Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Phán quan và nhân tâm (phần cuối)



Mỗi người tái hiện một nhánh phim đời, trong đó họ là trung tâm còn người khác chỉ như một vật, một cảnh, một mối quan hệ mà thôi. Vẫn là vậy, người bị ong đốt sống trọn với cảm giác nhức buốt chẳng biết cái đau của người khác lâm nạn. Chính cái ta đó! Khiến con người dễ dàng quay lưng lại với mọi người. Bệnh dịch giết hàng loạt, người sống sót sẽ khóc thương cho người thân rồi cũng nguôi ngoai, nhưng người sống sẽ mãi đau nổi đau của người thân chết trẻ và càng không nguôi nếu chết oan ức.
Chiến tranh là tai hoạ lớn nhất của nhân loại, nhưng luôn luôn có bọn cơ hội dựa vào chết chóc điêu tàn để chúng trục lợi sau cuộc chiến. Trên tiếng khóc than âm thầm tức tưởi của triệu con người chúng cười vang “chiến thắng” “anh hùng” và bắt đầu cho cuộc sống quyền lực giàu sang và buộc muôn người tung hô vạn tuế. Chúng hướng mọi người nhìn theo góc cạnh để chấp nhận chúng, chúng tô điểm thêu dệt, chúng bịa đặt những điều dối trá về một con người trần tục thô bỉ thành một thánh nhân. Cuối cùng cái tên của con người này đứng trên cả hai từ đồng bào.
- Những người lính chết trận, những người tàn tật trở về với cuộc sống con dân trăm phần khó khăn hơn, tuổi đời đẹp nhất bị cướp mất đó! Tương lai là đời sống buồn bả chịu thiệt thòi hèn kém. Tôi hỏi cả hai ông hãy lấy lòng người mà trả lời, công lao họ lớn nhỏ?
- ….
Im lặng hồi lâu vẫn không có câu trả lời, gã hiểu và gã chỉ cần có vậy. Ít nhất cả hai biết câm miệng lại vì tận đáy vực sâu bị chôn vùi cái nhân tính trong họ đã thức giấc trong mù mờ đen tối.
- Người thân được nhận một tờ giấy “gia đình liệt sĩ” có nuôi được vợ con của họ không và có đắp đổi được lấy nổi đau của cha mẹ vĩnh viễn nhớ thương con mình không? Đồng lương một tháng cho thương phế binh có bằng tiền cho một bửa ăn sáng của gia đình các ông hay không? Và cả ước mơ hoài bảo cuộc đời họ đã bị chôn vùi lấy gì đền trả? Tôi lại hỏi các ông trong chiến tranh điêu tàn nghèo khổ cùng cực, tất cả của cải xã hội ai làm ra để phục vụ cho chiến tranh, Nếu không có đồng bào thì các ông sống bằng gì? Cuộc chiến là do các ông hay do tất cả đồng bào cùng góp sức?
- Dĩ nhiên, tất cả đồng bào cùng góp sức.
- Vậy công lao của họ lớn nhỏ khi bản thân họ chịu đói nghèo bệnh tật không được chăm sóc tốt và phải vượt qua trong khi tiền tuyến phải đủ ăn đủ thuốc mà đánh trận? Lúa gạo đến cả tư trang dù là di vật của tiền nhân ít ỏi họ cũng góp cho kháng chiến. Công lao của họ lớn nhỏ mà đâu chỉ một đôi ngày? Đó là tôi chưa nói đến trẻ con trong thời chiến chúng thiếu ăn và bé thơ sống bằng nước cháo và hàng triệu người chết đói mà các ông bất lực đứng nhìn trong khi vẫn phải thu lúa gạo nuôi quân.
- . . . (hai lão cũng đủ trí trá để không sa lầy vào chủ đề mà chúng đã chôn vùi nó để thiết lập tầng lớp cai trị của chúng)
- Sau chiến tranh thì sao. Các ông kêu gào anh hùng chiến tích, các ông chỉ biết căm thù và tiếp tục dùng bạo lực. Đồng bào có ai căm thù ai không? Ngay mẹ mất con trai có một giây một hoáng nào căm thù đẻ đòi tiêt hận không? Không! hoàn toàn không! Họ chỉ thắp nén nhang dâng với trời cao với Phật từ bi với Chúa lòng lành đã thôi chiến tranh tàn phá giết chóc. Họ mừng cho tất cả người mẹ người cha không còn phải mất con, vợ thôi mất chồng và những đứa trẻ tương lai có người cha chăm sóc yêu thương chúng. Căm thù? Nếu căm thù thì đồng bào căm thù hay đẻ cac ông đại diện căm thù thay. Tôi hỏi đó là căm thù hay chứng tỏ quyền lực của người chiến thắng mà các ông hô hào gieo vào lòng muôn triệu người thấy cái “tội ác” và để chứng minh sự tồn tại một quyền lực HỢP PHÁP CHÍNH ĐÁNG của các ông?
- chúng tôi lãnh đạo cuộc chiến được nhân dân ủng hộ và thắng vậy chúng tôi nắm quyền điều hành đất nước.
- Hai điều, một là hợp lẽ một là không thỏa đáng.

