Nhà sư Vô thường đã lấy lại vẻ an nhiên, gã Ngớ nhìn và biết
chẳng thể nào biết về người khác qua cái lớp bề ngoài. Phán quan hẵn cũng chỉ
cảm nhận được mà thôi dù ngài có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác.
Phán quan nhìn gã Ngớ như muốn nói gì đó. Gã không chắc sẽ đi đến đâu, nhưng gã
sẽ cố nói ít lời cho xong việc của gã, còn việc của chính sư Vô thường là do
chính lão chứ nào ai giúp được. Gã chợt nhớ lúc bé gã có xem một tấm ảnh một
con khỉ sắp chết đuối, con khỉ nắm đầu nó để tự kéo mình lên. Hình cho thấy
“người ta không thể tự cứu mình”. Gã chợt cười một ví dụ phủ nhận chính mình.
Có lẽ đám tăng đang sống bám và trục lợi từ bá tánh nhờ vào “những bài thuyết
pháp” chính là con khỉ sắp chết đuối. Nhưng khác là AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG TRÊN BỜ!
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 4)
Lời lão Gàn:
Tạm gọi là sau khi đắc đạo Thế tôn dành trọn đời 49 năm để
kiến lập trước sau ba thừa và cuối đời ân cần căn dặn lại (đã nhắc nhở rất
nhiều lần) vạn pháp như huyễn, ngôn thuyết cùng Phật đạo chẳng hề dính dáng.
Chúng ta có một ghi nhận lịch sử là chỉ có Tổ Ca Diếp được
Thế Tôn chia đôi tòa cho ngồi, lấy y mà trùm và bảo : “Ta có Chánh pháp Nhãn
tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, nay trao lại
cho Ma-ha Ca-diếp” và một bài kệ cuối đời khi Thế tôn nhập diệt (chết là từ
dành cho mọi người, Tịch là dành cho các Thiện tri thức được thọ ký từ sau Tổ
Hụê Năng, nhập diệt là dành cho Phật, Tổ)
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 3)
Câu chuyện lão gàn: những nàng tiên trên đỉnh bồ đề
Ngày xưa, có 9 nàng tiên bé nhỏ, các nàng có đôi cánh thần
kỳ rất nhỏ, các nàng có thể bay lượn nhanh như ánh sáng, các nàng sống trên một
đỉnh núi mà các nàng chẳng bao giờ gọi tên.
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 2)
Câu chuyện lão gàn: Khoét thịt thành thương tích
_ _ _ _ _
_ _ _ _ _
Trước tiên ta có câu chuyện kể các ông nghe:
- Xưa xưa lắm có một bộ tộc chưa đến trăm người sinh sống
giữa rừng già. Họ sống hoang dã như con thú rừng, lượm trái cây, đào củ, hái
rau rừng, bẩy thú và bắt cá bằng ném ngọn lao. Họ sống không ở một nơi nhất
định, đến mùa mưa lũ họ lên triền núi làm chòi, và trái cây rau dại là thực
phẩm chính nên họ cũng như thú săn mồi không định cư một chỗ nhất định.
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Phán quan và nhà sư vô thường (phần 1)
Gã thường chẳng bao giờ nhìn sư sãi trên đời. Bởi lẽ đằng
sau miếng vải may thành áo mà người ta gọi là áo cà sa, kẻ mặc áo đó luôn được
mọi người vị nể bắt đầu bằng việc chắp 2 tay và mở đầu bằng hai từ “thưa thầy!”
cho dù phần đông bọn họ trẻ thì học hành biếng nhác, lớn chẳng muốn nhọc thân
lao nhọc chui ngay vào chùa tìm chỗ dung thân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)