Phàm nói
hay luận về phật pháp tất đã buông lời, lập lý. Nếu khiến người ôm lấy kiến
chấp, khiến người lầm lạc cho đến khiến người nghi sợ thối lui thì người nói
luận ấy chịu quả báo thật không lường được.
Nếu ai ác khẩu suốt đời phỉ báng,
xúc phạm mọi người tổn thương thì tội chỉ bằng hạt cát, mà người kia cứ mỗi hạt
cát là núi Tu di thì lấy cả số cát sông Hằng mà tính.
Thế nên
người nói phải thật thấy bốn câu, phải đủ ba lời:
1) Lời một
* Bệnh mỗi
mỗi chúng sanh đều khác nên thuốc chẳng đồng. Vì vậy Thế tôn tùy đương cơ lập
ba thừa, suốt bốn mươi chín năm với hơn ba trăm pháp hội. Mỗi kinh mỗi lời, phương
tiện nhiều ngã đồng vào Bồ đề, người đời theo đó tu hành, nhân quả chẳng lầm, thứ
lớp tu chứng quả vị chẳng không.
Nhưng nếu
chẳng làm rõ, vọng tưởng cũng tự nơi tâm sanh, thuốc cũng ở tâm, chữ là chữa nơi tâm. Trừ là tâm bệnh chẳng
trừ cảnh. “Tu tâm” chính là nghĩa này!
* Phải nói
rõ bổn tâm mỗi mỗi hàm linh, từ con kiến đến chư Phật Tổ ba đời thảy chẳng
khác. Phải chánh tín tâm mình xưa này là Phật (chơn phật) không là vật gì,
không tánh tướng, không tên gọi… một tánh thiên chơn.
- Ngôn
thuyết thảy do đối cảnh mà lập, tâm chẳng do đối cảnh mà có mà không nên ngay
khi lập danh tâm – Phật – bồ đề – niết bàn đã trở tahfnh lời rỗng. Trên danh
rỗng kiến lập tánh tướng: thanh tịnh (do đối trị với động loạn), vô nhơ không
sạch, tự nhiên – nhơn duyên … chính những niệm này hoàn toàn là vọng niệm, đã
là cấu nhiễm, đã là nhơ, đã là động … rồi vậy! Ngôn thuyết chỉ là phương tiện
nhất thời như thuyền, người cần qua sông thì đã đến đích, đích đến không phải
là thuyền.
2) Lời hai:
* Mê – trói
buộc sinh tử do hai:
- Tập khí
từ vô thủy nên bảy thức vốn tự lay động, nơi chánh chiếu trở thành vin theo.
Như mặt trời tánh nó là chiếu sáng mà chẳng có dụng tâm chiếu (gọi là chánh
chiếu), nhưng do chạy theo cảnh (vin theo) tự sanh tà kiến.
* Vọng
tưởng, tà kiến không thật có. Vì duyên theo cảnh (ảo ảnh của thế giới vũ trụ)
sanh tình thức, kiến lập pháp giới.
Cảnh đã
không thật, cho đó là có thật, nơi cảnh tự tánh không có vọng sanh sắc tướng
móng khởi lên yêu ghét, tham ái. Luyến ái tham ái nghiệp trở thành dây trói
buộc sanh tử (nghĩa thô), chẳng thấy nghiệp thức mê mờ (nghĩa tế) tự mình luân
hồi sanh tử.
Sanh tử vốn
không thật có chỉ một bổn tâm. Mê ngộ không khác vẫn là âm thanh rỗng đâu từng
dính dáng bổn tâm. Phàm thánh, bồ tát chúng sanh…chỉ do phân biệt.
Vọng tưởng,
sanh tử đâu thật có sao lại phải đoạn điệt phá trừ. Biết nó chẳng thật có đâu
cần lập nghĩa không, chỉ tự thôi dứt.
Ra ngoài
tham cầu, chẳng cầu pháp (thật có mê đâu mà cầu đắc, có mê mới có đắc, đắc đó
lại chính là mê) cho đến chẳng phật (dùng Phật làm gì?). Thế nên buông lời luận
giải chỉ thấy là một trường lý luận suông, chỉ là danh tướng.
Dẹp sạch
mọi thứ ngôn ngữ, kiến giải khiến người tự thôi dứt.
* Đừng cầu
hiểu biết, cho đến tri kiến Phật, Phật huệ, Phật trí: Dùng biết làm gì? Chỉ cần
dứt đường tâm, làm người vô sự. Nếu Thế tôn cầu học cầu hiểu có đâu phí nhiều
năm qua các bậc tôn túc, các bậc thánh nhiều năm, rốt lại tự thôi ngồi dưới cội
cây bồ đề quán xét tìm tòi bổn tâm. Bốn mươi chín ngày tận lực bình sanh chỉ
như người đục đẻo hư không chẳng được ích lợi gì. Chính khi sức đã tàn lực đã
cạn, tự thôi dứt thế là xong. Nào đâu dưới cội Bồ đề ngài ngồi tòa sen có tứ
chúng vây quanh! Đừng lầm hội, Thế tôn không đắc Phật vì bổn tâm vốn là Phật há
đắc thêm Phật nào khác. Nào đâu Thế tôn cần học cần hiểu từ chư Phật quá khứ ba
tạng mười hai phần kinh! Tất cả lưu xuất từ chính tự tánh thiên chơn của Thế
tôn mà mỗi mỗi hàm linh đều như thế. Trên cảnh há có gì Thế tôn cần học cần
hiểu.
3) Lời ba:
Rời cội Bồ
đề, tùy đương cơ Thế tôn dựng lập Tứ diệu đế khiến người tham sân si chứng niết
bàn tịch tỉnh giải thoát, từ chấp ngã (đại ngã – tiểu ngã) thế tôn thuyết vô
ngã (không phải nghĩa không có cái bản ngã, đã không bản ngã thì hết chuyện)…
đến hội Pháp Hoa.
- Ba thừa
chỉ như hóa thành, mà thật chúng đều là con Phật. ba cổ xe không phải vấn đề
(quả vị thánh) mà cái chính là con cái Phật, là Phật (bổn tâm). Chớ nhận phương
tiện thành cứu cánh.
- Đứa con
xa nhà từ bé, quên đường về, quên cả xứ sở, quên cả cha lưu lạc thành gã cùng
tử. Tâm trí hạ liệt đã vào đến nhà chẳng chịu nhận cha. Mười năm hốt phẩn đổ đi
(an trú trong thần lực Phật, bỏ dần mọi kiến giải hư dối) mới thừa đương tổ
nghiệp.
Bốn mươi
chín năm tiếp dẫn vô số người chứng các quả vị thánh theo ba thừa tu hành.
Nhưng chẳng ai rốt ráo Bồ đề.
Nơi hội
Linh Sơn Thế Tôn chẳng nói một lời, đứng đó cho mọi người nhìn thấy. Thật không
một lời, không sự cũng chẳng có lý. Chính khi ấy, liền khi ấy đại sĩ Ha Ma Ca
Diếp bật cười. Từ đây chỉ là người không tâm, tùy duyên tiêu nghiệp cũ. Không
một pháp, không một tâm, không một lý một sự có thể được. Thế Tôn trao cà sa
kim lan cho Phật tại thế.
Chẳng phân
tam thừa, chẳng vì đương cơ sâu cạn, một lối tẻ từ nay Tổ Ca Diếp truyền thừa
về sau. Bất cứ ai từ hàng sơ cơ đến hàng thập địa, hễ tín tự tâm mình xưa này
là chơn Phật đều có thể thừa đương.
Ra ngoài ba
thừa (Pháp Hoa), chẳng biết thứ lớp tiệm tu (kinh Viên Giác), dứt luận đương cơ
(tiểu trung đại). Một bổn tánh thiên chơn ra ngoài dựng lập và phỉ báng.
_ _ _ _ _
Tử sanh
hằng như mộng
Ba xe, bóng
tiền trần
Không đèn,
cần tìm bóng
Tỉnh giác
bóp bàn chân.
Xí trước
cái! Kẻo lại có người nắm cứng hỏi: Vậy chẳng là buông lời lập lý sao? Đủ ba
lời thì không mắc đại họa sao?
Xin trích
công án Tổ Bá Trượng và Hoàng Bá.
Đến tôi, Tổ Bá
Trượng kể lại nhân duyên con chồn, sư Hoàng Bá bèn hỏi :
- Người xưa chỉ đáp
sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 năm, nay chuyển ngữ nào cũng
không đáp sai thì như thế nào?
Tổ Bá trượng nói:
- Lại gần đây ta
nói cho nghe.
Sư Hoàng Bá đến gần
bạt tai Tổ bá Trượng một cái.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét