô. Tự tánh thiên chơn, bồ đề tâm làm sao cấu nhiễm!
Đã biết cảnh là do tâm sanh (tâm lượng) vốn không thật, trong ảnh (thế giới mô phỏng hư dối) lại sanh tình kiến, năng sở kiến, kiến lập ngã – phi ngã không ra ngoài bôn câu (có; không; cũng có cũng không; chẳng có chẳng không). Biết nó là vọng thì tự thôi dứt đâu cần phá trừ.
Thế tôn ví vọng tưởng như hoa đóm khi mắt bệnh. Mắt lành thì hoa đốm tự dứt, hoa đốm không thật có lấy cái gì trừ. Trừ, đoạn, diệt đều là bệnh lớn.
Người tu hành phải tự liễu. Có thể đem ví dụ so sánh được mà thôi.
Nếu lại hỏi không có vật thì ảnh ở đâu mà ra? Nghĩa có lại sai:
- Phật không dạy người biết có vật, vật thế nào (thế giới vũ trụ) mà dạy người kiến Phật tánh.
- Ngay như tiên đề Euclid là không thể chứng minh. Chỉ chấp nhận nó hiển nhiên qua hai điểm phân biệt chỉ kẻ dược một đường thẳng và chỉ một mà thôi. Dùng tiên đề để khám phá các định lý hình học, dùng các định lý để áp dụng vào các phát minh hay làm việc cụ thể. Và nguyên tác bất di bất dịch của khoa học cho đến hôm nay “khoa học không trả lời tại sao mà chỉ trả lời như thế nào”. Không có tại sao vật có khối lượng hút nhau (lực vạn vật hấp dẫn) mà chỉ có chúng hút nhau như thế nào, tính toán dựa theo công thức nào.
Ngay câu hỏi “nếu không có vật” thì câu hỏi từ đâu mà đến? Nếu không phải từ tình thức mà ra? Dựa trên cảnh hư dối, lấy tình thức bị trói bởi cảnh mà hỏi làm sao không phải điện đảo!
Vậy quay lại chiếu phá ngay trên tình thức mới là vấn đề
3) Hỏi: Tu như thế nào?
Trả lờiXóaTrong tất cả giáo điển chỉ nói về dứt vọng tưởng, lìa bốn lời. Tâm an thì thế giới hư tịch.
Có vô vàn các phép tu, tu cách nào miễn ra khỏi vòng trói buộc của tình thức, của vọng niệm, của có không là được.
a) Sống với tánh giác:
Kinh Ấn độ dịch là Phật, Tầu dịch là giác. Bởi xét cùng tột nơi thân, thế giới trọn chẳng thấy bóng dáng của phật tánh. Mọi giáo điển đều nói về vọng tưởng của thức và nó thể hiện ở giác. Tri giác, xúc giác, nhãn giác….
Mắt nhìn, giác thấy, Dù nơi cảnh sắc (xanh đỏ trắng vàng…) hay tướng (cong thẳng méo tròn..) và nơi tình (thích, ghét, đẹp xấu…) thì cái giác (thấy biết chẳng hề xanh vàng… tròn méo, đẹp xấu, thích ghét). Tập nhìn như người vô tâm.
Như đi thì giác biết ngay gót chân. Cái giác đó chẳng sắc màu, chẳng mặn nhạt… không vui buồn. Chỉ như thế. Tỉnh giác mà sống. Nhưng chính khi ấy muôn ngàn khởi tưởng không dứt tạm thời nghỉ ngơi, tạm thời thôi dứt.
b) Niệm: Niệm mà khởi tưởng (quán) như Nam mô a di đà phật là phật, là tên phật đó là sai
Niệm vốn là dòng cần thông suốt, không được trệ nại. Trệ nại chính do các vọng tưởng tác động nên gọi là vọng niệm. Niệm niệm tương tục, niệm niệm sinh diệt là vọng niệm.