Thứ nhất, đồng bào đi theo vì là dành nền tự trị cho dân tộc thoát kiếp nô lệ, hai là người dân được quyền làm chủ đất nước không chịu kiếp nô dịch. Nếu các ông không dương cờ “vì dân vì nước” thì ai theo? Nhưng đánh đổ chế độ phong kiến để các ông lại “nắm quyền lực thống trị” vẫn là “chế độ phong kiến trá hình” vì các ông tước đoạt quyền làm chủ của người dân bằng các thủ đoạn chính trị. Dân được đi bầu mà chỉ được bầu những người do các ông đưa ra ứng cử.
- Chúng tôi chỉ đưa ra những người tài đức.
- Tài thì có thể nhưng thực tế thì có lẽ ngược lại quá nhiều. Đức thì là đạo đức nào? Tôi không bàn đến. Tôi hỏi lại dân chỉ được bầu những người do các ông đưa ra, điều đó hợp lẽ sao?
- . . .
- Tất cả đồng bào ủng hộ chế độ do các ông chọn lựa phải không?
- Dĩ nhiên, đồng bào ủng hộ cuộc chiến do chúng tôi lãnh đạo thì sẽ đồng tình chế độ do chúng tôi chọn, không lẽ đi theo hướng của giặc thù!
- Nguỵ biện! Dân theo các ông chống ngoại xâm dành nền tự trị chứ HOÀN TOÀN KHÔNG ĐỒNG NGHĨA ĐỒNG TÌNH CHỌN CHẾ ĐỘ DO CÁC ÔNG CHỌN LỰA, có NGƯỜI DÂN NÀO TỪ BỎ QUYỀN LÀM CON NGƯỜI, QUYỀN LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC MÌNH để chỉ biết cúi đầu trước một quyền lực thống trị.Tước bỏ nhân quyền là tước bỏ quyền người dân thật sự làm chủ đất nước.
- . . .
- sau chiến tranh đồng bào trong nghèo khổ, ai là người bỏ sức ra gầy dựng lại trên tro tàn đổ nát? Ai? Các ông hay đồng bào? Các ông có ai từng bỏ công sức ra không hay ngay lập tức đã sống đời cơm no áo ấm, bao nhiêu năm dân vẫn nghèo nào, tương lai chỉ có hai chữ “hy vọng” trong vô vọng và các ông thì giàu nứt đố đổ vách? Ai làm ra của cải cho xã hội? Nghĩa vụ làm ra của cải cho xã hội để đất nước giàu có quan trọng hay “nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước” để các ông thu vén. Cái nào quan trọng hơn?
- Nhà nước nhận trọng trách lãnh đạo đất nước để đất nước đi lên … chúng tôi lương hành chính thấp lắm.
- Thà các ông đừng “vì dân vì nước” mà chỉ làm theo bổn phận, đi làm và lảnh lương thì đâu đến nổi. Hợp tác xã, xí nghiệp quốc doanh đưa đến nghèo khó cùng cực. Bao nhiêu nước mà chế độ chuyên chính thống trị sụp đổ? Ba lan, Nga, Tiệp khắc… Các ông  phải thừa nhận và trả lại nền kinh tế tự do mà các ông đặt tên là “kinh tế thị trường”. Đồng bào nô nức làm ăn, của cải làm giàu cho đất nước, nhưng phải chi các ông đừng bao giờ “vì dân vì nước” thì tốt biết bao, bao nhiêu thuế bao nhiêu khuất tất khó khăn đã làm trì trệ phát triển, các ông thay vì để dân làm ăn yên ổn các ông nhũng nhiễu tham lạm nào để ai yên và các ông giàu đã giàu lại càng giàu hơn. Rồi kẻ tham nhũng lại cứ đi học đi hợp đi báo cáo kêu gào “chống tham nhũng”. Anh Đoàn Văn Vươn người lam lũ xã thân vì đất đang ở đâu? Đang ở tù! Những Đoàn Văn Vươn trên khắp đất nước lam lũ yêu đất giờ ra sao? Họ bị cưỡng chế hết đất rồi! Các ông cướp đất để làm gì khi có bao giờ các ông bỏ một chút sức ra cày cuốc.  Các ông có hiểu “yêu đất” là sao không? Hay chỉ biết nó là nguyên vật liệu làm ra sản phẩm. Thằng ngu dốt triết học chỉ biết nguyên vật liệu và sản phẩm nó có bao giờ hiểu “yêu đất” là như thế nào đâu. Tình yêu đó lũ chúng nó không bao giờ hiểu, nó chỉ biết đó là tài sản có giá trị.

Tôi hỏi ông? Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, toàn dân đó là đứa nào? Hay thực chất là trò trí trá lấp lững để vẫn là đất của nhà vua. Tươc đoạt quyền sở hữu của nông dân để tha hồ cưỡng chế cướp bóc. Nếu ngăn địa chủ thì ban luật “mỗi người chỉ được sở hữu một hai mẫu” thì làm gì có địa chủ sở hữu chục ngàn, trăm ngàn mẫu ruộng. Nhưng các ông lại chính là “chủ sở hữu” thật sự núp sau cái danh từ rỗng “sở hữu toàn dân”. Tôi hỏi khi ông cùng những người lính “chỉ biết thi hành nhiệm vụ” dùng vũ lực cưỡng chế nhà đất của dân là đúng hay sai?
- Nhưng đó là luật!
- Kẻ nhắm mắt chỉ biết luật mà chẳng cần biết đến lý, chẳng cần biết đến đồng bào mà đàn áp lại là công, vâng lệnh Tần Thuỷ Hoàng, y theo pháp luật chôn sống học trò, tiếp tay dùng bạo lực bắt dân xây A phòng, trường thanh vạn lý là công ư? công ấy lớn nhỏ?
- Đừng có miệng lưỡi phủ nhận tất cả công lao của chúng tôi? Không có pháp luật thì loạn!
- Vậy công lao của các ông cùng công lao của tất cả đồng bào việt nam, công lao thật sự thuộc về ai? Đồng bào mất cha, mất chồng, mất con chịu cả đời lao nhọc vất vã và các ông công lao so sánh ra sao?
- Chúng tôi cũng thuộc về đồng bào, chúng tôi vì nhân dân đó thôi!
- Sai rồi! Các ông đã tách rời khỏi đồng bào ngay từ ban đầu đã trở thành kẻ năm quyền lực thống trị, giàu có luôn làm người ta lớn hơn chính mình, có quyền lực thống trị chẳng ai thoát bệnh tự cho mình đứng trên kẻ khác. Các ông tầng lớp kẻ thống trị đứng trên pháp luật vì tước bỏ nhân quyền của người dân, đồng bào là tầng lớp bị trị. Tôi hỏi lại công lao thật sự là ai? Công của các ông là công lao dành cho đất nước Việt nam hay chỉ là công lao của từng cá nhân đóng góp cho nhóm người lãnh đạo nắm quyền lực thống trị?
- . . .
- Trả lời đi! Các ông sang giàu và gây bao điều oan khuất cho dân vì đồng tiền nhờ quyền lực thống trị. Với nhân tâm đó là công gì?
- . . .
- Công các ông to bằng trời! Con cái dốt thi vẫn đậu, hè nhau cho con đi du học và sống đời vương giả. Ghế lại chia nhau, bộ máy nhà nước khổng lồ. Dân bất an nên lực lượng an ninh xã hội nổi và chìm nhiều quá nhiều. Đến cảnh sát giao thông thay vì đứng gã tư điều hành xe cộ tránh ùn tắt chỉ thường chỉ thấy đứng ở hè đường chận hỏi người trái luật và kiếm ăn, nạn hành hung dân phổ biến giờ lại cho phép “bắn giết dân chống người thi hành công vụ”. Các ông còn trấn áp bắt bớ thêm bao nhiêu người dân nữa vì hai chữ “chống Trung quốc lấn đất cướp đảo cướp giết ngư dân” và “đấu tranh đòi nhân quyền” để được “XÃ HỘI AN NINH”.

Nếu nhân quyền là sai thì CHÍNH PHỦ HÃY CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ NHÂN QUYỀN LÀ TỘI ÁC, CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÀ TỘI ÁC, thì khi đó chẳng có dân biểu tình nữa, khỏi mất công các ông bắt bớ bỏ tù. Còn nếu nó đã không sai thì bắt bớ đàn áp để có cái “AN NINH TỔ QUỐC” hư dối chẳng giải quyết được gì mà mầm chống đối càng lớn hơn mà thôi.
- Nhưng dân phải tin vào chính quyền chứ!
- Niềm tin không thể cho không. Niềm tin chỉ dành cho người xứng đáng. Vốn đã chưa tin thì thực tế lại cho thấy càng không có lý do để tin. Đòi hỏi dân tin là điều ngu ngốc. Buồn cười cho câu “làm mất lòng dân vào …” Có tin đâu mà mất! Tôi hỏi lại làm ơn trả lời! Công các ông to lớn cở nào? Công đó dành cho ai? Chứ công lao đó đồng bào mà phải nhớ ơn thì đúng là buồn cười.
- Không thể như vậy được! Tôi chưa nghĩ ra nhưng phải có chứ! Không thể như vậy được. Mày ăn nói điêu ngoa biến công thành tội. Phải có công với đồng bào chứ!
- Vậy công đồng bào việt nam sao các ông không biết?
- Thật là trí trá điêu ngoa, sao lại như vậy được.
Phán quan ra hiệu im lặng. Thời gian trôi đi trong tĩnh lặng. Cơ hồ quá lâu cho mọi cảm xúc lắng xuống, người người sắp xếp lại ý tưởng. Phán quan lên tiếng bằng giọng nói trầm buồn:
- Ta đã nói, đừng chọn gã Ngớ vì hắn cũng là một người dân, đã là người dân khó tránh ác cảm với bất công, với quan lại vua chúa. Công các ngươi chẳng cần nói mà vẫn tỏ với luật trời. yêu nước thì tất cả đồng bào đều yêu nước, đâu chỉ có riêng ai! Dành trọn đời yêu nước lo cho đất nước cũng lại như vậy! HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI CHỈ RIÊNG AI, người nông dân yêu đất như yêu chính bản thân mình, căm cụi lao nhọc chính là trọn vẹn cả đời vì nước vì dân, TUYÊN DƯƠNG MỘT NHÓM NGƯỜI, TÔN VINH MỘT NGƯỜI LÀ CHÔN VÙI CẢ MỘT DÂN TỘC. người cha người mẹ chăm sóc dạy dỗ con cái đã trọn vẹn thuận thiên đạo, đúng nhân tâm. NHƯNG KHÔNG DÙNG CHỮ CÔNG LAO. Công lao là thủ đoạn để hợp thức hoá cho lợi ích một nhóm người. Chỉ vì tư lợi mà tham nhũng, chỉ vì có quyền thống trị mà hãm hại người. Chỉ cần học hai chữ “yêu thương” thì con người từ bỏ “quyền lực thống trị”, tham là tính cố hữu nhưng biết yêu thương thì biết san sẻ có đâu cướp của người! Sống thế gian khó quá trăm năm mà gây tội ác, con cái hư hỏng độc ác cũng vì cha giàu có quyền lực sao không thấy vậy mà vẫn cố chấp ương bướng gây điều nghiệp tội. Lòng dân là lòng trời, dân bất bình, dân ghét nhưng dân không thù hận. Trời cũng lại như vậy! Cửa phán quan không kết án ai cả, chỉ nêu rõ điều trái quấy. Còn lại nhân quả cho đến địa ngục là do người tự chọn tự tạo mà rước lấy nhọc nhằn. Đạo Phật có câu “quay đầu là bờ” chính là đạo trời. Hai ông hôm nay gông xiềng tự mang đó là gông xiềng tham lam độc đoán nào phải gông xiềng trả thù trừng phạt. Gông xiềng đó đã khoá đời các ông ngay từ ở dương gian, các ông đã vui với gông xiềng quyền lực thống trị và giàu sang sao lại khó chịu về nó khi ở điện Diêm la. Đừng tranh cường, đừng tranh lấy được. Hãy nhìn hãy nghĩ về trăm triệu đồng bào Việt nam, các ông mở lòng là mở cửa để có đường đi rộng rãi an bình. Không thì chỉ có bước đường cùng. Các ông được thai nghén chính là tình yêu cha me dành cho nhau, các ông ra đời được chăm sóc nuôi dưỡng cũng từ tình yêu ông bà cha mẹ dành cho. Đến cuối đời các ông cũng chỉ cần có người thân yêu thương bên cạnh nào cần an ngon mặc đẹp hay vạn tiếng tung hô. ĐÃ ĐẾN ĐÂY NƠI CỬA MÔN QUAN SINH TỬ TA DẠY LẠI CHO CÁC ÔNG HAI CHỮ YÊU THƯƠNG.
…. Gông xiềng trên cha con ông Cống Hiến biến mất, trên vầng trán cao lúc nài giờ hẹplại, vác nghiên xéo về sau như trán khỉ và xuất hiện một dấu ấn đoạ đày, đôi mắt mờ đục hôn tối, miệng gầm gừ thay cho lời nói, lưng cong, bàn tay nắm chặt thành nắm đấm cho những giao tranh, gối lại quỳ như đứng trước quyền lực của kẻ mạnh hơn. Cả hai mang hình dạng như chính nghiệp thức của họ, hai tên quỷ tốt đi trước dẫn đường, bức vách đồng lạnh chợt có một cánh cửa mở ra con đường lầy lội tanh tưởi. Họ đi qua đó và cánh cửa khép lại. Phán quan, mặt như đá tạc trơ trơ không cảm xúc nhưng ánh mắt người long lanh như giọt nước mắt ứa ra và bị ngăn lại trước khi trào ra khỏi mi mắt. Lời nói trầm ấm của người lại vang lên:
- Giáo hoá tên vô tri vô cảm cướp của giết người dễ hơn muôn vạn lần với bất kỳ bọn người nào đã từng năm trong tay quyền lực thống trị Ngớ ạ! 18 thế giới địa ngục do họ tự chọn thật đáng sợ! Hiếm hoi lắm ta mới gặp lại một người từ đó đến đây để trở lại dương gian hay vào các cõi phúc.
- Cứu cánh là gì hởi người?
- Không luận cứu cánh chỉ bày phương tiện
- Phương tiện lắm đường
- Không! Chỉ có một phương tiện duy nhất dành cho mọi người, kể cả Thế Tôn!
- Xin được nghe!
- Yêu thương là phương tiện!

6 nhận xét:

  1. Bài này rồi có bị tác giả gỡ xuống như bài trước nữa không ta??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là không anh HN ơi! Vì là phần kết mà!
      Gần đây blogspot bị lỗi gì đó. Lúc không cho post bài lúc không cho chỉnh sửa.
      Anh luôn vui khoẻ nhé! Cứ hăng hái sống và sống thật sống cho dù thế nào. Thà chìm đắm trong nổi đau còn hơn sống vô cảm.

      Xóa
  2. HN cũng nghĩ như bạn cũng muốn nói như bạn viết ở trên, TT đã nhắc rồi thì anh em mình cứ y vậy ha!

    Trả lờiXóa
  3. Yêu thương cũng nhiều cách lắm mà. Thương cho roi cho vọt - Ghét cho ngọt cho bùi.
    Bắt đầu bạc tóc Ong mới biết, mới sáng ra chút : thiện Pháp có thể là bất thiện Pháp và ngược lại Không có Chính Pháp của Thê Tôn soi sáng, đổi cả máu và nước mắt nhiều lúc tưởng đúng hoá oan gia, hỏng việc - khó lắm thay bác ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là Ong đã bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp thiệt rồi!
      Thiện pháp tùy duyên hướng người dứt tâm sinh tử là thiện pháp của Thế tôn. Vạn pháp của Thế tôn cũng là tùy duyên, tùy căn cơ... chứ đâu có thật pháp. Vạn pháp như huyễn.
      Khó là vì Ong phân biệt "tốt xấu". Ví Thế tôn như thầy thuốc chữa bệnh thế gian đâu phân người sang kẻ hèn..
      Pháp Thế tôn như mưa, cây lớn hưởng dụng nhiều cây bé hưởng dụng ít nào phân cây trái ngọt hay cây gai độc!
      Hiện muốn tìm 1 người cầu pháp cũng khó. Còn lại chỉ an phận trong giới luật để có chút phước điền, tránh cuộc đua tranh cơm áo và chưa kể quá đông bọn lưu manh mặc áo cà sa cầu danh trục lợi mặc tình phá hoại phật pháp.
      Yêu thương thật là cội nguồn Ong ơi! Nếu có dịp TT sẽ cho Ong thấy Trời vẫn răn dạy con người trong nhiều cơ cảnh mà chưa từng lìa hai chữ yêu thương. TT thường trách Trời già hẵn có lý do.

      Xóa