Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

nhà vua, hành giả, ẩn sĩ và lão gàn



Thái tử sau khi đăng quang lên ngôi đã mười năm, dù các quan bít tai nhà vua trẻ rằng đất nước thanh bình, của rơi không ai nhặt, đêm ngủ cửa chẳng cài nhưng nhà vua vẫn biết trong nước trộm cướp khắp nơi, các quan lại địa phương bị giết chưa nói những vùng mất mùa vì hạn hán hay mưa lũ không được cứu giúp. Ngày nọ, nhà vua trẻ muốn chấn hưng lại nghiệp đế tổ tiên nên với vị quan là người thanh liêm chính trực còn lại trong triều đến vấn kế:

- Thần vốn ngu dốt, nếu nhà vua muốn biết và học cách an dân ngoài sách vở thì xin đi du hành, đến núi Phương Uyên có vị hành giả già được người đời lính ngưỡng, bên kia vách núi có vị ẩn sĩ uyên thông kim cổ và nếu tìm được lão Gàn vân du khắp nơi. Ba người đó chắc giúp được nhà Vua

Nhà Vua liền cùng các cận thần cái trang thương nhân lên đường vân du và tìm hiểu dân tình, nhà vua ngao ngán khắp nơi dân nghèo khổ, quan lại cướp đất của dân, đặt ra vô số việc phạt tiền vô lý, thuế má nặng nề, ai chống đều bị đánh đập và tù giam… vua cũng bị quan địa phương bắt vì nghi ngờ là cướp. Mặc cho các cận thần lý giải cả đoàn có lắm bạc nhiều tiền là vì thuộc họ giàu có nơi kinh thành, nhưng suýt nữa bị khảo tra, đành phải để lại hầu hết vàng bạc và tư trang kính quan mới thoát nạn. Vua cho người tức tốc về triều lấy thêm bạc và hộ tống bằng quân binh. Vua cùng đoàn người khởi hành. Nhưng cứ qua mỗi địa phương Vua đều bị các quan địa phương bắt đóng góp kim ngân để giúp dân, nếu không sẽ bị tạm giữ vô thời hạn.

Cuối cùng Vua cũng đến được Phương Uyên.

_ _ _

- Ngài là ai?

- Trẩm là vua!

- Không! Già không hỏi vua, già hỏi ngài là ai?

- Thì ta là vua

- Vậy ra ngài là nhà Vua Dát Nốt

- Không! Đó là ông nội ta

- Ông nội ngài và ngài là vua? Còn cha ngài

- Cũng là vua

- Vậy ra ba vua hay còn bao nhiêu vua nữa!

- Sao lại bao nhieu vua! Vua chỉ có 1! Bây giờ ta là vua

- Vậy bao giờ ngài không là vua

- Ta … ta là vua đến khi ta trao ngôi cho con trai ta thì ta là Thái Thượng Hoàng.

- Vậy rõ ràng ngài chẳng phải là vua! Tôi không hỏi vua mà hỏi ngài là ai?

Nhà Vua ngẫm nghĩ hồi lâu, rất bối rối vì nếu là vua thì trước cũng là vua, hiện tại cũng là vua và sau mãi mãi là vua. Nhà vua bèn nói:

- Ngươi nhìn thấy ta đây! Ta là ta đây! Sao còn thắc mắc

- Vậy hai mươi năm trước, năm mươi năm trước, mười năm sau, năm mươi năm sau, hình dạng này, suy nghĩ đang ở trong đầu ngài vẫn y như nhau sao?

- Sao lại thế được! Năm mươi năm trước ta mới chào đời, năm mươi năm sau làm sao biết ta còn sống.

- vậy đưa trẻ năm mươi năm trước có phải cái “ta đây” đang đứng trước già không hay trăm năm sau cái xác chết là ngài. Tôi không biết ngài làm sao được, không lẽ tôi nói với “không ai”. Ngài là ai?

Nhà Vua bối rối vô cùng, cái lý luận quái quỷ của lão hành giả già làm nhà vua không mở miệng được.

- Ta vì nghiệp đế và muôn dân muốn tìm bậc tôn giả chỉ dạy cách cai trị muôn dân. Xin nhà sư đừng hỏi ta là ai nữa!

- Đã không biết mình là ai sao lại đi hỏi “ta” phải làm gì chẳng hóa ra bỏ gốc lấy ngọn sao?

- Xin tôn giả mở lòng từ bi ra lời dạy bảo, ta sẽ xây chùa, cúng tăng, in kinh và bố thí dân nghèo. Nhưng phải cần kế sách để ngân khố đầy, lúa gạo tràn kho mới được.

- Làm việc thiện mà thiện tâm thì dù 1 chén cơm cũng viên mãn, làm việc thiện mà tâm chẳng thiện thì dù xây chùa cúng tăng, bố thí muôn người cũng vẫn chỉ là việc của phường con buôn toan tính thiệt hơn. Ngài phải biết ngài là ai, biết được ngài rồi tự khắc biết ta phải làm gì!

- lại là ai, là ai, Trăm năm ta cũng chết rồi, có là ai cũng chẳng còn được việc gì nữa!

- Đã biết trăm năm ngắn ngủi, Đến mình là ai chẳng biết thì làm gì cũng chỉ là chạy loạn. Lợi thì ít mà họa thì nhiều.

- Tôn giả không mở lòng từ bi dạy bảo được sao?

- Ngài là ai? Giả dụ tôi nói mà ngài làm theo thì ngài là tôi tớ chịu sai bảo. Người như vậy không thể là vua. Ngài là ai?

- Vậy tôn giả là ai?

- Lão không phải Vua cũng không phải tôn giả

- Vậy lão là ai?

- Ngài biết lão là ai không?

- Không!

- Ngài không biết ngài là ai cũng không biết lão ai, vậy lặn lội đến đây làm gi?

_ _ _ _ _

Nhà Vua đến gặp ẩn sĩ

- Ngài là ẩn sĩ Phương uyên

- Vâng! Người ta gọi lão như vậy! Lão cũng không biết nữa! Ngài là ai?

- Lại là ai! Ta là vua, ngươi là thần dân của ta!

Ẩn sĩ liền thi lễ, vua cho ngồi và hỏi:

- Hiện dân đang đói khổ rồi trộm cướp khắp nơi và bọn phiếm loạn gây loạn lạc khắp nơi, ta đến tìm ẩn sĩ để hỏi kế sách chăn dân trị nước.

- Vậy xin hỏi nhà vua, họ vốn là trộm là cướp bẩm sinh hay từ đâu mà ra? Nếu bẩm sinh đã là trộm cướp thì làm gì có kế sách. Bọn phiếm loạn cũng lại như vậy! Quan binh đánh, dân sẽ sát cánh trừ nhọc chi đến nhà vua

- À à! Họ từ dân mà ra, chứ bẩm sinh xưa nay trộm cướp đạo đặc cũng ít.

- Nhà Vua nói lạ! Dân sao lại là trộm cướp? Lời nói trước sau lão không hiểu! Nếu dân là trộm cướp thì diệt hết, có điều không dân thì còn ai là Vua

- À à! Bọn kẻ sĩ trong nước nói “dân cùng thì nước loạn”,  “dân giàu thì nước mạnh” cũng chỉ vua quan bòn vét của cải, sưu cao thuế nặng, đặt ra trăm ngàn luật lệ phạt vạ cướp bóc của cả, lại còn cướp đất cướp nhà theo luật “đất đai thuộc sở hữu nhà vua” nên dân cùng, dân làm loạn. Chính vì vậy ta mới đến đây hỏi kế sách.

- Nhưng kẻ sĩ trong thiên hạ nói vậy đúng hay sai?

- À à! Kể cũng đúng. Nhưng kế sách là gì?

- Vậy ra kẻ sĩ nói đúng, vua quan cai trị dân nước bằng nhà tù bằng gươm giáo, quan lại thũng nhiễu hại dân là nguyên nhân. Đúng không?

- Đúng! Nhưng ta hỏi ẩn sĩ về kế sách

- Xin hỏi nhà vua, kẻ sĩ và hiền sĩ trong thiên hạ có kế sách gì?

- Họ nói Vua phải chấm dứt hà khắc, dùng pháp luật công bình mà xử trị các quan, trả đất cho dân và khoan nhẫn cho dân để dân ấm no sau là giàu có. Vua phải thuận theo lòng dân … nói chung là dân giàu trước vua quan. Cái đó mà là kế sách. Chẳng phải sụp đổ cả ngai vàng sao?Con nghe cha mẹ, dân phải theo mệnh vua, chứ vua mà đói rách dân lại giàu thì là đạo lý gì!

- Vậy xin hỏi nhà vua, dân cần đất hay quan lại cần đất? Quan chẳng canh tác mà dân mới là người canh tác, trả đất cho dân đó là đúng. Sao bảo đất của nhà vua để làm điều ngược ngạo? Cúi xin hỏi vua, vua có cày cấy không?

Lại xin hỏi nhà Vua, xây nhiều nhà tù, cần nhiều bọn sai nha đàn áp hãm hại dân là đất nước thịnh hay suy, Nếu là thịnh trị thì cứ làm, nếu là suy thì luật sao lại hà khắc tàn bạo?