* Niệm một câu chú tùy hỉ (đại bi chú rất dài, khó thuộc dễ bị đứt quãng nếu niệm được thuần thục thì quá tốt).
Khi niệm thuần thục sẽ quen dần ít bị cắt ngang, đến lúc niệm như dòng chảy thông suốt. Chính khi ấy có không chẳng hiện, thiện ác không còn, chẳng bị tướng che đậy, chẳng mống khởi, chẳng trệ nại thì thông suốt. Dần vào chánh định. Quan trọng nhất là phải tỉnh giác, chớ như người u mê chỉ biết niệm là niệm, tỉnh giác chẳng đồng u mê.
* Niệm “nam mô A Di Đà Phật” người đời thường khởi tưởng là đức Phật có danh hiệu là A Di Đà. Để niệm lục tự di đà cần phải thông lý:
- Từ bi và trí huệ
- Tín, Nguyện, Hạnh
- 48 lời nguyện của Phật A-di-đà
Nên sẽ bài viết về lục tự Di Đà
c) Xem rồi lại xem:
Không chỉ ngoài hai bộ kinh Luận Thành Duy Thức và Kinh Lăng Già Tâm Ấn (dù thiền tông chủ trương không nhận 2 bộ tạnh kinh này, không phải chống lại trường phái Lăng Già mà chỉ ngăn người đời cố đào sâu lập nghĩa của nó) mà tất cả giáo điển đều nói về vọng tưởng của thức.
Nhưng bất kỳ từ động khởi tưởng lập tĩnh, từ nhơ dựng tịnh, đem thiện trừ ác, đem không đoạn có … thảy đều là chồng chất thêm dây trói. Kẻ cố giữ tâm u nhàn khi quán tâm quán tịnh chỉ có chuốc lấy chiêu báo ngu si. Người tu hành lìa hoàn toàn đoạn, diệt, trừ. Miễn cưỡng gọi là xa lìa theo câu “xa lìa cái xa lìa”.
Xem rồi lại xem là như người vô sự ngồi xem các dòng tư tưởng (vọng niệm, vọng tưởng…) sinh sinh diệt diệt. Chỉ dùng tỉnh lực để xem và chỉ ngồi xem. Xem nó liền dứt, rồi vọng niệm từ đâu chợt hiện chiếm lấy toàn bộ tâm trí, rồi tỉnh tỉnh lại lại xem rồi lại xem. Những ai bị các tư tưởng bất chợt chiếm lấy toàn bộ tâm trí đó là tu hành đúng. Chớ có ngừng nó, chớ có diệt nó, chớ có ngu dại đem bất lý nào một kiến giải nào để đánh giá nó là giả, là hư vọng … Chỉ có xem rồi lại xem.
CHIÊU BÁO:
Người tu hành dùng mọi lời khôn khéo, quỷ quyệt nói về quả báo. Tất cả là do bọn sống ký sinh khéo lý luận để mê hoặc người.
Xin dùng một thí dụ, người người tự liễu.
Mưa xuống cây lớn hưởng thụ nhiều, cây nhỏ hưởng thụ ít. Mưa lớn thì biển chứa, sông suối ít hơn. Tùy người lấy lu đựng thì nhiều hơn hủ, hủ nhiều hơn tô. Cũng lại như vậy.
- Chư thánh hiền và ân điển của trời phật vốn ban phát vô hạn (ba cổ xe), ai lòng càng trong thì nhìn càng tỏ. tâm tự an thì trí huệ lớn.
- Nghiệp báo nơi thân dù trăm không bằng nghiệp thức một. Người tu cần xoay về vọng tưởng. Vọng tưởng như dây nút cột miệng bao, vọng tưởng càng sâu (nghiệp thức: thức thứ bảy và tám) nút thắt càng chặt. Nghiệp thân dù nặng mà nghiệp thức được mở thì tự nơi mình chuyển họa thành phúc.
Mê ngộ đồng nơi vọng tưởng. vọng tưởng tự nơi người tự kỷ mà thôi!