Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Gã Ngớ và phán quan: Gặp lại nàng quỷ cái



Gã Ngớ rời khỏi điện Diêm La, gã đi và đi vì nơi đây chẳng ai mỏi chân khi đi bộ, chẳng ai bệnh hay bị đầu độc, chẳng ai đánh ai đau, cái đói và lạnh buốt không tồn tại cho nhiều người.

Những con người mà nghiệp thức nặng nề hoặc sẽ triền miên không bao giờ được ngủ, họ ray rức bức bối trong người buộc họ sẽ chọn lựa hoặc triền minh khốn khổ hay bước vào điện Diêm La. Nhưng ngay những nạn nhân của cuộc sống cũng không bao giờ sẵn sàng cho một hành trình mà với họ thế gian hay cuộc sống hầu như mệt mỏi.
Quang cảnh cũng kỳ cục, có người thấy nó là thảm cỏ xanh mát rượi không thiếu những nụ hoa bé nhỏ, có người thì chỉ thấy là gai góc dây leo chằng chịt, có người lại thấy quanh mình là xa mạc khô cằn và chịu cái nóng rát… Còn gã, nó như một cõi sống, có cây cỏ núi rừng, có dòng sông lặng lẽ nhưng chẳng bao giờ có lấy một nụ hoa.
Gã chẳng biết nơi đây rộng lớn thế nào, vị chẳng có xe ngựa, chẳng có bất kỳ phương tiện nào ngoài đi bộ, mà đi bộ thì những gì gã nghe người mấy trăm năm chưa chịu bước vào điện Diêm La nói họ đi chưa bao giờ hết. Nhưng điều lạ lùng đi thì lâu lắm mà bất cứ ai muốn về điện Diêm La thì hầu như chóng váng. Nó như một phép mầu mà gã đã hiểu ra không nhầm lẫn, điện Diêm La sẽ đến, sẽ hiện đến bất cứ nơi đâu khi một tâm hồn muốn đến với nó. Gã còn nhận ra không nhầm lẫn, dù cùng một lúc có vạn người bước vào điện cùng lúc thì mỗi người sẽ chỉ thấy có một mình mình vào với lão phán Quan Ngô Thì Nhậm mặt như đá tạc. Dĩ nhiên có đến vạn điện Diêm La đồng hiện, đó là quyền năng không chỉ Thượng Đế hay ngài Quỷ sứ có.
Bà lão đứng đón đầu gã và nhìn gã với ánh mắt thích thú, bà lão biết gã. Gã thản nhiên vì biết ai đón gã cũng sẵn sàng cho một câu chuyện nào đó. Gã không là gì cả, gã chẳng có gì hay ho nhưng muốn hay không gã vẫn đạt tiêu chuẩn, con người lập dị.
- Thế giới này thật kỳ diệu, Thượng đế không thiếu trí tưởng tượng bà nhỉ?
- Người ta quên mất việc cùng thượng đế sáng tạo thế giới và người ta trở nên ngu dại từ chối cả cả xã hội và thế giới hiện tại do mình tạo nên, hôm nay cũng do mình làm nó biến đổi. Sao chẳng hiểu dù chỉ một hạt muối tan thêm vào biển cũng làm cho biển mặn thêm, thay vì làm chủ chuyển vần thế giới thì tâm trí họ chỉ là nô lệ, thay vì làm thế giới tốt đẹp như buổi khai sáng thì họ làm nó dơ bẩn và hủy hoại nó.
- Thượng đế! Là người ư! Chẳng bao giờ con nhận ra người dù biết người chưa bao giờ rời khỏi bất cứ đứa con nào!
Tiếng cười khanh khách, không phải nhạo báng mà là tiếng người của người buồn cười trước một trò hề vui nhộn hay trước một thằng ngốc. Tiếng cười này không bao giờ lầm lẫn vào đâu được.
- Nàng ư!
Nàng quỷ cái hiện ra thay cho bóng dáng một cụ bà. Bộ quần áo đơn bạc cũ nhàu không sao che được ánh sáng mà đến các nữ thần cũng phải ngưỡng mộ.
- Em đây anh Ngớ ơi!
Nếu còn là con người sống, hẵn chữ ơi của nàng làm gã quên mất tuổi tên thì nơi đây gã vẫn cảm nhận một niềm vui. Dù trong thâm tâm gã biết với những tâm hồn lỗi lạc này, gã mãi chỉ là con vịt không biết bơi như lời ngài Phán quan từng bảo. Gã nhìn quanh những con người, họ biết đây không là nhà nhưng nhà lại không hề có ít nhất với họ
- Họ sẽ lần lượt rời khỏi đây và rồi lại trở về đây như một trò ngu ngốc không sao thoát được!
- Anh đừng nhạo báng Thượng đế! Anh biết ngàn thánh vẫn cùng nhân gian đồng hành.
- Tôi sẽ lại là Ngớ mãi phải không?
- Em không biết! Mỗi người luôn tự chọn cho mình việc tái sanh. Nghiệp báo như hành trang, nghiệp thức là con đường, bạn đồng hành chung thủy là Thượng đế
- Vậy tại sao thế gian lắm điều độc ác, chẳng thiếu chuyện thương đau?
- Vẫn câu hỏi này, vẫn nơi này chàng hỏi em. Em không nhớ là đã bao nhiêu lần.
- Vậy xin nàng hãy trả lời nếu được! Dù không lạ với lời giải đáp, được nghe tiếng nàng nói tôi luôn vui lòng.
- Kẻ làm ác vẫn luôn có Thượng đế bên cạnh, việc họ làm và hậu quả đau thương gây ra họ vẫn biết, vẫn thấy vẫn cảm nhận được nổi đau, sự ghét bỏ và lòng thù hận của nạn nhân. Đó là thông điệp của Thượng đế dù trăm lần ngàn lần người vẫn gởi đến, nên trái tim của họ hầu như hóa đá cũng có lúc chạnh lòng thương xót. Lòng khoan nhẫn của thượng đế là vô hạn anh Ngớ ạ!
- Nhưng làm gì được khi con người chỉ là con vật mù được dẫn dắt bởi số mệnh câm.
- Không phải như thế anh Ngớ ơi! Người ta quên mất việc mình cùng thượng đế sáng tạo thế giới và người ta cũng ngu dại từ chối cả cả xã hội và thế giới hiện tại do mình tạo nên mình có thể biến đổi nó. Sao người đời chẳng hiểu dù chỉ một hạt muối tan thêm vào biển cũng làm cho biển mặn thêm. Thay vì làm chủ chuyển vần thế giới thì tâm trí họ chỉ là nô lệ, thay vì làm thế giới tốt đẹp như buổi khai sáng thì họ làm nó dơ bẩn và hủy hoại nó.
- Nàng muốn nói muốn có một đàn én luôn cần một con én!
- Phải! mỗi người đều tác động phần mình tạo nên thế giới, đều góp phần mình thay đổi thế giới từng phút từng giây. Một tư tưởng tốt đẹp lan tỏa dù chưa nó, chưa hành động vẫn là ngọ nến được thắp lên tham gia soi rọi thế giới anh Ngớ ạ!
Gã im lặng giây lâu, khi nhìn những người phụ nữ qua đời gã thường nhận ra họ là hóa thân của nàng quỷ cái. Thế mà giờ gã đứng trước nàng gã lại ngu xuẩn nghĩ về hai người phụ nữ. Người thì chỉ là pho tượng đá kiêu hảnh để che dấu một khát khao không bao giờ đến, giờ nàngcó còn nơi cõi vắng. Một thì trong sáng ngây thơ với cuộc sống thực tế và chưa bao giờ đủ khôn ngoan để sống hòa hợp với nó. Gã cố nhớ nhưng vô vọng, hai khuôn mặt hoàn toàn mờ nhạt! Cái duy nhất gã có chỉ là ký ức về một sự việc xảy ra!
Có những số phận không bao giờ cho phép họ có được cuộc sống bình thường. Trong đó có gã, gã luôn là kẻ đứng bên lề, gã không hề thuộc về đám đông nhưng cũng chưa bao giờ rời khỏi họ.
- Sao anh Ngớ không rời khỏi chốn này!
- Tôi chưa sẵn sàng nàng ạ! Tôi muốn tạm dừng lại như người muốn đi qua một tấm gương trong chắn lối và để chỉ đập mặt mình rồi té ngữa.
- Chẳng ai sẵn sàng cả ngoài Thượng đế anh Ngớ ơi! Người luôn đồng hành cùng anh!
- Tôi có còn gặp lại nàng không?
- Không ai biết và không ai quyết định được điều đó!
- Tôi không thể tìm nàng nhưng nàng có thể tìm tôi. Gặp hoàn toàn do nàng quyết định.
- Em không phải muốn là được! nơi em chẳng có ý định gặp cũng như không hề có ý định không gặp. Nên câu đó không còn là câu hỏi em cũng không thể trả lời!
Gã nhìn xuống dòng sông, dòng sông phản chiếu ánh sáng màu tim tím của bầu trời ngoài cửa điện Diêm la, hẵn có người nhìn thấy nó là một màu sắc khác. Gã quay lại thì nàng quỷ cái không còn ở đó. Gã không vội vì chẳng có việc để làm, chẳng có được gì để muốn, chẳng bị ai thúc ép. Gã lẵng lặng thôi ý nghĩ đi quanh, gã bước vào điện Diêm la mà gã không còn là khách mời. Gã sẽ ngồi vào một góc để lại xem những việc làm của ngài phán quan mặt như đá tạc.
.

2 nhận xét:

  1. Hỏi: Nghiệp lúc cận tử như thế nào?
    Đáp: Có ba
    1) Pháp phương tiện tùy duyên: Tùy từng thời điểm, tùy căn cơ và chỗ ưa thích của người mà Thế tôn phương tiện dựng lập pháp như lấy lá vàng bảo là vàng dỗ con nít. Lời lục Tổ Huệ Năng trong Pháp bảo đàn kinh “mỗi mỗi đều sở hữu trí huệ bát nhã”. Trong kinh Pháp Hoa phẩm tín giải “Kể xong, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Ca Diếp, Mục Kiền Liên bạch Phật: "Ông trưởng giả ví như Đức Như Lai, chúng con giống như gã cùng tử. Chúng con vì ba thứ khổ ở trong sanh tử, đau đớn mê lầm, chỉ ham ưa pháp Tiểu thừa, làm công việc quét dọn phân nhơ và tự hài lòng với "Cái giá một ngày” đạt được. Đức Như Lai không hề nói chúng con có kho tàng tri kiến, vì Ngài biết ý chí chúng con thấp hèn. Chúng con không biết mình là con của Như Lai, không mong tiếp nối pháp Đại thừa. Đức Như Lai phải dùng phương tiện thuận theo chúng con mà chỉ dạy. Nay tạng báu không cầu mà được”
    Và rất nhiều kinh đều tán thán phương tiện mà Thế tôn rộng lớn không ngằn mé, cho đến chư Tổ và các bậc cổ đức cũng chưa bao giờ rời pháp phương tiện tiếp dẫn độ sanh.
    Với người cả đời làm ác (Thánh: chỉ biết thiện không biết ác. phàm: Biết ác không biết thiện vì ôm tà kiến. Bồ tát: chẳng phàm chẳng thánh), phương tiện hướng về thiện (lìa ác kiến) chưa bao giờ thiếu. Người đời lầm hội, bám vào tri giải (chẳng lìa mé thức thì chỉ là ý ngôn), cho rằng tu A tăng kỳ kiếp sẽ được Phật độ làm Phật mà chẳng biết tâm kia là Phật, há đợi công thành. Nên lúc cận tử cũng có sẵn pháp phương tiện.
    Lục Tổ nói “Cũng như ngọn đèn thắp lên có thể trừ được ngàn năm bóng tối, thì ánh sáng của trí tuệ cũng có thể diệt được một vạn năm ngu si đen tối”. Đây là yếu chỉ cùng tột khi vào cửa tổ. Trí huệ bát nhã vốn có sẽ sạch hết tà kiến, chỉ là như vậy không phải tu chứng, không phải từ ngoài, từ duyên mà được. Chẳng cầu chứng đắc, một tánh thiên chơn. Người đời bám vào kiến giải lầm hội nơi danh ngôn, chẳng rõ phương tiện.
    Lúc lâm tử có yếu quyết? Lúc lâm tử chỉ cần “ngũ uẩn giai không” thì mọi ác nghiệp đều dứt. Đây cũng là yếu chỉ thiền tông, tâm đã không thì như hư không kia lấy gì dơ sạch, lấy gì cấu nhiễm, lấy gì động tịnh…
    Thế nên đến lúc sắp chết, phát tâm hướng Phật (tôi như người sắp chết, chỉ biết thương không biết ghét, cả người thân lẫn kẻ thù…) ngay đó xem lại quá khứ như trong mộng (có mà không thật), tham lam, hiểu biết hay ngu si… chẳng còn chỗ dùng, ngã hay nhân (ta và người) chẳng còn ý nghĩa, lòng tự thanh thản (không hề mảy may tư niệm hối cải vì chẳng hề nghĩ nhớ nghiệp ác mình làm, chẳng sân chẳng giận chỉ cầu chúc tất cả muôn người được bình an hạnh phúc), chẳng thấy vô thường (trẻ xưa đẹp khỏe, già nay bệnh tật khổ sở yếu đuối xấu xí)…. Chính lúc ấy đã thắp lên ngọn lửa thiện tâm xua tan ngàn năm bóng tối. Dù chưa kiến tánh thành phật mà thật đã gội sạch nghiệp thức (chẳng hề bớt đi nghiệp quả bao nhiêu). Tái sanh với tâm thức hiền hòa ẩn nhẫn, tự nơi lòng biết yêu thương biết động lòng trắc ẩn, nên nghiệp báo có đến cũng chẳng tự mình ôm lấy phiền não nặng nề. Như người có lòng vị tha thường bỏ qua những lỗi lầm của kẻ khác gây ra cho mình, lòng hướng thượng thì chẳng mấy bận tâm điều xấu xa của kẻ khác. Đó chính là yếu quyết lúc cận tử cho người tu hành.
    Lúc cận tử không bao giờ thay đổi để khiến người cả đời tốt vì sân hận, vì ác tâm, vì tà kiến… mà sanh vào ba đường dữ ngạ quỷ súc sanh địa ngục.
    Trước khi chết mà ôm hận thù căm ghét, tái sanh tính tình hung hãn hẹp hòi và kém trí thông minh do ai ai cũng cố chấp càng khó nghe lời phải. Chính nghiệp thức này quyết định tính cách con người và vận hạn may rủi kiếp lai sinh.

    Trả lờiXóa
  2. Hỏi: Nghiệp lúc cận tử như thế nào? (tiếp theo)
    2) Người về sau chỉ học và hiểu những gì của kẻ khác trao lại như kiến giải. Kẻ dù bằng sức thiền định dạo các cảnh giới vẫn chỉ thấy tướng pháp của tâm lượng. Như thấy lúc lâm tử (cận tử sát lâm tử) liền sanh kiến giải vẫn không ra ngoài mé thức.
    Lấy đó làm chân chỉ là thấy áo đẹp định người sang, thấy lấm lem định kẻ hèn. Trước sau lầm, những kẻ tu hành này không biết “tự dối mình, rồi dối người” như kẻ mù dẫn đường cho người khác.
    Phật lực nào đâu xót mất, tuy mỗi người lìa đời tướng khác nhau (có người thấy mình mang hình hài mới, có người là một phần ánh sáng hoặc vô hình giữa các làn ánh sáng, hoặc có thiên nhân đón tiếp, hoặc có người làm lễ hội đón đưa, hoặc thấy chư hộ pháp chư bồ tát… đén đón…) nhưng đó vẫn chỉ là thức thần (nghiệp thức mà hiện) vẫn chỉ là nghiệp thức mênh mang. Nên lúc cận tử ác tâm mà sanh thì lúc lâm tử vẫn nương nơi phật lực. Dù biết rằng ngọn đèn đã tắt thì bóng tối dứt cả ngàn năng sáng rõ.
    Đạo trời huyền diệu, phật lực từ bi tuy không thể biến kẻ chấp ngã – phi ngã, chấp có chấp không, ôm tà kiến thành thánh thành phật nhưng nào đâu có việc kẻ đời hành thiện sống phải với lương tâm chỉ vì ác tâm mà sanh vào 3 đường dữ. Nhưng không tránh khỏi tự mình gây họa cho mình vì nghiệp thức lại càng thêm nặng.
    Phải dùng trí bát nhã mới chẳng bị sắc tướng che đậy, chẳng bị trói bởi nhân duyên hay tự nhiên, dùng sức phương tiện mà giúp người lìa ác theo thiện vậy!
    Cho đến địa ngục mà Thế tôn nói cũng đâu thật có. Cõi cõi nước nước đều là cõi Phật thanh tịnh, không thể nghĩ bàn.
    Phàm những kẻ ôm lấy kiến giải chẳng lìa mé thức (tà kiến) rồi diễn nói, nếu không thấu pháp phương tiện là trói kẻ khác vào tà kiến, vào đọa lạc. Xin đọc “con chồn của Hoàng Bá” để tự răn mình.
    3) Phàm những gì Thế tôn nói mà làm người sanh hiểu, đó là phương tiện (nhưng luôn chẳng thiếu mật chỉ) thì đó là lời hư dối, là dỗ người, là tiếp vật độ sanh không có nghĩa thật.
    Phật pháp là dứt tất cả vọng tưởng (quét sạch huyền lộ) gọi là Như lai thiền.
    Hàng phục ngoại đạo và tà ma. Ngoại đạo là các kiến giải (thức) và tà ma (tham sân si, bản ngã).
    Phật pháp là tất cả vọng tưởng không thật có nên chẳng trói buộc thì ngay vọng tưởng chính là chân duy thức. Đập nát huyền lộ chính là Tổ sư thiền. Ngoại đạo tà ma vốn không thật có làm sao hàng phục! hàng phục làm gì? Nếu còn thấy một người cần độ, một người có tà kiến để ôm thì đó là cái thấy của con mắt bệnh. Thật không có chúng sanh để độ, chẳng có Phật để thành.
    Cửa phương tiện nhiều đường, nếu lìa từ bi thì đó là pháp tà, sanh tà kiến hại mình hại người. Nếu chẳng tín tâm mình vốn là Phật thì vẫn bị kinh chuyển, bị kiến giải làm mù mắt, dựa vào Phật tổ rồi tự lừa dối chính mình vậy!
    Tóm lại, chính nơi cuộc sống của mỗi người đã hình thành cội gốc của nghiệp thức, từ nơi nghiệp thức sẽ hướng người hành xử tạo nghiệp quả. Đến cuối đời (lúc cận tử) nó (nghiệp thức hồ đồ) cũng tham gia vào vào quả báo lai sanh, nên người phật tử cần lưu ý mà thôi. Vì cận tử tức vẫn còn sống, vẫn là tạo nghiêp quả, nhưng nghiệp thức lúc này mê mang hồ đồ, nếu sáng tâm thì vượt nhanh trên thêm một quãng đường về nhà. Nếu ác tâm sanh ra sẽ khiến con đường về nhà thêm một đoạn gai góc lầy lội khó khăn hơn.

    Trả lờiXóa