Lại xin hỏi nhà Vua, các quan bổ bổn phận mình, cướp bóc trắng trợn của cải dân làm giàu, mà của cải trong nước từ hạt gạo cọng rau ở đâu ra? Kẻ làm ra lại nghèo túng đói khổ, bệnh không tiền thang thuốc thì dân khen nhà vua hay oán nhà vua?

Lại xin hỏi nhà vua, trăm năm trước trừ giặc ngoại xâm có phải chỉ có thái tổ một mình giết vạn quân giặc hay chính muôn dân đầu quân đánh giặc. Muôn vạn dân đó quen biết Thái tổ không? Không biết! làm gì có việc Thái tổ quen biết muôn vạn dân, rõ ràng thái tổ phất cờ đuổi giặc thì dân theo chứ nào đâu có tâm ý “tôn Thái tổ” làm vua? Thái Tổ băng hà sông núi quê hương vẫn còn, rõ lý dân mới chủ, có dân mới có vua, dân là gốc vua là ngọn. Ngọn theo gốc là thuận sao lại bảo gốc phải theo ngọn.

Lời kẻ sĩ trong thiên hạ xin Vua lắng nghe!

- Tưởng ẩn sĩ có cao kiến lại hóa ra cũng như những kẻ sĩ tầm thường trong thiên hạ.

- Không giống!

- Khác lại chỗ nào?

- Khác ở chố kẻ sĩ và hiền sĩ khản cổ nói mà nhà Vua nghe mà không theo, còn nhà Vua phải đi hỏi ẩn sĩ, mà ẩn sĩ thì chẳng nói.

- Lão ẩn sĩ nói nảy giờ sao bảo không nói!

- lão nảy giờ chỉ nói lại ý của kẻ sĩ trong thiên hạ, nào phải ý lão

- Hay lắm! Phải vậy chứ! Lão nói ý lão đi, ta muốn nghe!

- Xong!

- Xong cái gì!

- Lão nói hết lời của lão rồi!

_ _ _ _ _

Nhà Vua nhìn và thấy không hài lòng, lão Gàn ăn mặc lôi thôi, tóc rối bù và chẳng buồn nhìn khách y hệt chẳng hay chẳng biết.

- Phải lão là lão Gàn chăng?

- Phải! Nhưng ngài là ai?

- Lại là ai! Sao cứ là ai! À à ta là vua!

- Chết chắc rồi!

- Sao lại như vậy!

- Gặp vua mà nhìn là bất kính, không nhìn là bất kính. Chẳng chết là gì!

- Không ta không giết lão! Chỉ đến hỏi lão thôi!

- Chết chắc rồi!

- sao lại nói vậy!

- Nói mà vua nghe tức bị giết vì dân mà dạy nhà vua, nói vua không nghe, trái ý chẳng chết là gì. Không nói cũng chết! Đằng nào cũng chết!

- ta miễn cho chết lão không phải lo. Chỉ cần lão trả lời với hết lòng thành và khả năng trí tuệ của mình!

- Đã miễn chết! Sao lão phải nói!

- À à! Không nói thì chết!

- Vua sao lại hai lời! Lão chết chắc rồi!

- Đã bảo nói là không chết! Không nói là chết, nghe chưa?

- A! Lão nói nhé! Xưa có một thằng gàn, rất gàn, ai nói phải giúp nó, nó chẳng nghe! Nhưng người ta xúi dại để nó gặp nạn lúc đó nó mới chịu nghe lời phải. Xưa lại có một con lừa, chất đồ nhẹ bảo nó kéo nó không nghe, người ta chất tiếp đồ lên thêm nặng, nó mới hoảng sợ mà chạy kéo theo đồ. Xưa có một ngựa lì lợm, bảo nó đi nó không đi đợi người ta thúc đinh sắt vào hông, lấy roi mà khua nó mới chịu đi. Xưa có một con heo, khi con trâu kéo cày, con bò kéo xe, con ngựa để cưỡi, con chó giữ nhà thì nó không chịu làm gì cả, đầu óc ngu muội u mê cứ ăn rồi ngủ. Đến một ngày lễ người ta phải giết thịt liền đem no ra làm thịt. Ngày xưa có một con quạ.

- Dừng lại! stop here! Ta chưa hỏi sao nói huyên thuyên!

- Nhà vua bảo nói thì không chết nên lão nói! Vua đã nghe và bảo ngừng! vậy xong. Tôi đi ngủ!

- Điên thiệt! Từ bé đến lớn đây là làn đầu tiên ta gặp thứ gì đâu. Chẳng biết tôn kính vâng lời mà nói cái đẩu cái đâu làm loạn lên hết cả! ta hỏi thì trả lời! Khi nào ta không hỏi nữa mới xong.

- Vậy không nghe chuyện xưa à!

- Không! Nghe ta hỏi đây!

Vua cũng nhắc lại y như hỏi lão hành giả già và ẩn sĩ.

- Nhà Vua từng hỏi ai điều này chưa? Vua bất hí ngôn

- À à! Ta co hỏi lão hành giả và ẩn sĩ!

-Vây họ nói thế nào!

Nhà vua bèn kể lại! Lão gàn kêu lên:

- Bậy! quá bậy! Sao lại như vậy! Không được! phải khác chứ!

Nhà vua mừng rỡ:

- Vậy lão cho ta kế sách đi!

- Nhà Vua cần tăng thêm thuế! Quan lại cần cướp đất dân rồi cho người nông dân khác thuê để lấy thêm bạc và chia phần nhiều cho quan, quan gởi về triều, xưa 1 người dân cày một mẫu thì họ không đủ ăn, con hẹ chết đói nên họ thuê 2 mẫu. hai mẫu đó thì tha hồ từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà, cả nhà dân đói lòi hai con mắt thì chúng có còn nghĩ đến gì khác ngoài miếng cơm manh áo không? Chúng còn nghe ai nói gì đến viẹc khác không? Thời gian làm còn không đủ lấy đâu tụ họp làm phản. Chúng nghèo chúng có cho con đi học chữ không? Không! Chúng dốt nát thì chúng hiểu cái mẹ gì đạo lý, chúng sẽ nhanh chóng ngã lăn ra chết vì kiệt sức vậy là quỷ đất vốn ít nay lại thành nhiều!

Bọn phiến loạn còn có của dân đâu mà cướp, chúng đói lời hai lỗ tai nên sẽ thí mạng. Giết và bắt nhốt lại. Nhốt lại càng nhiều dân thấy khả năng cầm tù của nhà vua là vô hạn nên sợ không mưu phản. Cần xây nhiều nhà tù thật nhiều vào.

Dân không đất thì nhà vua cho xây cung điện lâu đài tha hồ nhân công rẻ thúi. Dân dốt dân đói, dân sợ bảo gì chẳng nghe. Thật là chấm dứt loạn lạc. Chỉ cần có 1 điều nhà vua và bách quan phải đêm ngày cầu cầu nguyện nhưng đừng cầu xin ở Trời Phật!

- Sao lại như vậy! Cầu nguyện xin điều gì!

- Xin giặc ngoại xâm đừng xâm lược. Dân mà dốt mà đói rách bệnh tật và chẳng còn biết đạo lý là gì! Chúng sẽ lãnh cảm sống chẳng biết đến ai khác. Chúng chẳng biết cái mẹ gì hết. Lúc đó, thua là chắc.

- Sao lão bảo ta đừng cầu xin trời Phật? Cầu xin ai?

- Cầu xin ai thì lão không biết, chứ lão biết đâu có Trời Phật nào chấp nhận lời cầu xin của nhà Vua!

Chỉ cần may mắn giặc đừng nhân lúc trong nước dân khổ, dân chẳng còn yêu kính nhà vua  mà đánh là OK salem! Còn chúng xâm lược thì đất nước sẽ còn nhưng ngai vàng nhà vua mất!





_ _ _ _ _

Lời bàn của gã Ngớ

1) Nếu tâm thiện thì việc làm luôn thiện, nếu ác tâm thì chỉ có việc ác. Kẻ ác mù quáng vì danh lợi sẽ luôn lừa dối. Phải biết chính mình.

Vua đến với tâm vua thì chỉ vì lợi ích nhà vua, vua đến với lòng vì đồng bào thì lợi ích cho đồng bào vậy!

Thiện tâm là thuận với chính mình bất kể là ai! Vì lợi bỏ mất thiện tâm. Mất tâm thì thân cũng bị diệt vong!

2) Kẻ sĩ nói điều mà vua quan mê muội vì quyền lợi hư danh không biết, nghe rồi biết mà không theo!

Ẩn sĩ chỉ nói lại điều vua đã biết nên gọi là đã xong, mà thực chất vẫn là không nói điều gì mới mẻ.

3) Kẻ ương bướng cố chấp làm điều bạo ngược. Trái lòng dân thì cái thế tự diệt đã rõ rồi vậy! Lắm khi nói phải không suy nghĩ và không nghe theo, còn bảo đâm đầu vào chỗ chết rõ ràng may ra mới chịu suy nghĩ lại.

3 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Ngắn gọn! Đầy đủ! TT bái phục cách diễn đạt của Ong.
      Phụ nữ có cá tính mạnh mẽ như Ong rất ít. Luôn vui khỏe và tự tin Ong nhé!

      Xóa
  2. Ui chao ơi.......lúc nào Ong hứng chí mà chẳng lắm lời, còn cái tội ham đọc nữa......nhưng bài này quá nhiều vấn đề lớn mà Ong thì đang bận nên túm lại thế.

    Trả lờiXóa