Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Khai bút 2015



Tết đến lăng nhăng dăm câu đối đỏ, nơi nơi thừa mứt kiệu rượu trà.
Xuân về chộn rộn mấy chậu mai vàng, chốn chốn đủ tương chao mắm muối.
Xưa không lo ông táo mất quần, một vợ hai chồng dòng đời trắc trở. Lá giong định khuông bánh chưng, nghĩa đất
Nay chẳng ngại lão ông thêm tuổi, hai chân một gậy lau sậy mong manh. Dây lạt bo nếp bánh tét, ơn trời
Tháng chạp ba mươi chúc quan thâm. Thêm tủ chứa chỉ đô la Mỹ. Cưỡng thêm đất, lệnh bắt thêm người. Cháu con nối nghiệp
Đầu năm mùng một cầu dân chúng. Bớt rau tẩm rặt hóa chất Tàu. Sanh bớt con, tai mang bớt nổi. nòi giống dứt dòng.
Cũng nhắc dân, bắt chước hủ tục Tàu, đuôi chồn đầu cáo, hổ nhục tiền nhân.
Đành khuyên bạn, giữ gìn thuần phong Việt, con lạc cháu hồng, tôn vinh tiên tổ.


_ _ _ _ _ _



Lỗi hẹn
Cùng chia trái cấm để ngàn sau
Lìa bỏ địa đàng trọn nổi đau
Tức tưởi mưa nguồn tuôn đáy mắt
Ủ ê mây trắng chắn ngang đầu
Về thuyền bóng nước trăng rơi lạnh
Đến bãi nhịp cầu nước chảy mau
Lỗi hẹn lai sinh đừng gặp gỡ.
Kiếp này ta đã bước qua nhau
 _ _ _ _ _ _


