Hồi sáu:
Đất vàng lẫn lộn khó mà phân
Ấn ngọc người trao kẻ bất nhân
Đừng trách thiên cơ mù ác nghiệp
Sáng sớm hôm nay , tôi đành nghé nhà nhờ bác Bảy gái giúp đỡ
cho tôi gởi cái xe đạp buổi chiều để đi lộ quanh quẩn tới đêm khuya về tránh
gặp chị Năm mai mối. Hy vọng chị Năm thôi ép gã bán tôi cho bất cứ ai vừa mắt
chị ta.
- Chú Chí nè! Tránh mặt không phải cách, không lẻ tránh cả
đời. Chú cũng nên cho người ta và nhất là chính chú một cơ hội. Duyên trời lắm
khi kỳ ảo khó lường lắm.
Tôi hiểu gần đủ cái “cơ hội” đó lắm, ngoài việc hướng đến
hạnh phúc gia đình thiêng liêng, người ta đi tìm bạn đời để san sẻ nhau cuộc
sống đầy vui buồn, đầy thăng trầm sướng khổ, người ta luôn ở bên nhau. Còn có
những người “cho mình cơ hội” cũng để có hạnh phúc như có thêm nhân tình, vợ
nhỏ hay ông ăn chả bà ăn nem để biết mùi đời để thêm hương vị, hay như ông già
hơn 70 tuổi cưới vợ trẻ cũng còn dễ chấp nhận dù bất kỳ lúc nào ông cũng có thể
lăn đùng ra ngồi xe lăn cho người khác đảy đến cuối đời và tự thương mình nhìn
người vợ trẻ cũng tự cho mình cơ hội “lấy chồng khác”.
Tôi hiểu và chứng kiến không ít những tình cảm trong sáng họ
trao cho nhau, nhưng như cánh bèo xô đẩy và cũng cơ hội đến họ thản nhiên “ru
tình yêu vào quá khứ, ép chúng trong quyển kỷ niệm tình” và xe hoa rộn ràng áo
cưới.
Với tôi, ở cái tuổi chết dịch ngoài năm mươi đủ để có thể
bình an để sống một mình cho dù mai này già sẽ nằm lăn không người chăm sóc.
Nói thật, dù có người thân chăm sóc như đồng bào ta nếu mắc bệnh khó trị đòi
hỏi chi phí lớn thì sao? Sẽ chịu cái cảm giác nặng nề khi bất lực, hay bán hết
tài sản, hay cuối cùng sẽ vẫn chỉ ôm bệnh chờ chết từ chối sự cứu chữa của đám
lương y như quỷ dữ hiện nay.
Vậy ôm bệnh chờ chết không làm phiền ai chẳng sướng lắm ư!
Còn khổ ư! 2 triệu người Việt nam chết đói, đói từ từ, đói trong tuyệt vọng,
đói không còn nghĩ gì được ngoài ước mơ được cắn một miếng khoai mì. Khổ ư! Bao
nhiêu triệu đứa trẻ 18 tuổi, còn mẹ cha ở nhà, còn bạn bè sách vỡ chúng nằm
trên chiến trường giảy chết với vết thương không ngừng rỉ máu, mơ mơ màng màng
đau đớn gọi “mẹ ơi!” cho đến khi mất hoàn toàn tri giác. Cái khổ đau thể xác có
bằng như thế không?
Nhưng tôi không thể nói, có nhiều thứ không thể nói. Cái
quan trọng nhất là tình yêu dành cho nhau của con người không trọn vẹn. Nếu
luân hồi sinh tử thì hồ dễ hơn 99% vợ chồng kiếp trước không hề là vợ chồng
kiếp này, họ sẽ tìm và chọn duyên mới. Cái duyên cũ, cái lời minh thệ, khối
tình vàng đá đó chỉ là cái bóng con chuồn chuồn mà thôi! Tôi không nhận cái
tình yêu có thể đánh đổi đó. Tôi khắc nghiệt với bản thân tôi, chí ít không làm
khổ người khác trong một chuyến đồng hành trên con thuyền bé nhỏ mà chắc chắn
sẽ chìm.
Ông Bảy dịu dàng đi ra và cười hiền lành. Ông đến bên vợ:
- Bà xã nè! Tui tin chắc bà sẽ giải quyết ngon lành. Nhưng
mà cái thằng Chí này vừa lùn vừa gầy mặt mũi thì tệ quá nó lại nghèo rách mồng
tơi. Tui nghĩ nó chỉ mang khổ cho ai liều mạng lấy nó. Bà giúp thằng Chí đi!
