Ông lão hai tay chắp lại cung kính
rồi quỳ xuống lễ Thế tôn. Chẳng phải ông lão theo thế người đời, họ quỳ ông quỳ
theo, họ lễ lạy ông lê lạy theo.
Ông quỳ lễ với lòng thành kính. Không chỉ
giáo lý phật giáo được hàng tỷ người trên thế giới tín thọ qua ngàn năm mà vì
nơi Thế tôn có gì đó mà ở bên cạnh người ông chỉ biết ông khác hẵn, ông trở nên
tốt đẹp hơn. Khi ông quỳ xuống lại không hề mang cảm giác kẻ thấp bé trước
người tôn quý cao cả mà là người con trước đấng từ phụ.
- Thưa Thế tôn! Thật dễ mà cũng
thật khó. Dễ làm sao khi cứ theo mọi người vào chùa nghe nói về điều phải điều
thiện, rồi lễ lạy, rồi tụng niệm và về nhà ăn chay. Nhưng thật khó làm sao để
kiến tánh thành phật. Tu hành còn chẳng biết thật phải làm sao, làm hay không
làm đều trái. Nếu chỉ ôm thiện pháp thì tiếp nối sinh tử, dù được nghiệp báo
tốt lành thật khó thoát khỏi gây mầm ác. Xin Thế tôn cho con một lời.
- Ông hãy đến Tổ, kể lại. Ông ấy sẽ
vì ông mà nói!
Ông lão lễ lạy lui ra, ông lẩm bẩm
(hôm may Thế tôn chẳng nói “lầm lầm”).
_ _ _ _ _
Tổ thích thú nhìn ông lão sau khi
nghe kể lại.
- Tôi chẳng ngại nói với ông chỉ vì
ông chẳng tin nhận mà thôi!
- Con tin chứ! Nhưng Tổ làm con
sạch sành sanh có gì để nhận!
- Lành thay! Lành thay! Vậy ông đã
thông ý “chẳng có gì để học, để hiểu, để giữ”.
- Dạ! Còn lại một ý là tu ở nơi
tâm. Chẳng ở ngôn thuyết, chẳng ở sắc tướng bên ngoài như tượng phật, cho đến
giới hạnh giáo điều. Giới hạnh phải ở nguồn tâm.
- Tôi không thể nói tu hành là gồm
những cái gì được. Càng nói càng khiến người lầm lạc. Miễn cưỡng nói để người
thấu lý, lý đã thấu thì tự nơi mình đều phải. Như người mù thì đi đứng nằm ngồi
đều trong tăm tối, nói thiền nói đạo cũng vẫn mày mò trong bóng đêm. Thấu lý
như người hết bệnh mắt nhìn mọi vật rõ ràng, chẳng còn va vấp vậy.
- Nhưng con bị Tổ làm ngu rồi. Xin
Tổ từ từ cho uống thuốc, như bệnh chẳng thể uống một liều một lúc mà hết.
- Vậy ta sẽ ví dụ sẽ lần lượt cho
thuốc tùy bệnh vậy!
- OK! Nghe được đó.
- Thiện là pháp môn duy nhất. Bây
giờ tôi hỏi ông, nơi đỉnh cao kia có hồ nước lớn không bao giờ cạn và không ai
có thể dùng hết được. Nếu nó tràn thì gây lụt,trong khi người ta cần dẫn nước
về ruộng vườn vậy người ta làm sao?
- Người ta đào người ta đục để khơi
dòng nước chảy như đào kênh đào sông.
- Phải lắm! Nguồn tâm kia chính là
lòng đại từ đại bi của phật tâm, là trí huệ Phật. Nước kia vốn tự trong sạch.
Vào trần lao do vọng tưởng điên đảo chắn mất, thiện pháp như đào đục khơi
nguồn. Nhờ vào thiện pháp khơi nguồn cho một tánh thiên chơn, từng ngày dòng
nước trí huệ kia tự mở rộng thêm, vào lòng sông đi đến ruộng vườn cho người
trồng cây trồng lúa, nấu ăn tắm táp. Cho đến này ruộng vườn muôn loài cây cỏ
muôn thú được hưởng dụng không sót mất. Tôi lại hỏi ông. Đào đục khơi nguồn có
phải là nước không?
- Dạ không! Đào đất, đục đá khơi
nguồn không phải nước.
- Vậy chớ nhầm lẫn phương tiện
thành cứu cánh. Lại nữa! Như ngọn lửa đèn dầu nhỏ nhoi không soi sáng được mười
bước chân, ông nhóm vào đống rơm. Rơm cháy bừng soi sáng cả một vùng. Vậy công
dụng của mồi lửa và lửa từ đống rơm là một là hai tánh.
- Dạ! Chúng là lửa, lửa tất phát
sáng. Tánh sáng không hai.
- Lửa từ ngọn đèn nhóm qua đống
rơm, lửa đó có hư hao tổn thất không?
- Không! Lửa ở đèn vẫn vậy! Không
thêm cũng không giảm.
- Vậy lửa ở đống rơm có phải lửa
của ngọn đèn không?
- Cái này! Cái này! Nếu nói lửa
đống rơm của đèn sao lửa ở đèn không tốn giảm, lại tắt ngọn đèn (nguồn) thì lửa
đống rơm vẫn cháy. Nhưng rõ không có mồi lửa từ đèn thì chẳng có lửa ở đống
rơm. Tổ muốn chơi con hả?
- Vẫn chỉ là chẳng một chẳng hai.
Chớ khởi tưởng học hiểu mà thôi!
- Con xin lỗi Tổ. Chỉ cần sáng mắt,
chỉ cần sáng ở đường đi hay nấu cơm luộc rau. Vốn đã rõ ràng đâu cần mổ xẻ lửa ánh sáng!
- Chư Phật như ngọn đèn, nay châm
vào ngọn đèn chúng sanh. Chúng sanh phải tự sáng nơi tâm mình thì chư phật cùng
chúng sanh chẳng khác. Cần là cần chính mình sáng há ở lời, ở ý tôn vinh chư
phật, há ở ôm lấy pháp châm (ý ngôn). Đèn đã sáng dùng châm làm gì.
- Nhưng Tổ ơi! Vào đời sao tránh
khỏi lắm chuyện. Nếu dễ dàng dứt bở lòng trần thì đâu đến nổi. Đã vậy, phật
pháp lại chẳng cho đoạn, trừ, diệt, bỏ lấy thì làm thế nào?
- Vào đạo có lắm đường. Dù biết nói
thì chẳng hề dính dáng mảy tơ gì đến Phật pháp. Nhưng nếu như sư Đức Sơn thì
chỉ e phải là Toàn Khoát, Tuyết Phong mới có thể thừa đương.
- Phải vậy chứ! Chứ đến cửa từ mà
chỉ bị đánh bị đuổi ai chịu đời cho thấu.
- Người đời lìa dục vọng tham sân
thì dễ mà dứt cảm tính, dứt si lại không dễ. Tuốt lá chặt cành thì dễ mà nhổ
gốc thì khó. Cội nguồn của luân hồi sinh tử vốn ở thức. Vì thức ý vốn chẳng tự
yên lại do tâm vin theo cảnh liền sanh khởi vọng tưởng. Vọng tưởng không thể tự
dừng. Chúng sanh bớt ác nghiệp và tích thiện nghiệp thì dễ nhưng dứt nghiệp
thức thì khó. Mà thiện nghiệp dù dày khác nào mũi tên bay cao hết đà lại rơi.
- Các nơi và từ trước đều bảo tu
hành thiện nghiệp, nếu như Tổ nói lại thành vô nghĩa!
- Đúng như vậy! Phật pháp là chỗ
dụng khiến tâm tự dứt. Thiện ác pháp thảy do tâm duyên theo trần cảnh. Nếu còn
bị cảnh trói, nếu còn bị pháp trói vẫn là luân hồi sinh tử có gì dính dáng phật
tánh vốn thiên chơn.
- Vậy phật pháp là phương tiện giúp
người giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
- Phật pháp là phương tiện tu hành.
Nhưng nếu bảo giải thoát, tự tại, thoát khỏi luân hồi lại thành nói quá. Nếu
lại có ý tưởng này vĩnh kiếp mê mờ.
- Vậy Phật pháp không phải là giải
thoát, không tự tại sao Tổ?
- Đúng vậy! Trói buộc không thật
có. Thế giới kia chẳng trói chẳng mở chỉ bởi tâm duyên. Thế giới chẳng vì tâm
mà không mà có, có tánh không tánh, thiện ác, cao thấp mọi thứ đối đãi. Chỉ bởi
tâm mê mờ tự thành phải quấy. Ôm cảnh sanh vọng tưởng quay lại mê muội diệt
cảnh, ghìm tâm cho là phải. Đó là kẻ độn.
- Tới đây con ngu luôn!
- Nếu lìa trần cảnh, tôi hỏi ông
cái gì là ác.
- Lìa cảnh thì thế giới mất tiêu,
lấy cái gì mà có ác
- Ác đã không có ông nói cái gì là
thiện?
- Ác đã không thì thiện cũng không.
Nhưng mà Tổ có bị ngu không? Thế giới rõ ràng!
- Lành thay! Vậy tôi hỏi ông. Ông
cần diệt thế giới hay tâm ông tự bình an (thế giới kệ nó) cái nào có thể làm
được?
- Thế giới làm sao diệt trừ. Nếu
tâm bình an kệ cha thế giới dễ hơn.
- Đúng là như vậy! Một niệm chẳng
sanh vạn pháp không lỗi.
- Vậy tức là kệ tía thế giới! Nhưng
làm sao kệ được. Tư tưởng sinh khởi, rồi biến mất liên hồi kỳ tận làm sao trừ.
- Tánh của thức vốn tự lay động. 7
thức là chỗ diệu dụng của tâm, còn gọi là 7 vì cổ phật. Đem thức diệt thức thức
không thể thể diệt. Như nước kia tánh nó là trong, vọng khiến thành sóng mòi.
Sóng mòi chính là nước, chỉ cần nó yên thì thôi ai kêu diệt tướng sóng để thành
nước?
- Tổ đừng làm con ngu. Hãy chỉ con
phép tu nào thật cao siêu mà nói thì dễ hiểu dễ làm ấy!
- Vạn pháp bình đẳng làm gì có cao
có sâu. Chỉ cần tâm tự an.
- Tổ đừng giảng mà con từ ngu thành
khùng thì hổng ra cái gì!
- Cái gọi là vô minh đó là do tâm
chẳng tự yên theo 7 thức (tánh của thức là lay động) mà thành vọng tưởng. Chúng
sanh bỏ gốc ôm ngọn. Thay vì để tâm an thì 7 thức diệu dụng. Nhưng do nghiệp
thức quá nặng, chẳng thể tự dứt vọng động.
- Tổ thí dụ được không?
- Lấy cảnh làm thí dụ, so sanh thì
vẫn là ý ngôn. Nhưng cũng được. Người muốn chứng bổn tâm như chứng hư không. Do
chẳng thể nhận hư không vì sum la vạn tượng trong hư không, nên chỉ thấy vật mà
chẳng thể chứng nhập hư không. Cái sai lầm lớn nhất là thay vì trừ tâm vọng vốn
là gốc bệnh lại đi trừ tướng chỉ là biểu hiện của bệnh. Kẻ ngu trừ cảnh, diệt
hết vật, dựng lập hư không có tánh không thì đó chỉ là hệ quả của vật mà có. Hư
không và vật là hai đối lập phân biệt. Rốt lại vẫn chỉ ôm lấy tướng hư không mà
chẳng thể chứng nhập chính hư không.
- Hổng hiểu luôn! Tổ ví dụ cái khác
đi.
- Rồi! Tôi hỏi ông, vì sao người ta
đãi nhau thịt cá…
- Tại nó ngon.
- Từ cái ngon nên thích ăn, vì
thích ăn nên lạm sát đúng không?
- Cũng có thể nói như vậy. Vì thịt
cá có protein cao.
- OK! Vậy chỉ từ cái thích ngon nên
ông chọn ăn cơm rau hay cơm cá!
- Hầu hết ai cũng chọn cá thịt.
- Do sát sanh làm con vật bị đau
dớn và bị sát hại. Trái với lòng từ bi đúng không?
- Đúng
- Lòng từ bi từ đâu mà có? Phải
chăng từ ác tâm sanh, thiện tâm sanh? Hay từ đâu sanh?
- Theo con! Lòng từ bi là vốn có.
Nơi chư Trời Phật là lòng đại từ bi, nơi chúng sanh là cảm tính.
- Lành thay! Chính từ lòng từ bi
vốn có, do ác tâm thành ra thù ghét, buồn khổ. Lại do thiện tâm thành ra yêu
thương, vui vẻ.
- Ý Tổ nói chính vì cảm tính mà
hiện hữu là ưa thích, từ ưa thích sanh ra sát sanh. Cũng từ cảm tính mà hiện
hữu là yêu thương, từ yêu thương sanh ra thiện phát phóng sanh hay cứu giúp.
- Cũng có thể nói như vậy. Vậy tôi
hỏi ông? Thiện tâm hay ác tâm là tự có? là một là hai?
- Rõ ràng nếu chẳng bị duyên theo
cảnh thì lòng từ bi không thiện ác. Thiện ác từ nguồn từ bi nên chẳng nói hai,
nhưng tướng khác nhau nói một là là thành nói chơi.
- Lành thay! Nhưng ngay đó mà có
hiểu thì vẫn là mé thức. Ý ngôn đó vẫn là mê. Nhưng vì chúng sanh không thể tự
dứt nên đành trên mé thức đành miễn cưỡng phân biệt làm hai là thiện tâm và ác
tâm.
- Kệ mụ nội nó đi Tổ, con muốn học
về Thiện tâm.
- Cũng trên thức phân biệt lại có
thiện pháp và thiện tâm.
- Rồi! Hiểu luôn. Vậy là thiện tâm
mới chánh, còn thiện pháp là tà.
- Tạm nói như vậy! Nên thay vì tu
nơi tâm, quay lại truy cứu tư tâm người ta để thức lôi kéo thành cái học cái
hiểu cũng lại như vậy!
- Thôi Tổ đừng làm con ngu thêm
nữa! Nói về tu tâm đi!
- Thiện tâm là đối trị lại ác tâm,
dùng nó chữa ác tâm. Ác tâm dứt thì thiện tâm thành không, không đó viên mãn
gọi là tâm từ bi.
- Phải vậy chứ! Hèn gì phương tiện
nhiều đường. Từ tâm pháp mà phương tiện ra vạn pháp. Từ tâm kinh mà ra giáo
điển tam thừa!
- Lành thay!
- Khỏi cần lành! Tổ nói con phép tu
nào đó đi! Dễ dễ ấy nhá!
- Có một phép tu dễ ai cũng dùng nó
mà đến chư thánh cũng vẫn tu theo nó!
- Ngon cơm ngọt canh à nhe!
- Đó là niệm
- Niệm!
- Niệm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét