Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Phán quan và nhà sư vô thường (phần 4)

Lời lão Gàn:


Tạm gọi là sau khi đắc đạo Thế tôn dành trọn đời 49 năm để kiến lập trước sau ba thừa và cuối đời ân cần căn dặn lại (đã nhắc nhở rất nhiều lần) vạn pháp như huyễn, ngôn thuyết cùng Phật đạo chẳng hề dính dáng.
Chúng ta có một ghi nhận lịch sử là chỉ có Tổ Ca Diếp được Thế Tôn chia đôi tòa cho ngồi, lấy y mà trùm và bảo : “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, Pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma-ha Ca-diếp” và một bài kệ cuối đời khi Thế tôn nhập diệt (chết là từ dành cho mọi người, Tịch là dành cho các Thiện tri thức được thọ ký từ sau Tổ Hụê Năng, nhập diệt là dành cho Phật, Tổ)
Thị tùng thành đạo hậu
Chung chí Bạt đề hà
Ư thị nhị trung gian
Vị thường thuyết nhứt tự
Dịch nghĩa:
Từ khi mới thành đạo
Đến lúc nhập Niết bàn
Trong khoảng thời gian ấy
Ta không nói một chữ.
Vậy nên luận về vô thường ở đây chẳng phải Phật pháp> vì sao? Vì nhơn có câu hỏi, câu hỏi lại từ đâu nếu không từ chính cảnh tiền trần! Vì sao? Vì cái mà các ông nghe là tai, lấy thức phân biệt mà hiểu. Do vậy chẳng gọi là thuyết pháp. Có chăng chỉ là mượn gió thổi lửa. Nếu rừng cháy thành tro thì lửa ở đâu ra? Gió lại dùng vào việc gì!
Nếu ai trên lý luận về sự mà lập thành kiến giải thì đó tự hại mình. Cho dù đập tan được lông rùa thành một khối, gom dấu chân chim trong hư không thành vô biên vi trần thì cùng chính các ông có gì dính dáng!
1) Vô thường vì là ảo và khả năng khiếm khuyết.
Thế giới mà các ông biết cùng ảnh thế giới mà các ông thấy, nghe, nếm, chạm…được, nói theo nghĩa đen là hai thế giới. Ví như con lừa đứng trước gương, trâu và ảnh là hai (nói theo nghĩa đen).
Nếu lìa mắt, tai … thì thế giới gọi là không có. Mắt ghi lại hình ảnh thế giới, hệ thần kinh truyền dẫn đưa về não, trung tâm thần kinh tái lập tín hiệu nhận được theo một cơ chế sinh – hóa – lý riêng (có thể còn có tham gia của một hay nhiều cơ chế khác mà hiện chưa biết) để tạo ra hình ảnh thế giới. Tai ghi lại âm thanh từ thế giới thật cũng nhờ hệ thần kinh truyền dẫn và não tái tạo hình ảnh thế  giới theo cơ chế riêng của con người, qua 6 giác quan một thế giới ảo được kiến lập.
Thế giới đó là thế giới ảo duy nhất mà các ông có. Thế giới đó là vô thường vì là ảo.
Vậy thế giới của bò chó mù màu, của ếch nhái là hình ảnh 2D, của dơi không dùng nhãn thức… cũng là thế giới ảo. Cho thấy thế giới ảo được tái lập có cơ sở để ta thấy khả năng khiếm khuyết. Như từ trường vốn biết có nhưng bằng giác quan ta không thể thấy, nghe, nếm… được.
Vậy còn thế giới thật thì sao? Thì chỉ có thể nói : làm sao luận vô thường! Có chăng từ hàng tỷ năm các loài sinh tử thì thế giới hôm nay hẵn còn, nếu căn cứ trên các định luật vật lý thì nó cũng tạm được gọi thường.
2) Vô thường vì sinh diệt
Tuy hữu hạn về khả năng nhận biết ngoài 6 giác quan và khả năng “liên tưởng – trừu tượng” người ta vẫn nhận biết thế giới thật qua thế giới ảo như về từ trường…. Một hạt gieo vào đất, có nước, ánh sáng thì đến thời tiết hạt diệt và mầm non sanh, cây đốt cháy thành tro … Người ta cho là sinh diệt.
Điều này sai hoàn toàn.Hạt không hề là hạt, hạt = võ + nhân + mầm. Vật không thể nói là hạt diệt, cây cũng vậy! Cây = rễ + thân + lá. Không thể nói là cây sanh. Vì sao?
Nếu là hạt thì có tự tánh (thể) nhưng hạt vốn không thật, nó chỉ là ý niệm của người gán đặt, nên cái hạt … đã không thật có sao gọi là bị diệt.
Núi cũng vậy! nó không tự là núi, nó là chồng chất các vi trần (các nguyên tử, phân tử … nếu nói rõ hơn là các electron, nơtron, proton và các hạt cơ bản khác…) Phải chấp nhận những kiến thức khoa học cụ thể chứ không thể theo cái hiểu “của học trò hay cách tiếp nhận của con vẹt, cứ tin vào thánh giáo mà chưa thực chứng đều là tà tín. Vậy không có gì mất đi (định luật bảo toàn khối lượng).
Vậy đập nát núi ra, tướng thì khác mà thực ra thế giới không nát. Nếu bảo núi sinh diệt hay thay đổi (biến dịch) là sai. Núi không có tự tánh (thể).
Thế giới không sinh diệt nên thế giới chẳng hề vô thường. Luận thế giới đó mà thực ra thế giới không thể định được có tự tánh hay không tự tánh. Giả sử thế giới có tự tánh mà ta đã không thể “thể nhập thế giới” thực thì không thể luận sanh diệt. Còntrong thế giới ảo (ảnh trong gương dựng lập danh tướng rồi kết là sinh diệt là sai) sinh diệt chính là tâm vọng sinh diệt.
3) Vô thường vì biến đổi.
Trong tất cả kinh điển đại thừa chỉ có 2 vấn đề được nêu lên nhiều nhất.
* Trong kinh chỉ biết nói cái sai đó mà không bao giờ nói cái đúng này. Nên Thế tôn được gọi là vua phá hữu.
* Chỉ nói một Tâm, chỉ nói Phật, nói bồ đề, niết bàn… nhiều tên mà vẫn chỉ là một (tạm dùng khái niệm một). Pháp cũng chỉ có “pháp ấy” lại chẳng nói pháp khác. Vậy vấn đề được nói ở đây là tâm. Kiến tánh minh tâm (thấy tánh – rõ tâm)
Tánh là gì? Một khái niệm trừu tượng, cho rằng vật thật, hay cái tâm thật (phật tâm) thì có tự tánh. Cứ thật thì có tự tánh, không thật thì không tự tánh. Thật thì không biến dịch (thay đổi) còn không thật thì biến đổi nên gọi vô thường.
Ta không luận Phật tâm, vì sẽ trên danh tướng, kinh điển nhiều người lầm hội rằng:
- Không tâm vậy không tánh!! Lầm hội hoàn toàn, tâm là thực có, không để tâm duyên theo cảnh thì dụng đã không thể làm sao thấy.
- Tâm thật có vậy tâm là vật gì? Lầm hội, tâm có là đối với lầm chấp khong tâm mà dựng lập. Tâm nếu là vật gì thì cũng bị vật khác tương tác, đã tương tác thì phải biến dịch. Nếu không thật có tâm thì đồng hư vô kia, ở đâu ra diệu dụng. Đó cũng là lầm hội chấp vào ngồi thiền, trốn cảnh rồi phát ý “kiềm giữ” tâm không cho dấy niệm. Nếu như vậy thì đạo Bà la môn nhập thiền đã thành Phật đâu có việc 5 anh em Kiều Trần Như quy y theo Phật! Tâm thật có nhưng không đồng vật hay hư không kia.
Ở đây không luận về Tâm vì đó là Phật pháp. Ở đây, không thuyết pháp không dính dáng Phật pháp nên chỉ nói về tánh. (tâm là thể, tánh là dụng).
Vậy trở lại thế giới, có biến đổi hay không? Như viên sỏi kia ở trên tay, ở dưới đất, dựa vào mặt bàn hay đang bay (khái niệm chuyển động) thì vẫn là viên sỏi. Nó có thành “không viên sỏi” được đâu. Nếu luận đúng thì trở về vi trần, vi trần vẫn là vi trần đâu có thành không vi trần được. Lại nữa, thế giới có phải chính ta đâu mà “thể nhập – đắc” thế giới nên nếu luận biến đổi lại là không y cứ.
Cho đến chuyển động, như hạt bụi bay, anh gọi chuyển động vì nó thay đổi toạ độ theo thời gian. Thời gian là vật gì? Nó có với người chứ đâu có thể buộc nó là có với thế giới. Bảo có thời gian trong thế giới ảo (ảnh trong gương) thì được. Thế giới thực có thời gian không? Không biết! Vậy còn tọa độ lại là một khái niệm của con người. Thế giới vô cùng đâu là gốc tọa độ? Chỉ vì căn cứ trê vật này mới nói vật kia chuyển động. Nếu lấy ngã làm hang ổ mới thấy cái phi ngã chuyển động. Ngã còn không thể được, phi ngã làm sao luận.
Vậy thế giới thực có biến dịch hay không? Không biết!
Vậy cái gì là vô thường?
Chỉ có tâm vọng vô thường. Nếu không duyên theo cảnh (không phải đoạn diệt) thì mới rõ cảnh không lỗi.
Nếu là người Phật tử thì chớ nghĩ tưởng vô thường – thường vì bất khả tri, Là Phật tử thì chớ mà học nhân quả, chỉ học nhơn duyên.
Vì sao không học nhân quả? Nhân duyên đốt cây thành tro, gọi tro là quả thì không được vì tro là nhân theo duyên khác. Nhân quả là dây trói.
Còn học nhân duyên thì sẽ thấy, nhân duyên không dứt, tạo nên sắc tướng của thế giới. sắc tướng đó không lỗi, lỗi do tâm duyên. Trên sắc tướng ngôn thuyết dựng lập nghĩa là dựa trên hư vọng lập lý.
TỐI KỴ NGHỈ TƯỞNG VÔ THƯỜNG HÀ HUỐNG LUẬN NGHĨA VÔ THƯỜNG.

Vậy vì sao có sắc tướng đồng dị của thế giới?
Đó là đạo! Đậo vô hình, dạo không sắc tướng mà khiến thế giới không đồng vô tri kia, cũng là đạo mà chúng ta nương gá thân tứ đại, lìa tứ đại hay vào tất cả cõi nước. Tối kỵ luận đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét