Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Dâng hoa lễ Phật



Đó là ngôi chùa cổ theo đúng nghĩa bóng, nó nằm bên sườn núi cách một cánh rừng với các xóm làng, người dân còn lo cơm áo gạo tiền nên việc viếng chùa cúng lễ thường người và cũng hiếm hoi.
Nhưng từ lâu những việc linh ứng xảy ra, việc từ vị sư lập chùa truyền đến nay các sư đều giỏi việc bốc thuốc chữa bệnh lành tay đã được truyền tụng đủ xa. Có điều, vị sư già trụ chùa chẳng bao giờ có lấy một lời nói về sự linh ứng ngoài việc tận tâm chữa bệnh như một thầy lang. Sư cũng chẳng hề niềm nở với người dâng lễ cúng chùa. Ngôi chùa Vô Ấn vắng người và luôn thanh tịnh cùng với núi rừng giữa đất đời hoang dã.
Ngôi làng gần chùa nhất đã trở thành nếp, với họ Phật không phải ở chùa mà hiện diện cả trong đời sống thực của họ, họ chẳng thắp nhang, chẳng thỉnh tượng thỉnh hình về thờ lạy, thậm chí tràng hạt cũng chỉ có các cụ ông cụ bà lên chùa thỉnh và dùng nó vừa lần vừa tụng kinh vào những đêm vắng lặng, những chuỗi hạt đó họ tặng lại cho con cho cháu, cho những người ở xa mà họ yêu thương. Nhưng để tỏ trọn lòng thành kính, những ước nguyện lớn họ lên chùa cầu xin, như cầu có con, cầu cho người đi xa bình an, cầu được mùa, cầu phúc cho con trai mình cưới vợ cầu cho con gái mình lấy chồng gia đình chúng được yên vui hạnh phúc…
Trong làng có một gia đình phú ông có nàng con gái Thùy Dương đến tuổi lấy chồng, cưới gã vốn dĩ bề ngoài thường dễ dàng với người ngoài cuộc, nấu nướng mời họ hàng bằng hữu xóm làng đến dự là xong. Nhưng không chỉ có vậy cơ hồ duyên nợ lại in tuồng như trò đánh đố. Là cha mẹ ai nấy đều là người khôn ngoan từng trải, đều mông muốn điều tốt cho con, nên việc kén rễ thường do họ chọn mà quên mất lấy chồng là việc trăm năm trọn đời của con mình.
Cha mẹ Thùy Dương cũng đã ưng chàng trai con ông phú hộ làng bên, chàng học hành cũng giỏi, ra dáng công tử thanh lịch hơn người, từ khi gặp Thùy Dương chàng đã không cần đốn cũng ngã. Nét dịu dàng duyên dáng của nàng, đôi mắt sau hun hút chứa cả bầu trời, chàng đã lân la theo đuổi cũng đã 2 năm. Thế nhưng nàng Thùy Dương đã có bạn tâm đầu là một nông dân của gia đình nghèo khó.
Khi mà con người bế tắt với khả năng của mình, khi mà niềm hy vọng hầu như đã tẳt, khi mà ước mơ và tình yêu không đoạn két con người chỉ biết cầu xin nơi đấng thiêng liêng với thân phận bé nhỏ và lời khẩn thiết. Thùy Dương trong lúc rối bời họ đã nhớ đến ngôi chùa Vô Ấn.
Nhưng với sự ngây ngô của con người Thày Dương lấy một số tiền khá lớn mà không thưa qua cha mẹ đến cúng dường cùng lễ vật để cầu xin. Đúng lúc vị sư già trụ trì có ở đó là người rất ngạc nhiên, sau khi nàng cầu nguyện thì một chú tiểu nhắn nàng đến gặp sư già. Sư già im lặng rất lâu cơ hồ không hay biết Thùy Dương đang chờ, nhưng thái độ thiếu bình tỉnh và cảm xúc đan xen nhau vị sư già đã biết có điều uẩn khúc. Sau khi lắng nghe nàng kể, vị sư già chợt hỏi một câu:
- Số tiền này của nữ thí chủ hay của cha mẹ người?
Thùy Dương bối rối thật sự:
- Thưa thầy! … của gia đình con . . . của cha mẹ con
- Vậy khi lấy để cúng chùa, cha mẹ nữ thí chủ có biết không?
- ….
Nàng im lặng hoàn toàn vì chẳng thể trả lời. Vị sư già trọn tâm hồn tỉnh lặng, thời gian chẳng tồn tại để trôi qua. Nhưng người vẫn nnắm thời gian trong tay và sử dụng nó như người nắm viên đá và quyết định. Bằng lời ôn tồn từ ái người bảo:
- Này con! Khi con lễ Phật, dù chỉ một đóa hoa do con trồng với tâm ý thành kính, thì đóa hao đó quý hơn muôn vạn cổ xe đầy hoa mà con mua bằng tiền khi con giàu có. Một lễ con lạy dưới chân tượng Phật với lời cầu xin chính đáng lương thiện, chư Phật ba đời đồng trả lễ lại cho con đủ một lễ lạy và chư thánh sẽ dốc sức giúp con trong khả năng có thể được. Còn số tiền này dù ít nhiều, nếu chưa hỏi qua cha mẹ thì nó không chính đáng, nhà chùa không thể nhận. Con hãy nhận lại và hãy đến lễ chùa với một tấm lòng hơn là của cải. Còn hôn sự con nên khéo léo bày tỏ với người mà gia đình chọn, hãy với tấm lòng biết ơn người con trai đã yêu quý mình với lòng thiết tha muốn cùng con kết tóc. Hãy suy nghĩ chính chắn rồi hành động cho phải lễ.
Thùy Dương ra về và súc động tận đáy lòng, nơi của từ bi không phải với phép mầu nhiệm nhưng lại là nơi cho tâm hồn nàng nương tựa, một đức tin mờ nhạt giờ đây đã thắp sáng lên.
Nàng về và vẫn ngây thơ, nàng cuốc một luống đất và trồng hoa huệ trắng và cả hoa Mẫu đơn hồng. Đến khi nàng có đủ bình tỉnh nàng đã thưa với cha mẹ nàng và cả với chàng rễ mà cha nàng chọn lựa.
Đến khi những đóa huệ trắng vừa chớm nở, từ buổi sớm nàng đã cắt hoa và lấy những đồng tiền do chính nàng làm ra, Thùy Dương đến chùa lễ Phật. Khi nàng ra về, chợt nàng thấy nhẹ lòng dù không biết sẽ ra sao. Vị sư già khi hay, từng ngày một người cầu nguyện cho Thùy Dương được cùng người mình yêu nên nghĩa vợ chồng.
Cuối cùng, năm sau Thùy Dương cùng người yêu đã được gia đình 2 bên chấp nhận, khách đến dự có cả chàng rễ hụt, chàng đã đến chia vui và cũng nhận ra, được yêu là điều con người thiết tha nhưng yêu cũng là một hạn phúc lớn lao không kém.
Thùy Dương cùng chồng vẫn thường đến lễ chùa và thăm hỏi vị sư già dù vị sư già cơ hồ không quan tâm sự hiện diện của họ. Nàng luôn thầm mang ơn đáng cao xanh đã tác hợp duyên cho nàng dù một lần vị sư già đã miễn cưỡng nói với nàng:
- Duyên phận của nữ thí chủ chính do tình yêu chân thành của hai người đã lay chuyển được lòng cha mẹ, xoay chuyển cơ duyên, nào phải do Phật Trời ép uổng hay cột trói mà nên. Đừng đến lễ Phật với của cải hay lời cầu xin lợi lộc, bình an ích kỷ cá nhân mình.
- Lễ Phật cúng chùa lại có phước không thưa thầy?
- Lễ Phật chính là mở lòng từ tâm, là mở trí về lẽ phải về điều thiện nơi chính mình. Còn không có thiện tâm, thiếu trí mà lễ Phật phước chẳng thấy mà chỉ tạo thêm nghiệp quả. Thà đừng lễ Phật còn tốt hơn. Nói thẳng lễ Phật chẳng có phúc gì cả vì Phật chẳng có gì để mà cho.
- Cúng dường tăng có phước không thưa thầy?
- Cúng dường người chân tu chỉ là tiểu quả được phước may mắn trong đời, nhưng nếu cúng dường chư tăng mà nghĩ là việc làm phước, kiếp sau được đẹp, được khôn, được sanh vào nhà quyền quý thì với tâm địa đó chỉ có ác báo  có trí của phường con buôn, có tiền may mắn từ lừa đảo người khác, sanh ra cũng chỉ có cha mẹ thiếu hạnh.
- Tụng kinh có phúc gì không thưa thầy?
- Tụng kinh chớ tầm nghĩa thì tâm được an, tâm an thì trí sáng, tự mình chiêu quả sanh vào cõi phúc chẳng khó, còn tụng kinh mà khởi ra dù một ý một niệm chỉ làm mê muội thêm, tụng kinh lại tưởng được phúc được phước đó là tâm tà, tự tạo nghiệp chướng chẳng đợi kiếp sau ngay đó đã là tâm ma, là dân ma rồi vậy!
- Tụng kinh mà chẳng hiểu thì cho con hỏi chư tăng làm sao tu?
- Tu là lìa tất cả, chính không khởi tưởng mà tâm vẫn định mới gọi là tụng kinh. Tâm không loạn, trí không vọng, niệm niệm mà chẳng phải ngoại cảnh, cũng gọi tâm không mà chẳng đồng vô tri giác. Đó là tu chơn chánh. Còn tụng kinh mà khởi tưởng dù là 1 niệm, 1 ý thảy thuộc thức nương trần cảnh mà tự mê lấy mình. Dù có tụng kinh vô lượng kiếp cũng chẳng được mảy tơ phúc phước gì cả, riêng nợ cơm áo thí chủ khó tránh mang họa đền trả.
- Vậy người dạy chúng con thế nào?
- Các thí chủ có mắt đâu cần nhờ lão già này nhìn hộ, các vị có tấm lòng thành, có tâm thiện đâu cần dựa vào người khác khi tâm họ có thiện, có chân tình hay không làm sao biết! Thật chẳng có gì để lão dạy bảo ai. Có chăng chỉ là người với người nhắc nhau sống sao cho phải với người khác, cho tốt với nhân quần xã hội mà thôi!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét