Đảnh
lễ Đức Phật đại tinh tấn.
Đảnh
lễ bậc đặng vô sở úy,
Đảnh
lễ trụ nơi pháp bất cộng,
Đảnh
lễ tất cả Đại Đạo Sư,
Đảnh
lễ hay dứt mọi trói buộc.
Đảnh
lễ đã đến bờ bên kia,
Đảnh
lễ hay độ những thế gian.
Đảnh
lễ lìa hẳn việc sanh tử,
Thấu
tướng khứ lai của chúng sanh.
Đối
với các pháp được giải thoát,
Chẳng
nhiễm việc đời như hoa sen.
Thường
khéo vào nơi hạnh không tịch,
Liễu
đạt pháp tướng vô quái ngại,
Đảnh
lễ hư không vô sở y.
1) Đảnh lễ Đức Phật
đại tinh tấn.
Đảnh lễ bậc đặng vô sở úy,
Đảnh lễ trụ nơi pháp bất cộng,
Đảnh lễ tất cả Đại Đạo Sư,
Đức Phật
nơi đây nói thẳng vượt ngoài đại thừa Pháp, chẳng tôn vinh bậc chí tôn khác.
Đức Phật gồm ba đời chư Phật, Phật trước thời Oai Âm là thủy giác, Phật hiện
tại là bản giác, Phật tương lai tức pháp thân mà mỗi mỗi hàm linh đều sẽ chứng
đắc.
Đại tinh
tấn không đồng nghĩa thứ lớp tiến lên chứng nhập; từ sơ địa đến thập địa thì gọi
tinh tấn; đại tinh tấn là chẳng có việc lui sụt cũng không có việc tinh tấn,
không có tâm quá khứ hiện tại và tương lai. Tâm vô sở đắc, tâm vô sở cầu chính
là đại tinh tấn. Còn gọi vượt khỏi phật chướng, pháp chướng, chúng sanh chướng.
Vì lìa
chúng sanh chướng nên không có việc sợ hãi, không có chướng ngại. Như hư không
kia chẳng vì vật mà sanh vàng trắng đỏ, đục trong, tăng giảm…
Khi đảnh
lễ Phật tâm phải trụ nơi 18 pháp bất cộng, tức không thể trụ, không xứ sở,
không nương gá vì đó chẳng là một vật mà chính là tự tánh không.
Đảnh lễ
tất cả đại đạo sư. Nơi đây gồm 2 nghĩa:
* Nghĩa
tất cả chư Phật tổ và các bậc thiện tri thức.
* Chỗ
chiếu dụng (phật dụng) tùy đương cơ mà phù hợp. Thứ nhất Thế tôn từng nói “ta
chưa từng nói một chữ”, đây là yếu chỉ của vô ngôn. Cũng xác lập về sau qua tổ
Ca Diếp về các phương tiện tiếp người dưới cửa Tổ.
Những kẻ
chỉ trên văn lập nghĩa, ôm lấy kiến giải, có tu có chứng, lục độ vạn hạnh như
cát sông Hằng chờ viên mãn (!!!) sẽ thành Phật. Cũng như sơ Tổ Đạt ma đã cảnh
báo về sau Phật pháp chỉ còn là danh tướng, chính là do bọn huyền nghĩa này
vậy!
(Thiền sư
Thiện Hội ở Giáp Sơn khế hợp nơi Hoa Đình Thuyền Tử hoặc Lâm Tế khi sư Hoàng Bá
bảo đến gặp thiền sư Đại Ngu; hay như Đức Sơn tuyên giám đem bộ Thanh Long sớ
sao đến gặp sư Sùng Tín ở Long Đàm nói “Từ
nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư lão Hòa thượng trong thiên hạ”…).
2) Đảnh lễ hay dứt mọi
trói buộc.
Đảnh lễ đã đến bờ bên kia,
Đảnh lễ hay độ những thế gian.
Đảnh lễ lìa hẳn việc sanh tử,
Thấu tướng khứ lai của chúng sanh.
Đối với các pháp được giải thoát,
“Đảnh lễ hay dứt mọi
trói buộc” đảnh lễ chẳng rơi vào không
kia; mọi trói buộc vốn không thật có, không tác giả trói, cảnh chẳng trói, chư
pháp như huyễn (pháp theo duyên sanh duyên diệt) chẳng trói chẳng mở.
Nơi vô
tâm, lìa tứ cú “có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng không” gọi là
đến bờ kia. Nơi tứ cú sanh ra muôn pháp tiếp dẫn độ sanh, tuy vào ngôn thuyết
mà chẳng đễ ngôn thuyết trói buộc người, chẳng hoại mất thế gian chẳng hoại
pháp thế gian.
“Thấu tướng khứ lai
của chúng sanh” câu này chú phá chính 3
pháp bất cộng cuối cùng. Chẳng phải Như lai nhìn thấy (nhớ lại) vô lượng kiếp
quá khứ, thấy hết chúng sanh hiện tại, thấy biết (chiêm tinh, dự đoán) vị lai
của ai cả mà chính là thấu tâm lượng, rõ tất cả chướng và nghi của chúng sanh.
Lìa tứ cú
tức là giải thoát, lìa mà thật chẳng có cái 4 câu để lìa, chẳng có ngã cần lìa.
Trọn thật không có việc lìa hay không lìa gì cả! Tức là giải thoát, tức là dứt
trói buộc. Thế nên “Phật thật không ai trói vào
ba cõi cũng chẳng có Phật lìa ba cõi”, trói
buộc vốn không thật có.
3) Chẳng nhiễm việc đời như hoa sen.
Thường
khéo vào nơi hạnh không tịch,
Liễu
đạt pháp tướng vô quái ngại,
Đảnh
lễ hư không vô sở y.
Như ví dụ
của sư Hoàng Bá trong Truyền Tâm Pháp yếu “…Cát sông Hằng, Phật nói là cát. Chư Phật, Bồ-tát, Thích phạm, chư Thiên
đạp giẫm đi qua, cát cũng chẳng mừng; trâu, dê, trùng, kiến giày xéo lên trên,
cát cũng chẳng giận. Trân bảo thơm tho, cát cũng chẳng tham; phẩn uế hôi thối,
cát cũng chẳng ghét. Tâm này tức tâm mà không tâm, lìa tất cả tướng, chúng sanh
chư Phật không có sai biệt, chỉ hay vô tâm liền là cứu kính…”
Như cát, như hoa sen, chỉ với vô
tâm thì chẳng có việc nhiễm hay không nhiễm gì cả.
“Thường khéo vào nơi hạnh không tịch” lục độ vạn hạnh như cát sông
Hằng, người vướng vào hạnh chướng đến bao giờ xong, mà không biết hạnh vốn từ
tự tánh thiên chơn vào cảnh mà thị hiện, dù thị hiện tùy cơ mà chẳng lìa tự
tánh không.
Chẳng thêm một pháp chẳng bớt một
pháp, thấy nghe chạm biết rõ ràng chẳng đồng vô tri kia chẳng bị cảnh chuyển,
pháp chuyển. sắc tướng chẳng có việc sanh hay diệt (chỉ chẳng bị tướng và pháp
chuyển).
Tự tánh vốn thanh tịnh, chẳngphải
vật làm sao nương gá, vô ngã vô nhân, đoạn tam tế, dứt bặt nghĩ nghì cái gì là
xứ sở.
Toàn bài tán thán trên xiển dương
chánh pháp của Như lai chẳng rơi vào có không, trọn yếu chỉ mà chẳng một pháp
có thể được, chẳng một Phật có thể đắc chỉ hiễn bày nguồn tâm. Giải thoát mà
không có thật giải thoát vì chẳng hề có gì trói buộc.
Nơi cảnh tùy duyên, tiếp đẫn chúng
sanh như huyễn vì chẳng chấp độ tha, vì tự độ không có thật thể. Từ sau bài tán
thán, toàn kinh văn phá mọi kiến chấp.
Kinh này được người đời xếp vào
kinh đại thừa, nhưng điều đó hoàn toàn sai, vì ngay trong bài tán, đã nêu rõ ý
chỉ, mỗi mỗi người khi đọc đều như nói với riêng mình vì phù hợp với tất cả
chúng sanh, chẳng riêng dành cho ai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét