Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Múa gậy rừng hoang: Thân khẩu ý



Một ngày khá quởn (rảnh rỗi) ông lão lại ghé Thế tôn tham vấn:

- Thưa Thế tôn, người tu tịnh tâm nghiệp thân khấu ý tức là đi theo đường của Thế tôn phải không ạ!


- Lầm!

Ông lão lầm bầm (lại lầm, lầm,lầm hoài). Ông lão lại đến Tổ hỏi như trước. Tổ hỏi:

- Ông đã đến hỏi ai câu này chưa?

- Dạ r.. ồ. .i! Thế tôn bảo :- Lầm! Còn tổ dạy bảo thế nào?

- Tôi chỉ biết nói cho ông những gì ông đã biết, ông đã hiểu. Vậy có phải là dạy bảo không?

- Biết rồi! con lịch sự và tỏ lòng kính trọng với Tổ mà Tổ cà chớn quá! Vặ vẹo hoài!

- Ông tên gì?

- Cà Chớn! Ủa… à. Con tên Cà Chua.

- Ông ra khép cửa lại giúp tôi!

- Tổ lần này không đánh con chứ!

- Ừa! lần trước đánh, lần này không đánh.

Ông lão quay lưng đi ra cửa. Tổ bất ngờ gọi lớn

- Cà Chớn!

- Dạ! Ủa … à, Cà Chớn là lối xóm đặt tên ngoài, xin Tổ đừng kêu vậy?

- Vợ ông có kêu ông cà chớn không? con cháu ông có kêu ông cà chớn không? … hay chỉ người ngoài kêu ông Cà Chớn?

- Dạ! cha mẹ ông bà, vợ con cháu chắt hổng kêu vậy. Chỉ có người ngoài kêu vậy thôi.

- Vậy tôi chỉ phải gọi ông là Cà Chớn thôi! Biết sao được. Không cần khép cửa ông vào đây!

- Được!

- Tịnh tam nghiệp thân khẩu ý của ông là làm sao?

- Nơi thân sạch sẽ vệ sinh, không cho thân ham muốn ăn ngon mặc đẹp, không để nó cho phối thỏa mãn dục vọng ham muốn như ham muốn đàn bà; thân này dùng để làm việc thiện bố thí và biết học hỏi điều hay lẽ phải. Miệng không chữi tục, nói lời phải cân nhắc không làm tổn thương người, khéo làm người vui lòng nói chung là đối nhân xử thế. Và cái miệng là xấu nhất hoặc tốt nhất. Còn ý là phải luôn nghĩ về điều thiện, điều tốt, biết mang ân, biết giữ nghĩa. Bỏ điều ác tâm như oán ghét giận hờn. Nói ra chắc năm sau chưa hết. Mấy ông thầy chùa nói mấy chục năm trước cũng mấy cái này, đến bây giờ cũng nói cái này.

- Ông có nuôi gà nuôi mèo không?

- Gì kỳ vậy! Đang nói chuyện này Tổ bày qua chuyện khác, đừngkhạc qua con mèo, rồi khèo con gà trống.

- Trả lời đi ông!

- Có!

- Ông có tắm cho chúng không?

- Điên! Mèo với gà mà tắm.

- Ông cho mèo ăn cơm với cá hay chỉ cho ăn rau với cỏ?

- Cá thịt! Mèo sao ăn rau cỏ.

- Sao không ép nó ăn cỏ rau?

- Bà mẹ ơi! Nó là giống ăn thịt sao ăn cỏ

- Vậy con mèo, thứ súc sanh này có phải do ác nghiệp trước mà sanh, nay lại tiếp tục sát sanh ăn thịt cá, tội ác này thật khó mà tưởng nổi đúng không?

- À ừ! Nhưng con nghe Tổ dạy trước nay, tâm ác mới kết thành ác nghiệp. Còn con mèo trời sinh nó là giống ăn thịt, nó đói nó mới ăn, còn no con chuột chạy trước mặt nó nó cũng chẳng thèm nhìn.

- Tôi lại hỏi ông, cái thân này của ông làm việc thiện bố thí, không để tư dục như ăn ngon mặc đẹp, tiết dục xa nữ sắc, vậy là cái tâm ông tu hay cái thân tứ đại ông tu?

- Phải là cả hai chứ! Tâm không tu sao ép cái thân tu theo được?

- Nhưng cái thân bị ép, mà cái tâm có sạch hết ham muốn ăn ngon không, có hết ham muốn không?

- Con là con người, chỉ bớt được bao nhiêu thì bớt, chứ hết ham muốn con cạo mẹ cái đầu vô chùa rồi!

- Dù vào chùa như tình thế ép ông, ông già con nuôi hổng nổi, ông đi ăn mày hay vào chùa, cái ham muốn có hết không?

- Thú thiệt! Nếu bị ép thì phải đi ăn mày, chỉ sợ bệnh không tiền thuốc và không ai giúp. Nên vô chùa cho chắc ăn.

- Ông Cà Chớn! vậy cho dù ông ép cái thân ông mọi cách thì với cái tâm như vậy có gọi là tịnh thân không?

- Con hiểu rồi! Vậy cả thân tâm đều phải tịnh.

- Lầm! Tâm là cái gì mà tịnh?

- Ừa! tức là ý phải tịnh. Hèn gì thân khẩu ý đi chung.

- Lầm!

- Lầm hoài! Tổ nói đại mẹ ra đi!

- Ý vốn mang theo thân, con mèo thì đói liền tác ý bắt chuột ăn thịt. Con người dù ép thế nào không qua bản năng và bản ngã, Có bản ngã tất sanh ý bất thiện. Dù chẳng tác ý bất thiện cũng chỉ là miễn cưỡng. Đến bao giờ mới xong?

- Có lý! Vậy con hiểu rồi! Thế tôn nói lầm là tự nói mình lầm, dạy tầm bậy tầm bạ!

- Cà Chớn!

- Dạ!

- Sao lại vu oán cho Thế tôn!

- Con chưa hiểu đúng, xin Tổ dạy bảo?

- Việc Thế tôn bảo lầm là lời Thế tôn. Đừng vu oán cho tôi bảo đó là ý Thế tôn. Tôi đang nói chuyện với ông, vô cớ lôi Thế tôn vào làm gì!

- Vậy Tổ nói hết ý đi. Con im lặng nghe.

- Nơi sắc thân ông là gì? Nó cùng hóa thân Phật, Báo thân Phật và Pháp thân Phật là một là bốn?

- Con có nghe Tổ nói “nơi sắc thân hội đủ tam thân phật” (Pháp Bảo Đàn kinh).

- Tịnh thân tức là tam thân Phật, tức là tam bảo Phật pháp tăng. Cứ nghe chữ tịnh là pháp tịnh, cưỡng ép lập pháp, cưỡng ép trên danh lập nghĩa. Nơi sắc thân hội đủ tam thân báo hóa pháp thân Phật. Thấu nghĩa này thì gọi là tịnh thân. Dù vào nhà lừa, dù mang thân người, thân trời thì phật tâm chẳng thể cấu nhiễm thành tánh thú vật, tánh người hay tánh trời. Tin nơi bổn tâm mình vốn là phật tâm gọi là thấu nghĩa tam thân Phật. Tin nơi bổn tâm, tùy thuận cuộc sống, nơi mắt nhìn thấy đâu cần ông đặt tên, khởi tưởng đẹp xấu, nơi tai là nghe rõ đâu cần vọng sanh thanh trầm, nơi lưỡi nếm biết không sót mặn đắng ngọt chua đâu cần thêm ngon dở. Như đói ăn cơm rau ngon miệng, khi no cá thịt cũng nhàm. Ngon dở sanh rồi dứt vốn không thật có. Tánh giác đó (biết) chính là nơi tam bảo chẳng đồng vô tri kia. Gọi là tịnh thân.

- Vậy làm sao con trừ diệt, đoạn tuyệt với ham muốn.

- Ai biểu ông trừ, ai biểu ông diệt, ai biểu ông đoạn. Đoạn diệt nó là hoại tâm thể. Ông chỉ cần sống với tánh giác, nếm biết vị, nhìn thấy biết, nghe thấy biết, chạm thấy biết. Cứ tỉnh tỉnh như vậy. Ham muốn nó khởi tất phải có nhân duyên, hẵn từ huân tập từ vô thủy. nay chỉ cần sống với tánh giác, không có pháp đoạn diệt, không lấy không bỏ. Ham muốn tự dứt mà chẳng hoại thân kia.

- Thiệt nghen!

- Thiệt!

- Vậy thế nào là tịnh khẩu. Con nói hồi nảy đúng không?

- Lầm!

- Bà mẹ nó! Cứ lầm hoài. Tổ bỏ chữ lầm cho con nhờ!

- Dù ta bỏ từ lầm, nhưng ông vẫn lầm! Vậy nói sao?

- Ừa! lầm thì lầm vậy!

- Như gặp thằng con làm biếng, người cha khích con “mẹ nó ơi! Con mình yếu xìu 18 tuổi mà như đứa con gái béo lết cái thân còn không xong. Nó lại suy nghĩ kém không tự giải quyết được việc thế nào là trước sau, kêu con mình làm một mình, nó làm không nên thân mà tội nghiệp con mình. Để tôi kêu người khác đến làm chung chỉ bảo cho nó”. Vậy có làm con ông tức khí không? Có giúp con ông vì tự trọng hay tự ái mà đứng ra đảm đương không? Lời nói đó có đẹp lòng con ông không?

- Ừa thì không đẹp lòng con nhưng đó là lời cần thiết vào lúc thích hợp. Nhưng sau đó phải khen con chứ!

- Vậy là tùy cơ cảnh mà buông lời dạy con, tùy cơ cảnh mà đối nhân xử thế, trước sau không nhất định. Còn về tịnh khẩu thì lại khác

- Đúng vậy! Ba mớ giáo lý toàn như trò đánh đố, không đắc pháp thì phải bị thần kinh!

- Nếu nói chuyện đời thì thầy chùa khắp nơi nói mấy chục năm và còn mãi cái đó tôi không nói thêm. Còn về tịnh khẩu thì phải hiểu. Nói không khiến người ta sanh kiến giải (học hiểu), nói cắt đứt ngay vọng tưởng vừa móng khởi mà các Thiện tri thức hay dùng như một gậy đau điếng để người quay ngay về tánh giác, nói mà không để người ôm lấy một pháp có thể được, một lý có thể bày. Chính đó là tịnh nghiệp.

- Vậy là sao? Nói để người ta không có cái hiểu, không có kiến thức để tiếp thu, không có một pháp để hành. Vậy nói làm chi?

- Nói để hiểu được, nhận làm kiến thức (sở) đó là nhân theo cảnh tiền trần bị cảnh chuyển thuộc về thế gian luận, nói mà để người nhận một pháp có thể hành thì đó là ngã, phi ngã, thọ giả. Cái đó đã hủy mất Phật tâm vốn là chân Phật rồi vậy!

- Có lý! Vậy còn tịnh ý.

- Ông có ý gì? Nghĩ cho kỹ rồi hãy hỏi

- cái tịnh ý ấy?

- Vậy bây giờ ông có ý gì? Ý về nhà ăn cơm, ý là sắp xếp mua sắm tổ chức lễ cưới ông cưới vợ, ý là tán tỉnh bà hàng xóm hay ý gì?

- Con làm gì cưới vợ, đâu có ý đó bao giờ!

- Ông nói láo vừa thôi! Ông có vợ không?

- Có!

- Vậy là lấy vợ mà không cưới hỏi à! Làm dâm tặc à!

- Đâu có! Có cưới hỏi đàng hoàng mà

- Mới nói không có ý cưới vợ bây giờ lại có

- Là là xưa rồi. Lúc đó có, bây giờ thì không

- tại sao lúc thì có lúc thì không, vậy có ý hay là không ý.

- Tổ làm con rối trí quá! Xưa có bây giờ không?

- Tại sao bây giờ không?

- Con già rồi, muốn thì muốn thiệt nhưng khám sao nổi 2 vợ. lại bị người ta cười thúi đầu

- Cái ý bị cười thúi đầu đó ông làm sao với nó

- Tổ muốn làm con bị điên hả. Đâu có ai cười con hồi nào?

- Chính miệng ông nói “bị người ta cười thúi đầu” lại nói ngược không ai cười thúi đầu.

- Trời ơi! Chắc tui sắp nổi điên quá!

- Cà Chớn! Ông muốn tịnh ý nào?

- Ờ ờ! Thì ra ý lung tung trời đất, nó đến tùm lum, làm sao tịnh cho hết! Tổ cho con hỏi, Tổ làm sao tịnh ý?

- Nắng mưa thì rõ, ý ta đâu có nóng có ướt. Nguyên lai vô sự! Ông xem lại có đúng không?

Ông lão im lặng hồi lâu

- Ừa đúng!

- Nắng mà ý không nóng, mưa mà ý không ướt. Nhà sập ý đâu có mái lấy gì sập. Tịnh tịnh cái gì?

- Nhờ Tổ con hiểu mình nghĩ trật lất. Hèn gì lần nào cũng bị Thế tôn bảo lầm.

- Ông Cà Chớn! (Tổ hét lớn)

- Dạ! Hả! Ừa! Dạ! làm hết hồn hết vía

- Chớ vu oán cho tôi. Lời Thế tôn đừng có mà tròng vào cổ người khác.

Tổ cầm lấy cây gậy, ông lão kêu to:

- Khoan khoan, Tổ hứa lần này không đánh tôi mà!

- Tôi có hứa à!

- Có! Chắc chắn Tổ đã hứa lần này không đánh.

- Vậy thôi! Ông đi đi, Tôi đi rửa cái ấy!

- Cái ấy! Tổ bị bệnh xuất tinh.. xuất … à không! Con đi đây! Đúng là con cần tịnh ý thiệt Tổ ơi!

Ông lão lại đến lễ bái Thế tôn và thưa lại mọi việc.

- Đó có phải là ý Thế tôn nói con lầm phải không ạ!

- Lầm!

Ông lão về và chẳng dám trở lại Tổ vì đồ rằng Tổ đang có ý chờ mình đến để đánh.

.





Cuối tuần nghe cụ này ca mà không nhịn được cười
Được đăng bởi Techcon 18 Tháng 3 2016


Ôi.. Học Sinh. Tuổi đẹp nhất là đây sao
Được đăng bởi CƯỜI TRƯỚC ĐÃ 6 Tháng 4 2016


Phim 300 phiên bản bị mất ví khi đến TpHCM➡ "LIKE" và "SHARE" nhiệt tình nhé mấy chế#Spartan
Được đăng bởi Dân Luận 10 Tháng 4 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét