Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Phán quan và nhân tâm (phần 2)



Phán quan và người nuôi chó

- Bẩm Phán quan! Ông Cống lết vào điện!

Một người đàn ông cũng trạc tuổi ông Hiến đang cố lết vào điện thật. Chẳng cần biết nội tình gã Ngớ cũng hiểu trong lòng  ông Cống tức giận đến mù quáng, người càng có tâm thư thái thì chẳng những không xích xiềng nào trói buộc được mà ngược lại bước đi nhẹ nhàng.

Gã còn nhớ lần đầu vào điện, cô gái ấy cũng có mang gông đeo xiềng dù nhẹ nhưng hóa ra cô ấy cả đời kham nhẫn nhịn nhường tất cả người thân lẫn người ngoài, cả đời chưa từng tham lạm lại tận tụy vì mọi người với tấm long từ ái. Nhưng lòng cô ấy giữ điều uất mà tự mang gông. Sau khi đạp quỷ tốt một phát chúi nhủi tuôn trào những dồn nén uất ức và bật khóc, cô ấy phút giây gông xiềng đều tan và tỏa sáng, nhiều thiên sứ đã hiện thân chào đón cô.

- Hai ông chịu phán xử hay không?

- Bao nhiêu năm rồi! Để  cha con tôi tâm sự với nhau rồi tính!

- Vậy ra ngoài hay qua mép tường mà nói chuyện. Nói nhỏ thôi! Cấm khóc, ta ghét khóc nhè lắm.

- Bẩm phán quan anh Tép mang xích cổ lôi cây cột vào điện!

Quả thật! Trên cổ anh ta có một cái vòng và một sợi dây xích nhỏ móc vào một cây cột, anh cố bước đi thì phải gồng sức lôi một cây cột gỗ. Gã Ngớ ngạc nhiên vô cùng. Gã có cảm giác như dây xích chó.

- Thưa phán quan! Con tuy không phải người tốt nhưng cũng bình thường như mọi người. Con có tội gì mà có cái vòng cổ này từ ở ngoài, vừa vào cửa lại có sợi dây xích và cây cột! Xin Phán quan xét xử con nhẹ tay.

Nói xong anh ta khóc.

- Nín! Bà Vú đâu ra cho nó ti.

Một người đàn bà to béo da ngăm ngăm bước thẳng đến chỗ anh Tép và bồng anh ôm vào lòng như mẹ ôm con. Hoảng sợ anh la lên:

- Lạy bà! Bà làm gì con vậy!

- Cho con ti để con nín khóc

- Ti là gì?

Tên quỷ tốt nhanh nhẩu:

- Là cho ngươi bú … sữa đó! Ti xong anh hết khóc rồi anh lú luôn!

Giảy mạnh người thoát khỏi lòng bà Vú, Tép quỳ xuống lạy quan phán:

- Con lạy quan phán, con nín khóc rồi! Tha cho con

- Đứng lên đi! Chẳng cần phải quỳ vì chẳng để làm gì! Ngay với Thượng đế ngài chỉ mong các ngươi xà vào lòng người như con trẻ để ngài che chỡ yêu thương. Ta là cái cóc khô gì mà cần phải quỳ. Đứng lên! Không vâng lời ta cho quỷ tốt đánh ráng chịu.

- Con hiểu rồi! Con xin khai. Con hay nhậu, nhậu xong là hay la hét cãi nhau, nhưng không đánh ai bao giờ…. Con cũng chưa từng ăn chay. Con đâu có biết chết rồi lại còn có cái âm ty hay thiêng đường. Con chỉ xin được quan Phán xét xử nhẹ tay.

- Anh Tép! Những việc như vậy dù không có công nhưng chẳng ai luận tội! Anh như mọi người được cha mẹ sanh ra cần có ăn uống, con người là giống ăn tạp nên thịt cá là cần thiết. Ăn thịt cá mà mê đắm cái ngon, tàn hại sinh linh, săn giết đến tuyệt chủng là hủy hoại cân bằng trong tự nhiên. Vì miếng ăn ngon, vì mặc áo đẹp vì nhà cao cửa rộng mà sanh tâm ác mới là tội. Anh nghèo chẳng sanh tâm ác, an phận miếng rau con tép, dù chẳng mở lòng từ bi theo đức Thế Tôn dạy thì đó chỉ là nghiệp quả. Nhưng ở đây ta chẳng xét viẹc đó mà xét việc ngươi nuôi con chó là chỗ gúc mắc của anh!

Ngươi đang mang xích chó là lẽ đó!

- Con mà hiểu Phán quan nói gì con chết liền!

- Anh chết rồi còn chết gì nữa! Bộ đeo xích cho rồi khùng hả?

- Quỷ tốt! Im lặng. Đây là chức phận của ta, không phải của ngươi!

Phán quan nhìn anh giây lâu, gã Ngớ biết Phán quan đang xót xa cho kiếp con người.  Gã sực nhớ một người bạn có nhắc lại câu “Vi nhân nan”, gã hiểu ở ngay chính gã “làm người khó biết bao!”. Chỉ có người giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương muôn loài mới mở được tâm trí cho mình để quay đầu hướng thiện. Yêu thương là phương tiện duy nhất và yêu thương với gã còn là cứu cánh tối hậu. Nhưng ngay cả khi yêu thương thì bậc Thánh chỉ biết bao dung và mở đường cho “hươu chạy” bằng vạn cửa Phổ Hiền. Còn gã! Gã không phải thánh, gã chọn thế gian và tận cùng đáy lòng gã chỉ biết đó là con đường dành cho gã.

- Ta hỏi anh! Con chó anh xin về hay tự xin được đến ở với anh/

- Dạ! Mấy con chó của con, con xin về nuôi. Nhưng con cho nó ăn uống đàng hoàng mà phán quan! Nó bệnh con ẳm đi khám thú y. Con chích ngừa dại cho nó đầy đủ.

- Con chó nó có thương anh không? Ngay cả khi anh hay đánh nó, nó có giận hay vẫn thấy anh nó vui mừng vẩy đuôi và cố đến gần anh dù dây xích kéo căng giữ nó lại? Anh có bao giờ đáp lại tình yêu của nó dành cho anh không? Con chó do điều kiện khách đến phải xích giữ vì nó không biết phép tắc của con người. Nhưng lúc không ai, nhờ có sân, rào đủ cao đủ chắc anh vẫn xích chúng lại. bản năng chúng cần chạy nhảy đi chơi, nhưng đến được tự do đi lại trong sân thôi cũng không được. Ta lại hỏi anh, con chó đã làm tròn công việc của nó với gia đình chưa? Nó bảo anh và những người thân, nó là người người bảo vệ với bọn trộm cắp. Ta nói anh hay với tình yêu nó dành cho mọi người, nó làm công việc của nó mẫn cán hơn bất kỳ ai mà anh biết, nó mệt, nó bệnh, nó buồn ngủ nhưng một việc bất thường nó liền thức và cảnh giác. Vậy nó đáng là một thành viên trong gia đình chưa?

- Thưa! Thưa…

- Không đáp lại nổi vui mùng chào đón của nó dành cho anh là lãnh cảm, xích cho suốt ngày đêm là ngược đãi với một thành viên trong gia đình. Dù nó là chó, việc xích không ai trách nhưng nhà có sân lại xích nó suốt ngày đêm là quá dộc ác không thể chấp nhận. Nhà không sân phải dẫn nó đi chơi chứ.

Tép im lặng, anh trầm ngâm suy nghĩ. Phán quan cảm nhận đầy đủ và quyền năng bí mật ngài khiến anh nhớ lại rõ mồn một ánh mắt con chó nhìn anh, nó vẫy đuôi… nó sủa đe dọa người mà anh cãi vả….

Anh Tép chợt rơi nước mắt, anh không ngờ mình vô tình đến vậy. Anh cảm nhận không phải long trung thành của chó dành cho anh mù quáng mà còn một tình cảm yêu thương mà những con chó anh nuôi đã dành cho anh.

- Thưa Phán quan! Tội con quá rõ, con đã đày đọa khắc nghiệt với những con chó bằng sự độc ác vô cảm của con người. Con xin chịu tội và chẳng dám xin được khoan dung. Con chỉ tiếc là không được vuốt ve những con chó mà với con lúc này đây là những người bạn quý!

Vòng cổ, xích và cây cột gỗ chợt biến mất như một trò ảo thuật. Anh chợt thấy mình nhẹ nhàng an lành. Anh thấy rõ mình mình cần hướng đến.

- Thưa phán quan! Nếu con còn được trở lại làm người thì con xin được kiếp sau làm người xuất gia xin Phán quan giúp con.

- Làm người hay làm thú hay vào địa ngục là do anh, anh Tép à! Ta không có quyền gì kết án. Còn hiện tại trên trần người chân tu thì ít, kẻ vì danh vì lợi thì nhiều. Bậc Thánh thì không thể mở lời còn bọn mồm mép thì mặc tình phá hoại Phật pháp. Nếu phát nguyện tu hành thì tu ở nhà có gì ngăn trở. Ngăn trở anh chính là tham sân si, tam độc đó ở ngay tâm anh vinh theo ngoại cảnh mà mê đắm sai lầm.

- Con xin vâng lời Phán quan!

- Sao anh không làm người người dạy thú. Thường ai theo nghề đều là những người rất yêu thú vật!

- Tôi nghĩ tu hành tốt hơn chứ! Nhưng anh là ai?

- Tôi là Ngớ! Chỉ vì dù tu tại gia nhưng qua lời “diễn giải” vặn vẹo của đám tăng lữ dễ khiến anh mù quáng sai lầm lắm.

- Ngớ! Anh ta tự có duyên, chẳng cần anh lo. Quỷ tốt! Ta thấy máy bay con cá heo đã hiện, hãy dẫn  rồi dìm đầu anh ta vào bể khổ.

- Vâng!

(còn tiếp)

5 nhận xét:

  1. Nhà Ong thích đoạn đầu, nhắt đoạn cô gái tự mang gông, lờ mờ hiểu dần ra rồi ạ,
    Nghề dạy thú?ở đâu dạy nghề này chứ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TT nhớ mãi câu "bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta..." Nên truyện của TT có 2 loại gông. Gông nào cũng là tự mang.
      1) TT nghĩ thời bắc thuộc ngàn năm, vẫn có người câm phận sống đời nô lệ (vì cho rằng xã hội là như vậy, pháp luật và nhà cầm quyền đã được thừa nhận). Kham nhẫn, chịu đựng ... hy sinh nhưng không phải là không uất ức. Người hiền lành tốt mấy cũng đã tự mang gông rồi vậy!
      2) Do nghiệp quả! Làm ác thì gông to, xích lớn.
      Còn độ nặng nhẹ lại do mức độ hỉ nộ ái ố dục lạc nông sâu mà khác nhau.
      Chuyện cô gái là ở tập đầu tay bên blog yahoo. Cô ấy đã dồn nén bao ấm ức kể cả với người ngoài lẫn người thân, tự nhận chịu thiệt thòi hy sinh. Nhưng ấm ức vẫn là ấm ức. Đạp một cái không phải là thù hận căm ghét mà là giải tỏa lòng mình. Lòng đã giải tỏa thì gông tự tan.
      Rất vui được Ong khuyến khích (TT được ủng hộ nên còn viết tiếp).
      Nghề dạy thú có 2 nơi: một là gánh xiếc, hai là nghề dạy chó. Ngoài kiến thức + kiên nhẫn còn đòi hỏi một phẩm chất cao nhất là :yêu thú Ong ạ!
      vào một trong 2 chỗ đó, Ong sẽ bị nghề đó cuốn hút. Một thế giới mở ra khi ta biết về thú như "mỗi con vật mỗi tính cách rõ rệt, ngu dại khác nhau, tình cảm chúng luôn có nhưng dành cho người dạy ở mức độ nào lại càng khác biệt"

      Xóa
    2. Ayza ....yêu thú thì hẳn rồi, nhà bạn Ong lúc nào cũng nuôi chó( khoe rồi kỷ lục 12 em), gà, gà tre làm cảnh, mèo ,khỉ,chim , còn muốn nuôi ngựa nữa, nhất là thích có gấu trúc để chăm nữa.
      Vẫn nhớ kể với bác TT ta sẽ cuốc đất trồng rau an phận,thế thôi ạ.

      Xóa
  2. HN đọc xong phần một, một ý nghĩ xuất hiện, định viết comment nhưng lại chạy qua bên này đọc tiếp xem sao, thì ra, kết luận của anh TT, gông xiềng cô gái tiêu tan và tỏa sáng, vòng cổ, xích, cột nơi người anh Tép tiêu tan là kết luận mà tác giả chìu lòng người đọc và thực tế phải như vậy. Phán quan đã thực thi công vụ hợp nhân tâm (chính là hợp thiên đạo). Rất vui vì câu chuyện có một happy end!
    Còn cái ý nghĩ xuất hiện từ đầu là tiếc cho ông Cù Huy Hà Vũ, anh Hải Điếu cày và bao nhiêu người không vào được tòa án này. Chắc là do biệt nghiệp của hai người và công nghiệp dân mình nặng quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng! TT luôn nghĩ cái gì hợp lòng dân thì còn, cái gì trái lòng dân tất bị diệt vong. bắt giam mãi không xử như anh Điếu Cày, đuổi luật sư ra khỏi tòa của vụ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (nhất là chứng cứ là máy tính của tiến sĩ sau khi bị thu giữ. Cho dù trong máy tính vốn có những tài liệu... thì đó không thể là chứng cứ, vì bất cứ ai đèu có thể copy - paste những tài liệu từ ngoài vào) những nghi vấn của luật sư cũng như của một số người (nhiều ít - không biết) là hoàn toàn có cơ sở.
      Không thể buộc dân tin vào cơ quan điều tra. Niềm tin không tự dưng mà có, càng không thể vô cớ buộc người khác phải tin.
      Cả việc cô bé sinh viên Phương Uyên cũng dậy lên làn sóng "tội danh" đến là kỳ cục và chứng cứ để quy kết chính TT cũng chưa được hiểu nên cũng hoang mang.

      Xóa