Chuyện ngụ ngôn: Phúc
Ngày tết mùng ba, thầy tu Cáo và quan Sói gặp nhau. Tuy cùng có họ hàng là chó như nhau cả, thế nhưng Cáo vẫn luôn đề phòng Sói vốn tính côn đồ hung bạo, Sói vẫn dè chừng Cáo trộm cắp thành nết. Nhưng là bà con hàng họ, cũng là chú bác con cháu của nhau cả nên tết mà lỡ giáp mặt không thể chẳng thăm hỏi chúc mừng, nhằm lúc no bụng hứng chí Cáo và Sói bèn tâm sự và câu chuyện dẫn về việc ai có phúc:
- Này bác Cáo ơi! Sói nhà tôi là phúc lắm bác ạ! Chỉ có chút cực cái thân thôi! Nhưng mà miễn sao lủ thỏ vẫn cứ là vào miệng sói.
- Sao bác Sói không động não một chút! Thế nào cũng ra kế khiến lủ thỏ tự nạp mình có hay hơn không? Bác phúc gì mà nhiều! Cứ phải chạy đuổi cắn xé và sủa loạn cả lên, chả trách người ta bảo lủ chó vốn có gốc bệnh dại, sủa cả cái bóng của mình. Bác Sói ơi! Nhìn mình đi, trên mình còn vương cả lông thỏ và rụng cả lông chó nữa kìa!
Biết Cáo chữi xéo mình, Sói chờ cơ hội trả đủa:
- Vậy còn bác! Bác Cáo phúc đức ra sao? Chứ thứ loắc choắc chỉ biết rình mò như Bác thì thật thảm thương lắm!
- Ậy! Bác Sói khỏi lo, cái mà tôi có bác không có là có óc đấy bác ạ!
- Bác có óc à! Vậy là phải tài ba lắm đây! Bác có óc mà vác cả tổ tiên mình ra mà chửi, y như bác chẳng có giống nòi vậy!
Cáo cười tươi:
- Cám ơn bác khen quá lời! Họ nhà Cáo chẳng những chửi tổ tiên mà nếu có lợi lộc đem tổ tiên ra mà bán luôn đấy bác ạ! Bác nhìn xem! Họ nhà cáo đâu có chạy lồng chạy điên dại rượt đuổi ai. Cứ nhẹ nhàng mà có ăn. Phúc nhà Cáo lớn lắm bác ạ! Bác lại xem nhé! Cái đống trứng gà tôi vớ được có là bạc tỷ đấy bác. Lại nữa! Bác không thấy tôi dạy dỗ được cả bọn gà, cả đám gà con điều “kẻ không giáo hóa được thì tiêu diệt
Cáo phá lên cười đắc ý:
- Bác Bác Sói xem, nhờ tôi mà lủ gà chúng nó đấm đá nhau túi bụi cả ngày đấy thôi! Chúng tranh nhau cả tiếng gáy mới thật là vui.
Sói càng bực tức trước thái độ đắc ý của Cáo:
- Bác Cáo nói hay lắm, thế mà cái đám thầy cáo trò chồn nhà bác tranh nhau như chó tranh xương. Thầy trò Cáo Chồn thật là đẹp mặt, cái bạc tỷ lừa đảo được của nhà Cáo Chồn nếu không nhờ Sói chúng tôi ra mặt khiến đám Chồn chịu thua thì bác Cáo có là ăn vỏ. Tôi nói cho bác hiểu, xưa nay vẫn có câu “có phúc làm quan, có gian làm giàu” quả là chí lý đúng với họ nhà Sói chúng tôi.
Cáo hả họng cười ha hả, dè chừng lui vài bước đề phòng Sói cắn trộm:
- “Có chí làm quan, có gan làm giàu” mới đúng quan Sói ạ!
- Bác quả là hủ lậu, chúng ta đã tiêu diệt chế độ Phong kiến của thằng Khổng Khâu rồi! Bây giờ cứ là “có phúc làm quan, có gian làm giàu” mới đúng. Bác xem, làm quan như tôi chỉ cần bạo lực và sủa là có ăn mà có khi được ăn cả hươu nai trâu bò nữa nhé! Chỉ tội họ nhà Cáo của bác chỉ vớ được gà vịt và mấy con chuột nhắt thôi! Kể cũng tội cho bác thật, vậy thà không có óc còn hơn có óc mà như bác. Nhưng nói đi nói phải nghĩ lại, tôi cũng phải phục bác Cáo thật sự. Cả rừng chửi việc Bác đem tổ tiên ra chửi, khoác áo tu hành mà dạy con nít “kẻ không giáo hóa được thì tiêu diệt”, cái đạo lý đến chó cũng không ngửi được (chó ngửi được cả cứt nên nếu đến chó mà không ngửi được thì là đỉnh cả của trí tuệ thúi). Vậy mà bác cứ nhơn nhơn, liêm sĩ, tự trọng và đến cả tự ái bác cũng chẳng còn, bác quả là tu hành sắp thành chánh quả “Các đảng âm binh”.
Cáo biết Sói lăng nhục mình, nhưng vốn dĩ họ nhà Cáo chẳng những tinh ranh và hèn hạ, nên với chúng xem lời sĩ nhục như khen ngợi và miệng lưỡi Cáo cũng không vừa:
- Còn tôi phải khen gợi Bác Sói mới được. Bác luôn nói về tổ tiên và tôi thấy bác nói đúng. Bác đúng là biểu tượng truyền thống “sủa” nhà chó! Sủa mèo, sủa thỏ, sủa cả gió lay, sủa cả cái bóng. hahahaha. Chưa kể cái tài cắn đến độ bác xứng danh với câu “cắn như chó”, hỗn như chó, điên như chó dại, vân vân và vân vân. hahaha
Chợt cả hai im bạt, một bác Gấu đi ngang. Cả Sói lẫn Cáo phải lùi trốn vào bụi rậm. Gấu ta khệnh khạng đưa mắt khinh bỉ nhìn vào bụi rậm, rồi dương dương tự đắc chậm rãi đi tiếp, không quên phun một bãi nước bọt. Cáo vốn có tài lẫn trốn nên không sợ gì Gấu liền trêu Gấu:
- Bác Sói biết không? Có quan đại sứ Lưu Gấu vừa đi sứ Đại Bàng về tai tiếng lắm!
- Bác muốn nói là tiếng tăm chứ gì! Mà đại sứ Tê Giác chứ ở đâu ra cái chuyện quái lạ đại sứ Gấu bao giờ!
- Không! Tai tiếng vì cả rừng cười ầm vì chuyện thật cứ như đùa ấy!
- Việc gì vậy bác Cáo! Kể tôi nghe với! sao tôi chưa biết!
- Chỉ cần quan bác bớt sủa bớt cắn thì nghe rừng thì thầm kể.
- Tôi mà không sủa không cắn làm sao làm quan! Kể tôi nghe đi!
Gấu nghe Cáo nói mánh mé chuyện mình nên đứng lại nghe. Cáo tằng hắng rồi kể:
- Nghe rừng kể lại có quan bác Lưu nào đó, khổ nổi họ nhà Gấu khó biết ai với ai, vì chúng gấu cả. Đã là Luu chắc cũng con cháu bọn Lưu Bang – Lưu Manh đây! Đi sứ thì theo lệ đại sứ 2 nước nói tiếng mẹ đẻ, mỗi bên có thông dịch viên thuộc hàng cự phách sẽ dịch giúp 2 bên hiểu nhau. Thế nhưng quan bác Gấu lại khoe mẽ, đi nói tiếng Ăng Ghen (ăng lê) mới chết mẹ quan đại sứ Đại Bàng chứ! Quan đại sứ Đại Bàng cứ là ngơ ngác tưởng mình nói chuyện với thằng ngọng nghịu bị té giếng, cứ phải “what? What? .. mãi
Sói ngơ ngác (y như viên đại sứ Đại Bàng) hỏi lại Cáo:
- what là cái gì?
- Thì what có nghĩa là cái gì?
- Vậy là sao?
- Quan bác Sói đúng là không có óc thật! Có nghĩa là đại sứ Đại Bàng cứ phải ngạc nhiên hỏi lại quan bác Gấu “nói cái gì?”
Đến đây thì Sói hiểu và cười lớn:
- Dốt hay đốt chữ!
- Đừng nó bậy! “dốt hay nói” hoặc “dốt hay nói chữ” chứ cái mẹ gì ai chết mà mà đốt với thiêu ở đây!
- Lại ngu! Bác Cáo nghĩ xem, dạy trẻ “dốt hay nói chữ” với “dốt hay đốt chữ” câu nào trẻ dễ nhớ hơn. Cứ nói nôm na là được. Mấy thằng ngu hơn chó chế ra từ “trẻ trâu” để chửi nhau rồi cả lủ cũng nói theo, đến vậy mà còn giúp “ngôn ngữ tiến bộ” chứ cứ dùng đúng từ đúng nghĩa thì còn chó gì là “đỉnh cao trí tuệ” nữa!
- Đúng là chó thật!
- Rồi sao nữa nữa bác Cáo?
- Thế rồi thông dịch viên của đại sứ Đại Bàng dùng ngôn ngữ “Tê Giác” nói thẳng vào mặt bác Gấu Lưu:
- Yêu cầu ngài dùng tiếng Tê Giác để thông dịch viên dịch, ngài gầm gừ ngôn ngữ Đại bàng chẳng ai hiểu mẹ gì hết!
Quan bác đại sứ Gấu nghe chẳng hiểu gì cả vì Gấu không phải Tê Giác cũng không biết tiếng Tê Giác nên ngơ ngác nhờ thông dịch viên Trâu dịch. Thì ra quan đại sứ chính hiệu Tê Giác bị tuyệt chủng, Gấu giả mạo đại sứ đi thay.
Đến đây thì Sói cũng phải bò ra mà cười:
- Chó chết thiệt! Chó thiệt! Xưa nay Tê Giác mới làm đại sứ, ai đời có gấu giả mạo đi thay, đã đi thay lại chẳng biết ngôn ngữ Tê Giác, càng nát tiếng Ăng Ghen (ăng lê), dốt hay đốt chữ. Nó không sợ người ta ỉa vào mõm gấu của nó à!
Đến đây thì Gấu hết chịu nổi, nó chạy sồng sộc nặng nề vào bụi, cả thầy tu Cáo và quan Sói liền chạy mất!


Phúc chốn rừng sâu
Ngụy biện rõ ràng lủ ác ôn
Rừng sâu oan khuất triệu linh hồn
Tự do hóa kiếp miền âm cảnh
Hạnh phúc ru đời cửa hậu môn
Truyền bá từ bi le lưỡi cáo
Thực thi công lý rít răng chồn
Cổ kim quyền lực nanh loài sói
Núi thẳm còn truyền chuyện ngụ ngôn

Thầy tu Cáo
Học theo đạo pháp kiểu ba Tàu
Bồ tát, tiên, thần cũng đánh nhau
Phật đến thiên cung coi gái múa
Quái vào ngọc điện đứng gieo cầu
Tổ tiên chết ráo! Tha hồ chữi
Thời thế đến rồi! Mặc sức câu
Giáo hóa không xong thì giết hết!
Gái tơ tiền của khó chia nhau!!!!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét