Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Phán quan và nhà sư vô thường (phần 1)



Gã thường chẳng bao giờ nhìn sư sãi trên đời. Bởi lẽ đằng sau miếng vải may thành áo mà người ta gọi là áo cà sa, kẻ mặc áo đó luôn được mọi người vị nể bắt đầu bằng việc chắp 2 tay và mở đầu bằng hai từ “thưa thầy!” cho dù phần đông bọn họ trẻ thì học hành biếng nhác, lớn chẳng muốn nhọc thân lao nhọc chui ngay vào chùa tìm chỗ dung thân.
Ngoài ba mớ lý thuyết “phật học” còn lại là chỉ biết đi tụng kinh cho tang lễ… Đó là chưa kể việc họ thu vén tiền bạc để xây chùa và cả làm điều ngông cuồng dại dột như cho tạc tượng mình ngồi tòa sen và cùng các đệ tử tranh nhau sở hữu số tiền mà bá tánh góp cho chùa…
Giữa điện Diêm la, một lão sư râu bạc và đến lông mi cũng bạc đang đứng. Việc có gì mà lạ! Họ là bậc tôn quý ở trần nhưng ở đây họ là kẻ mê lầm, ở dương gian họ là những kẻ ngồi trên ghế cao với quyền sinh sát và sai khiến trăm triệu đồng bào thì ở đây họ mang gông đeo xiềng vì ác tâm không dứt. Nhưng lão sư với nét mặt an nhiên làm gã ngạc nhiên! Bất cứ ai tâm trong thì xiềng xích oan nghiệt sao bám được họ và vì sao họ có mặt ở đây!
- Ông tên gì?
- Vô thường
- Ông muốn tự đi hay còn điều gì gút mắc?
- Tôi cả đời tu hành chân chánh, nếu chưa vào quả vị Thánh thì cũng sanh vào cõi phúc. Sao tôi lại ở đây mang gông đeo xích như vây? Ngài Phán quan có nhầm lẫn không?
- Ta nào có lôi ông đến đây được? Mỗi người tự đến và tự đi theo nghiệp thức và tái sinh theo bản nguyện. Đừng nói đến ta, cho dù Thượng đế cũng chẳng thể nhét ông vào đây hay lôi ông đi đến chỗ khác mà được. Là người tu hành, ông hẵn tu học nhơn duyên và rõ nhân quả.
- Tất cả vô thường! Nếu chẳng phải như trần gian, các quan chỉ chuyên vu oan hãm hại người công chính. Vậy xin Phán quan cho tôi biết vì sao tôi ở đây và mang gông xiềng?
- Nói thật với ông! Ta tiếp chuyện từ bọn con buôn đến lủ vua chúa trần gian hay bầy triết học duy vật tuy nhàm chán cũng còn có chút  cơ hội khiến họ nhìn thấy điều uẩn khuất. Nhưng với đám sư sãi thời nay thì ta ước ta được nói chuyện với cái đầu gối của ta còn hơn.
- Vậy là sao? (nhà sư vô thường hoang mang, thái độ an nhiên biến mất)
- Ngớ!
- Dạ! Hình như Phán quan muốn đổ đầu cho con việc của người?
- Đúng! Chỉ cần ngươi làm rõ cái vô thường là xong
- Thưa Phán quan! Con chỉ có thể làm “không rõ” cái nghĩa vô thường được mà thôi!
- OK! Ta chỉ mong ngươi làm rõ nghĩa vô thường, ngươi lại làm đến việc “không rõ nghĩa” vô thường thì còn gì bằng.
- Nhưng con sẽ được gì thưa Phán quan! Có ai làm không công cho ai bao giờ!
- Ngớ nè! Ở đây không xài tiền, không đô la, đến vàng ngọc thì ngay bọn quỷ tốt cũng chẳng biết dùng làm gì, vương miện xâu ngọc chũng cũng chẳng đội không đeo, vì cứ nhìn vào gương là chúng oải với cái mặt “quỷ tốt”. Ở đây lại chẳng đói không bệnh nên chẳng cần ăn uống. Rượu thì ta mỗi tháng chỉ được vài lít, nhưng cũng đâu nhẫn tâm giật lại khi bọn quỷ tốt chôm chỉa. Đã vậy! Ngươi thường đói ăn, cho ngươi uống rượu ngươi lại càng thêm đói. Ta thật chẳng có gì cho ngươi. Ngoài việc mai mốt ngươi mãn phần đến đây ta bớt cho vài chục gậy về tội chữi đổng.
Quả nhiên! ở thế gian của gã cái gì cũng có thể thương lượng được, cái gì cũng có thể mua bán được. Còn ở đây chẳng có cái mẹ gì để mặc cả.
- Vậy xin Phán quan cho con và ông thầy chùa có lại cảm nhận như thân xác nơi trần thế!
- Được!
_ _ _ _
- Ông thầy chùa! Tôi hỏi ông vài câu nhé!
- Con phải nói với lão tăng là: thưa thầy! Cho con hỏi thầy vài câu.
- Ông bao nhiêu tuổi mà tôi phải xưng là con
- Lão tăng 82 tuổi
- Vậy ông còn thua hàng cháu chít sau này của tôi. Tuổi tôi không khác tuổi trời đất. Sao xưng con được. Ông giỏi hơn tôi và phải là tôi cầu học thì mới gọi ông là thầy. Đằng này chưa rõ ông giỏi hơn và tôi càng chẳng cầu học, miễn cưỡng gọi thầy có nên chăng?
- Ừ! Vậy cũng được, thảy vô thường. Con hỏi đi, thầy trả lời!
- Thân ông có vô thường không?
- Vô thường vì sinh trụ hoại diệt
- Đi đứng năm ngồi, cử động dùng thân vô thường là thường vô thường?
- Đi, đứng nằm ngồi, cử động là vô thường vì bất định (biến dịch)
- Vui buồn, đau đớn… là thường vô thường?
- Thảy vô thường vì không có tự tánh. Nếu vui là tánh thì vui mãi không có buồn, buồn … cũng như vậy, sinh diệt rõ ràng.
- Ông có nghe câu của Tí Vua (dân Xì trum) nói với tí thợ: anh hãy đem cái xì trum xì trum lên cái xì trum thì sẽ được xì trum, rồi xì trum cái xì trum cho ta!
- Cha sanh mẹ đẻ đến giờ mới nghe lần đầu! Là nghĩa làm sao?
Gã Ngớ bèn tiết một phần hết sức nhỏ nhoi những tức giận của cuộc đời gã, gã bước đến đè đầu sư Vô thường xuống và nện chí tử, bằng đòn thù đúng nghĩa của nó. Gã biết sư Vô thường chỉ đau chứ không thể chết. Gã đấm, đấm rồi đạp. Sư vô thường không ngờ diễn tiến bất ngờ, đau và sợ hãi là thứ duy nhất hiện có, lão ông che lấy mặt và bật lên tiếng kêu:
- Không phải em, không phải em, tha cho em!
- Cái vô thường (tay chân.. của gã Ngớ) vô thường (đấm, đá, đạp) lên cái vô thường (đầu, cổ lưng bụng… của sư Vô thường) khiến cái vô thường (thân thể và cảm xúc của sư Vô thường) phải vô thường (rúm ró, sợ hãi, van xin). Xin hỏi ông Vô thường, đã là vô thường thì không thật. Vậy nơi địa ngục vô thường sẽ tra tấn vô thường vào thân vô thường của ông, hẵn với ông vô thường vẫn an nhiên vô thường. Đúng không?
- Cha mẹ ơi! Sao mới xuống đây, tui bị một đám bu lại đánh chữi sao không hề đau gì ráo. Vậy mà ở điện Diêm la lại đau thế này!
- Vào địa ngục vô thường sẽ đau vô thường trăm vạn lần hơn. Cùng là vô thường, mà đau vô thường ở đây thua xa đau vô thường ở địa ngục vô thường. Nhưng ăn nhằm vô thường gì với ông sư Vô thường, tất cả vô thường!
- Vô thường thế này thì chắc không phải như vậy rồi!
- Sao lại không phải!
- Phật dạy thì không thể sai. Chắc tôi hiểu sai
- Hay ông không hiểu rõ nghĩa vô thường?
- Chắc chắn rồi! Tôi không hiểu nghĩa vô thường
- Thưa Phán quan! Con đã làm xong việc “không rõ nghĩa” vô thường.
Mọi cơn đau biến mất, gông xiềng chợt như nhẹ đi. Sư ông Vô thường đứng hoang mang giữa điện. Phán quan nhìn lão và bằng giọng nói trầm trầm:
- Ngươi lập ý “vô thường” để tu hành là chấp trước thế giới vô thường, đồng nghĩa có cái tâm hằng thường. Vậy ta hỏi ông Phật tâm có vô thường không? Hay phật tâm hằng thường?
- Thưa Phán quan, theo tôi hiểu thế giới, mọi vật sắc tướng là vô thường, Phật tâm vì không là vật gì, nó không thế định nghĩa, nó không ngắn không dài, không . . .Và phật tâm hằng thường..
- Này ông! Đã là không phải vật. Vậy sao ở đâu ra cái nghĩa không ngắn dài, không động tịnh, không thuộc có không (*). Ông chỉ học vẹt chữ nghĩa, trên danh lập nghĩa tự sanh kiến giải, đã không tự ngộ trên bản tâm chỉ ngộ trên danh tướng lại tự cho mình đúng. Cả đời ăn của bá tánh, thu vén biết bao tiền bạc để xây chùa đẹp, để có cuộc sống nhàn nhã tiện nghi khi bá tánh sống đời lam lũ. Bá tánh kính trời thờ Phật. Các ông mượn chiếc áo cà sa để trục lợi. tội đó còn rất nhỏ, mở miệng thuyết pháp toàn lời sằng bậy làm sai lạc kẻ phát tâm tội đó cũng còn nhỏ dù nó đủ để ông trôi vào địa ngục vô gián, tự dối chính mình làm tuyệt mất tụê mạng của Như lai thì nặng đến nổi không có từ ngữ để gọi. Tội lớn nhất là tự dối mình.
Ông sư Vô Thường khúm núm chắp tay cố ra vẻ đang lắng nghe lời dạy của ngài Phán quan và luôn miệng “dạ! dạ!.
Phán quan thở dài, người biết với bọn sư sãi chỉ biết y kinh tầm nghĩa này thì dù Di Lạc ra đời cũng chỉ mất thời gian nhổ hết lông đầu.
- Thôi được! Ông chẳng cần dạ dạ. Cho dù ông có thái độ nghênh ngang khinh mạn hay khúm núm sợ sệt cũng chẳng can dự gì vào việc của ông cần. Ta sẽ cho cho ông cơ hội đọc lời thuyết giảng về vô thường của lão Gàn.
- Dạ! dạ! Con rất muốn được nghe lời dạy của thầy “Thích lão Gàn”, xin cho con hỏi thầy “Thích lão Gàn” đang ở đâu?
- Ông ta là lão Gàn, chứ không phải thích lão gàn. ta không rõ, lão y như nhà thơ Bùi Giáng lúc còn tại thế! Lão đi lung tung và đánh người sinh kiến giải. Chỉ biết sau khi lão thuyết giảng về “vô thường” lão đã bị lôi đến đây và bọn quỷ tốt đã nện cho lão một trận đòn lớn nhất trong lịch sử 15 năm vừa qua của điện Diêm la. Có điều lão Gàn không la một tiếng nào?
- Gớm! Lão Gàn lì đòn thật nhể. Lão ta có tội gì vậy Phán quan! Còn người nghe thì được công đức gì?
- Lão có tội là đã mở miệng! Còn phần đông trong số người nghe cũng bị một ngày tra tấn ở điạ ngục vì tội trên lời nói mà sinh kiến giải.
- Là sao?
- Là nghe thời nghe, bọn sơ căn thì dùng để bỏ cái sai thì được, trên lời nói mà sanh hiểu thì đó là tự dối.
(*) Lời dạy của Sư Hoàng Bá trích trong Chung Lăng Lục.

2 nhận xét:

  1. Ồ, may mắn là bạn Ong được gặp các nhà sư khá nhiều,cũng khá nhiều vị chân tu ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ong thật may mắn! TT vẫn biết có rất nhiều bậc chân tu, lìa mọi ham muốn thế gian vào cửa từ quang. Nhưng bậc chân tu này không phai TT chưa gặp, nhưng mọi lời mọi lý lại chẳng có chỗ dùng nên gặp cũng khác chưa từng gặp. Còn bọn giả tu lại náo nhiệt với lắm trò "quảng cáo" để trục lợi thì hehehe lại đình đám nổi danh Ong ạ!
      Với tất cả lòng kính trọng và tận đáy lòng TT muốn gởi một lời đến Ong với tính cách thân tình cá nhân: Cái vui chỉ tồn tại khi biết cái buồn khổ, cái thanh thản tỉnh lặng chỉ có khi người thấy có cái động loạn. hai cái luôn nương nhau là dời đổi mà liền đó là sinh tử. Có mấy bài Ong viết TT cảm thấy vui vì Ong vui và tìm được sự bình an. Nhưng thật khó viết lời còm. TT luôn luôn ghé thăm và luôn đọc bài của Ong viết.
      Chúc Ong luôn vui khỏe.

      Xóa