- Bộ anh không nghĩ chú Chí hiền, lại tốt bụng cũng sẽ có
người phù hợp sao?
- Người phù hợp tui e kiếm hổng ra! Nhưng dù phù hợp mà lòng
thằng Chí không hướng về thì người đó cũng bó tay. Nó hổng phải con nít không
chịu ăn mà cứ theo đó dỗ, nó đói thiệt tự chạy vô bếp lục cơm nguội ăn thôi mà!
- Tui thấy chú Chí lủi thủi như à quên! Mém nữa tui nói theo
kiểu dí don rồi! Thấy cũng tội!
- Bác bẩy ơi! Khỏi tội cho con! Con vui vẻ sống mà. Dí lại
con sợ bị đánh chửi lắm!
- Cái thằng này! Mày làm như đàn bà con gái ai cũng hung tợn
dữ dằn hết sao?
- Nếu được như bác Bảy đây! Bác Bảy trai mới thiệt là phúc
lớn ai hổng ham.
- Mày nói đúng đó Chí! Tao cái gì cũng khổ nhưng so với cái
phúc được bà xã như vầy thì cái khổ chỉ là sợ (sợi) lông chưn (chân).
Bác Bảy gái dù biết là chồng nịnh nhưng bà rất vui vì biết
ông đã dành trọn tấm lòng cho bà và là duy nhất. Đó cũng là nguyên nhân khiến
bà hạnh phúc dù đã trải qua cuộc sống cơ hồ địa ngục nhiều năm.
Ông Bảy kéo tôi ra phòng khách uống trà! Ông đoán tôi sẽ
chuồn đi có thể vì công việc cũng có thể vì cái tính cách của tôi vốn như con
sói độc, chỉ sống một mình và ngay cả hơi hám đồng loại cũng đã dựng đứng lông
e dè nguy hiểm.
- Mày dành chút thời gian nói chuyện được không Chí!
- Dạ được! chỉ ngại con làm phiền bác Bảy chưa uống cà phê
hay ăn sáng thôi!
- Thằng này mày cũng khéo dữ ha! Yên chí đi! Tao nói tao có
phúc là có phúc thiệt. Đời người đàn ông mà có được vợ hiền như tao là hiếm
lắm.
Quả nhiên, một lúc sau bác Bảy gái pha 2 ly cà phê đem lên
rồi lẵng lặng đi ra đầu hẻm mua 2 gói xôi về để lên bàn cho chồng và đi ra sau
nhà.
- Mày thấy không mạy! tao nói rồi mà! Có vợ như tao không
uổng kiếp người!
- Nhưng sao không thấy bác gái mua đồ ăn sáng cho mình!
- Khỏi lo! Bả được ưu tiên số một. Phở, cơm chiên dương châu
nhà làm hay bún mắm gì đó không chừng. Bả nấu mỗi sáng cho mọi người. trừ tao!
Tao khoái ăn xôi, hôm thì đậu xanh, hôm xôi mặn mà tụi nó không khoái. Thôi!
Tao vắn tắt. mày ưng lấy vợ không?
- Không! Con nói rồi, con ở vậy cho khỏe!
- Được! Nhưng nhớ đừng bị sida nghe!
Tôi cười ruồi, cái thằng rách thứ thiệt như tôi thì đúng là
không thể dù muốn bén mảng đến gần mấy con gà móng đỏ cũng không được. Đằng nay
thiệt tình tôi không dại thò tay vào lửa.
- Hôm qua, ì xèo thiệt cái vụ biểu tình đã đảo Tập Cận Bình,
hôm nay chắc chắn cũng sẽ tiếp tục. Nhiều người bị bắt, bị đánh và sau này còn
tiếp tục bắt bớ nữa mày nghĩ sao?
Dẫu biết bác Bảy từng là người lính nên tuy là nạn nhân như
tất cả đồng bào nhưng nghiệt ngã hơn và nguy hiểm hơn nhiều. Ông không chỉ biết
bóp cò súng mà ông đúng là người lính chỉ biết bảo vệ đồng bào, bảo vệ quốc gia
đó là việc làm của người lính nhưng ông đọc sách hẵn là nhiều, hẵn ông suy tư
và hỏi lòng mình để biết cái phải cái trái của cuộc chiến. Về đời dân thường
cũng chưa từng tì vết thù hận. có chăng ông chỉ nổi giận với những tội ác đang
đổ xuống đầu người lương thiện.
Tôi phân vân thật sự, tôi đâu đủ tầm nhìn để có thể chọn
phương án đúng. Việc phản đối Tập là đúng, hoàn toàn đúng, tội ác của Tàu khiến
trời đất còn căm giận, chúng gian manh đến độ đã tự biến thành kẻ thù thật sự
của nhân loại về ý muốn làm bá chủ mà trước mắt là dùng vũ lực để thôn tính dần
Châu Á. Nhưng quan hệ Việt Trung có những gút mắc gì làm sao người dân hiểu khi
mọi thông tin còn dấu diếm che đậy. Có châng là khoảng nợ của chính phủ quá lớn
và không thể nào trả được. Dân ta đã làm việc cật lực và chẳng ai không cầu
mong có việc làm để sống. Tăng trưởng kinh tế rất cao, dân sống ngày càng bị
bần cùng vậy tại sao lại nợ thêm nợ. Câu trả lời chỉ có ở chính phủ biết., dân
không biết. Tôi không biết.
Như kẻ sắp chết đuối gặp kẻ thù trên thuyền mặc cả giá, chết
là hết nên phải chăng Việt nam phải dựa và dựa hẵn vào Tàu, kẻ thù tàn bạo nhất
của chính Việt nam.
Tôi có thể nói không? Chắc chắn là không rồi!
Con người có cái bệnh lớn, bệnh không chữa được, đến ngay
các họa sĩ, văn thi sĩ, các tiến sĩ khi nói chuyện với họ tôi đã mệt mỏi phí
thời gian hay phí cả tấm lòng mình đối với họ. Chẳng phải họ ngu, họ không ngu,
họ thao thao bất tuyệt về những kiến thức lượm lặt được từ hàng vài chục đến cả
trăm đầu sách. Họ không ngu tí nào vì đã dành thậm chí cả chục năm, hai chục
năm nghiên cứu suy ngẫm.
Thế nhưng thà nói với cái đầu gối thì hơn. Vấn đề ở đâu. Họ
nô lệ tư tưởng do bậc trưởng thượng dạy dỗ (tin ai thì người đó nói cứ như
thánh nói), tin vì sách đã được xuất bản và đóng góp của nhiều thế hệ đóng góp,
nếu chả tin theo sách dạy thì tin ai? Họ từ bỏ chính bản thân. Mọi cái lý khác
chống trái với họ là nghịch đạo. Loại học giả này ta gặp hầu hết trên đường đi,
ai không nghe, không phục các bạn yên chí họ sẽ xem bạn là thù địch.
Ngoài bệnh từ ba mớ kiến thức mà cả đời họ thu nhặt vay mượn
được tử kẻ khác (sách, bậc trên trước) thì cái bệnh thứ hai này ai cũng bị.
Nhìn sự vật họ không
chấp nhận theo cái vốn có của sự vật mà họ áp đặt sự vật theo ý họ (tự kỷ).
Thế nên Galileo Galilei bị đưa ra trước tòa án vì ông bảo “trái đất quay”. Hay
như vấn đề Tàu và Hoa Kỳ, ai ghét Hoa Kỳ thì bất cứ cái gì cũng chửi rủa “đế
quốc Mỹ”, rồi chính phủ trước 75 ở saigon thì cứ là tay sai bán nước và những
ai đấu tranh vì tự do nhân quyền cũng bị quy kết tội là “phản động”. Không thể
tranh luận được, với họ phải tôn sùng chủ nghĩa xã hội . . . còn lại những ai
nhìn vào thực tế, hỏi trái tim mình thì không thể chịu được kẻ thù tàn ác đốn
mạt nhất trên đời là Tàu thì dĩ nhiên họ nhất quyết chống Tập Cận Bình cho dù
chưa thấu hiểu việc quan hệ quốc tế hay việc quyền lợi cá nhân của người cầm
quyền.
Nói ra lắm khi trái ý lại thành mếch lòng, lắm khi vì thuận
lòng người lại phải nói cho có chuyện, nói vô thưởng vô phạt như người ngoài
cuộc lại thành thiếu thành tâm đối với người.
Cái lý do cuối cùng tôi thấy không nên nói chính là hiện
nay, tất cả đồng bào đã dửng dưng với xã hội chính trị. Họ sợ, sợ bị đánh, sợ
bị bắt, sợ đêm đêm bị bọn côn đồ khủng bố, sợ bị bắt thẩm vấn và chét mà thân
nhân không bao giờ có chứng cứ để điểm mặt kẻ sát nhân. Họ sợ. Họ sợ miếng cơm
manh áo, bao nhiêu người muốn xã hội yên để họ giữ được việc làm với đồng lương
còm cho cuộc đời hèn kém, họ muốn giữ lương hưu ít nhất họ không phải lê ngoài
đường làm ăn mày. Họ sợ ….Nếu tuyệt đại đa số sợ hãi thì nhóm người muốn chính
phủ đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với kẻ thù dân tộc vẫn chỉ là một nhóm nhỏ. Còn
bên kia có cả một hệ thống và bọn cố chấp đang trở nên điên loạn chỉ biết chửi
rủa, sẵn sàng lao vào ai có hơi hám tự do của Hoa Kỳ như đối với kẻ thù.
Làm còn chưa đi đến đâu hà huống chỉ là nói. Vậy nên xưa ông
bà khuyên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” thật là hữu lý. Ai thử uốn lưỡi 6 lần
thôi cũng hiểu là nên ngậm miệng lại. Không phải sợ mà chỉ là vô tác dụng.
Tôi nhìn ông Bảy, ai biết ông có thiên kiến hay không! Nếu
đã thiên vị thì nói sẽ chẳng ích lợi mà lắm khi còn làm ông phiền lòng.
- Thưa bác Bảy! Con thiệt là thấy rối tinh rối mù cái việc
đại sựu quốc gia. Phải trái dễ phân nhưng còn hành sự thì lắm khi thấy phải lại
thành gây họa. Lắm khi hành động ngu si lúc này lại tránh được cái nạn lớn về
sau. Con chịu thôi!
Ông Bảy dịu dàng vừa gặm xôi vừa mơ hồ nghĩ ngợi.
- Ừ! Tao già rồi! Chí ít không nông nổi nhưng bất lực cũng
là cái đáng buồn! Nhưng tao tin mày có chính kiến rõ ràng.
- Con không hy vọng gì cả, cái gì đến sẽ đến. Dù nó có tệ
hại nhất là Việt nam thành một tỉnh của Tàu hay diệt vong thì cũng là cái kết quả của chính người Việt nam tạo ra
nó.
Tiếng chị Nămvọng vào:
- Bác Bảy ơi! Bác có nhà không? Con qua rồi nè!
Như bị ong đốt, tôi hoang mang. Ông Bảy cười to:
- Vậy ra mày cũng nếm no đòn rồi nên mày biết sợ. Đàn bà khó
đối phó lắm!
- Bởi vậy con nghiệm ra rằng ngày xưa con lỗi lớn khi cãi
lại lời má con.
- Ừa! Chỉ có người mẹ là chịu đựng con trai mình nhiều nhất.
Còn khi khôn lớn mới hiểu mình lại thành thằng dại gái. Luôn bị họ chế phục.
Chị Năm đẩy cửa bước vào:
- Con chào bác Bảy! bác nên chống gậy, trông cậy cháu con
nếu muốn sống còn…
Bác bảy làm bộ mặt nghiêm nhìn chị Năm chằm chằm, chị Năm
ngừng ngay câu chào hỏi và vài gây đã reo lên:
- A chú Móc … Móc gì cũng được, đừng móc độc dược làm hại
cháu con, muốn tánh mạng còn…
- Thì nói năng nên cẩn thận!
Bác Bảy gái bước ra họa tiếp và đủ để chị Năm xì tốp. Bác
gái ra hiệu cho tôi và tôi lỉnh nhanh nhất có thể. Còn bác Bảy chắc có việc với
chị Năm (hay là giải quyết chuyện tôi). Tôi không biết nhưng chắc ăn vẫn là nhờ
thằng bé trong xóm ở ngã tư đường dắt xe vô nhà bà Bảy, còn mình lang thang vãn
cảnh đến khuya.
Hay mình nói dối chị Năm má mình đã chọn cho mình một cô
dâu. Cũng không được, nói dối lúc đầu nghĩ là vô thưởng vô phạt vì chẳng hại
ai. Nhưng nó là bắt đầu của thói dối trá, đến ngày người ta có thể quên mất nói
thật là thế nào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét