Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

chú phá kinh Duy Ma Cật (9)



Bửu Tích nên biết:
- TRỰC TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sanh chẳng xiểm khúc đến sanh quốc độ đó.

- THÂM TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh công đức viên mãn đến sanh quốc độ đó.
- BỒ ĐỀ TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu Đại Thừa đến sanh quốc độ đó.
- BỐ THÍ là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó.
- TRÌ GIỚI là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hành Thập Thiện đã viên mãn đến sanh quốc độ đó.
- NHẪN NHỤC là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh trang nghiêm ba mươi hai tướng đến sanh quốc độ đó.
- TINH TẤN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức đến sanh quốc độ đó.
-  THIỀN ĐỊNH là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nhiếp tâm chẳng loạn đến sanh quốc độ đó.
- TRÍ HUỆ là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định đến sanh quốc độ đó.
- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu Từ Bi Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó.
- TỨ NHIẾP PHÁP là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, nhiếp chúng sanh tu giải thoát đến sanh quốc độ đó.
- PHƯƠNG TIỆN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nơi tất cả phương tiện vô ngại đến sanh quốc độ đó.
- BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, người tu Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo đến sanh quốc độ đó.
- HỒI HƯỚNG TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, được tất cả quốc độ công đức viên mãn.
- GIẢI THOÁT BÁT NẠN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có tam ác, bát nạn.
- TỰ GIỮ GIỚI HẠNH, CHẲNG KHINH CHÊ NGƯỜI PHÁ GIỚI là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có danh từ phạm giới cấm.
- THẬP THIỆN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh chẳng chết yểu, lại được giàu sang, quyến thuộc chẳng chia lìa, thanh tịnh hạnh, lời nói thành thật, thường dùng lời dịu dàng, khéo giải hòa người kiện cáo nhau, lời nói ra ắt hữu ích, chẳng ganh tỵ, chẳng sân hận, đầy đủ chánh kiến v.v... đều đến sanh quốc độ đó.
Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh thì được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm thì ý được điều phục, tùy sự điều phục thì được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một thì hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng thì có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh thì cõi Phật trong sạch, tùy cõi Phật trong sạch thì thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch thì trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch thì tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch thì tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tự tịnh tâm, tùy nơi tâm tịnh thì Phật độ tịnh.

- Trực tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sanh chẳng xiểm khúc đến sanh quốc độ đó.
Trực tâm tức tâm không duyên theo cảnh nên không bị cảnh chuyển, chẳng ôm lấy một pháp nên không bị pháp chuyển, chẳng thấy một lý đúng sai chẳng bị lý chuyển. Nếu cho rằng thanh tịnh là phải, tác ý vô tâm hết mọi thứ thì cũng chỉ là bóng dáng của thức ý gọi là xiểm khúc liền bị thức ý chuyển.
Trực tâm có nghĩa một niệm muôn năm, hoặc trên một từ “nam” hay một câu niệm “nam mô …” hay tham một công án không biếng trễ, không sao động, không chú mục nhưng tỉnh tỉnh chính là trực tâm. Vì ngoài ra lại chẳng có nhánh tẻ. Nhưng nếu khởi niệm rằng đang thiền, hay câu “nam mô…” có một hàm ý về một lời đến với bất kỳ vị phật nào khác (tức có nghĩa) thì đó là cong vạy. Trực tâm tỉnh tỉnh mà tự lặng , vào sâu nội thức như huyễn gọi là thâm tâm.
- THÂM TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh công đức viên mãn đến sanh quốc độ đó.
Thâm tâm tự tịnh, nghiệp thức, a lại da thức như bóng trong gương. Chẳng khởi tưởng dứt trừ, tùy thuận khởi hạnh.
- Bồ đề tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu Đại Thừa đến sanh quốc độ đó.
Thâm tâm rỗng suốt, gọi là như lai tàng không, gọi là bồ đề tâm. Đây là yếu chỉ của đại thừa, bổn tâm tự tánh rỗng rảng một tánh thiên chơn.
- BỐ THÍ là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó.
Nơi tánh thiên chơn, chẳng cần dứt trừ cảnh, vào cảnh như huyễn, chúng sanh như huyễn vì mỗi mỗi hàm linh vách đứng ngàn nhẫn, chẳng thể nghĩ lường. Từ đây, tu hành xả bỏ những dư tập như huyễn nơi thức ý. Vì tập nhiễm như huyễn há cần trừ, theo duyên sanh diệt. Vào duyên như có, duyên dứt liền thôi gọi là tùy thuận hỷ xả mà chứng nhập tịnh độ.
- TRÌ GIỚI là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hành Thập Thiện đã viên mãn đến sanh quốc độ đó.
Giới hạnh nếu y theo giáo điểm thì đó là dây trói, giới hạnh nếu từ tham sân si theo duyên dựng lập chẳng phải giới hạnh Bồ Tát, giới hạnh vốn không thật có, lìa tướng vào ra co duỗi trọn theo tánh thiên chơn
- NHẪN NHỤC là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh trang nghiêm ba mươi hai tướng đến sanh quốc độ đó.
- TINH TẤN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức đến sanh quốc độ đó.
-  THIỀN ĐỊNH là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nhiếp tâm chẳng loạn đến sanh quốc độ đó.
- TRÍ HUỆ là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định đến sanh quốc độ đó.
- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu Từ Bi Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó.
- TỨ NHIẾP PHÁP là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, nhiếp chúng sanh tu giải thoát đến sanh quốc độ đó.
- PHƯƠNG TIỆN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nơi tất cả phương tiện vô ngại đến sanh quốc độ đó.
- BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, người tu Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo đến sanh quốc độ đó.
- HỒI HƯỚNG TÂM là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, được tất cả quốc độ công đức viên mãn.
- GIẢI THOÁT BÁT NẠN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có tam ác, bát nạn.
- TỰ GIỮ GIỚI HẠNH, CHẲNG KHINH CHÊ NGƯỜI PHÁ GIỚI là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có danh từ phạm giới cấm.
- THẬP THIỆN là Tịnh Độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh chẳng chết yểu, lại được giàu sang, quyến thuộc chẳng chia lìa, thanh tịnh hạnh, lời nói thành thật, thường dùng lời dịu dàng, khéo giải hòa người kiện cáo nhau, lời nói ra ắt hữu ích, chẳng ganh tỵ, chẳng sân hận, đầy đủ chánh kiến v.v... đều đến sanh quốc độ đó.
Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh thì được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm thì ý được điều phục, tùy sự điều phục thì được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một thì hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng thì có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh thì cõi Phật trong sạch, tùy cõi Phật trong sạch thì thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch thì trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch thì tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch thì tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tự tịnh tâm, tùy nơi tâm tịnh thì Phật độ tịnh.
Đối đãi ngã – phi ngã chấp trước thì nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định … là pháp xuất thế gian.
Bồ tát quán tự tâm thì tâm tự lặng, tâm thôi vọng khởi thì gọi tâm không (chẳng phải nghĩa không có tâm). Đối cảnh mà tâm không thì cảnh không lỗi, bảy thức diệu dụng gọi là thất phật, tâm tuy tịch và thường chiếu. Chiếu tịch chính là chánh niệm.
Chánh niệm thì nhẫn nhục mà thật không có người nhẫn, không vì người mà nhẫn. Chánh niệm là đệ nhất tinh tấn nơi báo hóa thân tùy thuận tâm chúng sanh. Nhẫn nhục là hạnh không thật có như bàn tay chỉ trên, chỉ dưới thuận nghịch do chúng sanh phân biệt mà thật vốn một bàn tay, chỉ như gương người đến, trâu đến, nam đến, nữ đến mà vọng tâm xấu đẹp thể gương tự sáng, nào có đến đi xấu đẹp.
Chánh niệm thì chính là thiền. lý lý sự sự chẳng ngại tùy duyên ẩn hiện. Xin chú thích bài kệ của thiền sư Khắc Cần Phật Quả |“Sự sự vô ngại, như ý tự tại, tay cầm đầu heo, miệng tụng tịnh giới, đẩy ra phòng dâm, tiền rượu chưa trả, chữ thập đầu đường, cởi mở túi vải.” Đoan trang, khoan thai từ tốn, nói nín đồng không chỉ là làm cảnh cho người hiểu. Người đời ngộ nhận cứ theo sơ Tổ ngồi im tịnh tâm đó là kẻ ngu si.
Chánh niệm thì song tịch, nơi trí huệ Phật vốn có, vào duyên thì sẵn sàng chiếu dụng đâu có trước sau. Mượn ngôn thuyết, muốn lý lẽ thế gian chỉ biết dẹp sạch vọng khởi của thế nhân mà chẳng dựng lập một lý, một pháp có thể được. Trí bát nhã vốn không do học hỏi, chẳng từ dấu diếm. Như ánh sáng mặt trời thường chiếu. Nơi hư vô chẳng nói sáng tối, vật đến liền sáng mà mặt trời kia chẳng vì vật mà thành sáng, chẳng vì hư vô mà tối ám.
Thế nhân vốn chẳng tự tin nơi bổn tâm vô thủy vô chung vốn là phật, chấp trước phải hành (năng hành, sở hành) thì mới được bồ đề.
Thế nên Thế tôn diễn pháp như huyễn, nào có thật nghĩa. Nơi thật trí và quyền trí không hai dựng lập tám vạn bốn ngàn pháp môn như huyễn đối trị tám vạn bốn ngàn phiền não vốn không hề có. Phiền não như hoa đốm trong không khi con mắt bệnh (chẳng nói không có hoa đốm), bệnh con mắt lành thì hoa đốm không hiện (chẳng nói có hoa đốm, hết hoa đốm, chẳng nói diệt hoa đốm). Có, không, chẳng có chẳng không, vừa có vừa không bốn câu thảy dối, từ bốn câu là tất cả pháp. Thấu thoát bốn câu gọi là giải thoát. Hiểu nghĩa bốn câu là thanh văn thừa (ngộ nơi pháp mà chẳng ngộ nơi tâm pháp).
Tất cả thảy là phương tiện, như dùng thuyền bát nhã vượt sông mê đến bờ giác. Bờ giác chẳng phải phương tiện, chấp trước thì như người ngộ nhận thuyền là bến mà chẳng biết thuyền và bờ có gì dính dáng!
Rõ được nghĩa này thì tứ vô lượng tâm, tứ nhiếp pháp…thập thiện, thập hồi hướng đều chỉ là phương tiện, là hóa thành, là cõi nước phật tịnh độ để hành giả ngộ nơi bổn tâm, một tánh thiên chơn vốn có (miễn cưỡng dùng chữ có) mà thôi.
Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh thì được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm thì ý được điều phục, tùy sự điều phục thì được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một thì hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng thì có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh thì cõi Phật trong sạch, tùy cõi Phật trong sạch thì thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch thì trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch thì tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch thì tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tự tịnh tâm, tùy nơi tâm tịnh thì Phật độ tịnh.
Kết lại Thế tôn chỉ rõ nơi trực tâm (không cong vẹo theo sắc tướng, chẳng méo tròn nơi vạn duyên, chẳng nắm buông theo pháp như huyễn…) thì Phật tự hiện tiền, một trường rỗng suốt. Không một vật vốn có, không một phật có thể thành tùy theo sư tu hành mà nhận chánh báo tứ quả tam hiền cho đến phật quả.
Trực tâm mà khởi hạnh làm cảnh, tùy cơ nơi vạn duyên mà thấu mọi tâm lượng của chúng sanh (thâm tâm) sâu cạn, trí huệ mênh mông không ngằn mé mà chẳng sáng tối. Phương tiện sẵn sàng, cơ dụng chẳng xót mà điều phục chúng sanh. Nói nín chẳng khác, tông tích nhiệm mầu nên hành sự chẳng hai. Chúng sanh quay về thiện nghiệp, chịu thọ báo thiện quả và cõi phật trong sạch, thật không một pháp khả đắc thì gọi là phát bồ đề tâm, công đức vốn tự viên mãn nên tự tịnh tâm, gọi là Phật độ tịnh.
.

1 nhận xét:

  1. Trong HOÀN NGUYÊN TẬP nói : “Tự tánh khởi chiếu, chiếu soi tất cả, liễu liễu tri mà vô sở tri, liễu liễu kiến mà vô năng kiến, trong ngoài sáng tỏ,cùng khắp pháp giới, cũng gọi là vô chướng ngại, nhãn của Phật TỲ LÔ GIÁ NA, tràn khắp mười phương chiếu soi tất cả quốc độ Phật” tức là nghĩa này vậy.
    Lại nói : - Tâm hay làm Phật, hay làm chúng sanh, hay làm thiên đàng, hay làm địa ngục, hễ tâm có sai biệt thì muôn ngàn cảnh giới sanh khởi, hễ tâm bình đẳng thì pháp giới trống rỗng yên tịnh. Tâm phàm thì tam độc nổi lên, tâm thánh thì lục thông tự tại, tâm không thì nhất đạo trong sạnh, tâm hữu thì muôn cảnh tung hoành, như tiếng vang trong hang, lời hùng dội tiếng mạnh, như gương soi tướng, hình lõm hiện bóng co. thế thì biết vạn hạnh do tâm, tất cả tại ta. Bên trong hư thì bên ngoài chẳng thật, bên ngoài tế thì bên trong chẳng thô, thiện nhân tất gặp thiện duyên, ác hạnh khó tránh ác cảnh, sự vui của thiên đàng, sự khổ của địa ngục đều là tự tâm làm ra, chẳng phải người khác lãnh thọ, chẳng do trời sanh, chẳng do đất mọc, chỉ tại nhất niệm ban đầu của mình, nên có sự thăng trầm như thế.
    Muốn được bên ngoài an hòa thì bên trong cần phải bình tĩnh, tâm không thì cảnh tịch,niệm khởi thì pháp sanh, nước đục thì làn sóng đen tối, nước trong thì bóng trăng sáng tỏ. Sự cần thiết của người tu hành đều chẳng ra ngoài những việc kể trên, gọi là cửa ải của chúng diệu, cũng là quê nhà của vạn linh, căn bản của thâm trầm và nguồn gốc của họa phước. Chỉ cần tự tâm luôn luôn được chánh niệm, đâu thể nghi ngờ cảnh giới bên ngoài ! Cho nên, hễ lìa được tội hạnh, phước hạnh, bất động hạnh của chúng sanh, thì chẳng có quả báo khổ vui của tam giới, hễ lìa được kiến văn giác tri của chúng sanh thì đâu có cảnh giới của ngũ uẩm, lục căn, lục trần và lục thức ! Nên biết, mê ngộ do thức, nhiễm tịnh do tâm, ấy cũng là mục tiêu của tiền triết hậu học, ý chỉ của muôn ngàn kinh luận vậy.

    Trả lờiXóa