Một hôm có một lão già đến hỏi Tổ:
- Thưa tổ, trong thôn con có hai gia đình có con cái hiếu
thảo. Một, con trai ông Tý đi làm ăn xa, khá giả. Con ông luôn gởi tiền về đầy
đủ phụng dưỡng cha mẹ, từ quần áo đến món ăn ngon vợ chồng ông Tý chẳng thiếu,
cha mẹ bệnh nó bỏ cả việc về chăm sóc. Thỉnh thoảng, ngày lễ giỗ nó bận rộn
không về cũng chưa từng quên gởi đồ về cúng và tuyệt nhất chẳng bao giờ có lời
cãi lại cha mẹ, không như ý thì nó bỏ đi.
Còn con ông Tèo, nhà nghèo, thằng bé vẫn còn
ở với cha mẹ. Sớm hôm bên cạnh, nó luôn chăm sóc cha mẹ sớm hôm, có gì ngon nó
luôn dành cho cha mẹ, nhưng nó hay cãi lý với cha mẹ nó phải đến khi ngã ngũ
mới thôi. Nhưng nó cãi mà không hỗn, có hôm ông Tèo giận quá némcái guốc vào
đầu nó thì nó mới chạy. Nhưng hôm sau lại toét miệng với cha mẹ nó như hầu
không có gì xảy ra và nó lại cãi với cha nó. Vậy hai đứa con này ai hiếu thảo
hơn? Ai được phước báo nhiều hơn? Ai báo đáp công ơn cha mẹ nhiều hơn?
- Lầm!
- Lại lầm! hôm trước thì Thế tôn bảo lầm, hôm nay lại đến
Tổ!
Ông Lão bền qua lễ bái Thế tôn và cũng nói lại. Thế tôn hỏi:
- Tổ nói thế nào?
- Lầm!
- Nó vậy sao được! Để ta giảng giải cho ông nghe!
Con cãi cha hay chỉ là tranh luận. Nếu tranh luận thì không
gọi là cãi. Con lớn khôn dù thua cha kinh nghiệm và vốn sống nhưng điều đó phải
để con nói lý của mình. Dù trái ý nhau nhưng vẫn là gia đình. Còn trái ý bỏ đi,
đó là giận hờn, dù chẳng hại gì nhưng cũng không phải là hay.
Còn nữa! Báo hiếu không phải là đền đáp lại miếng cơm manh
áo, càng không phải là món ngon vật đẹp. Con có của cải lo cho cha mẹ đầy đủ
thật là tốt, con nghèo khó thì đã dành tất cả những gì tốt nhất có thể cho cha
mẹ thì thật là vẹn toàn.
Vậy vấn đề ở đâu, cha mẹ yêu thương con nên cả đời chăm sóc
và làm mọi việc cho con quên bản thân mình. Vì điều gì? Vì tình yêu thương là
cội gốc. Ngày nay, con yêu thương cha mẹ già nên dốc tâm dốc sức chăm sóc cha
mẹ đó là tình yêu thương đáp lại tình yêu thương.
Ông lầm ở chỗ vay trả. Cha mẹ không cho con cái vay, con cái
cũng chẳng nợ nần cha mẹ. Khi bé, con còn ẳm ngữa đã toét miệng cười với cha mẹ
nó dù cha mẹ đẹp xấu giàu nghèo nó chẳng bận lòng. Người lạ dù đẹp dù giàu nó
chẳng kham. Vòng tay bé xíu đó, tiếng cười đó, sự ngây thơ vụng về đó đã mang
lại cho cha mẹ đứa bé niềm vui lớn hơn bất cứ thứ báu vật gì trên đời. Cha mẹ đã
nhận tình yêu thương trọn vẹn và sự tin cậy của con mình dành cho mình. Ngày
nay, cha mẹ già vẫn yêu thương và đặt niềm tin cậy cuộc sống của mình cho con.
Họ có nghèo nhưng vui sống với con chứ chẳng ai ham giàu sang sung sướng mà xa
con của họ.
Ông hãy suy xét cho kỷ, tình yêu thương đáp lại tình yêu
thương. Vậy phước báo cái gì? Chẳng có phước báo gì cả! Chính họ sống và biết
trân quý tình yêu thương, điều tốt đẹp thì họ tự đến nơi tốt đẹp của họ, nào
phải ai ban cho.
- Vậy con hiểu lời Tổ bảo “lầm” rồi! Đúng là con lầm! sai
bét ngay câu hỏi.
- Ông chớ vu oán cho ta! Ta chỉ trả lời điều ông hỏi, còn ý
Tổ thì chẳng dính dáng đến ta!
- Nhưng Thế tôn đã nói thì hẵn đầy đủ không sai!
- Không tin ông đi hỏi Tổ xem!
Ông lão lấy làm lạ, quay lại chỗ Tổ và kể lại mọi việc!
- Lầm!
Rồi Tổ im lặng. Ông Lão lần này không chịu
- Xin Tổ từ bi, làm cho con sáng mắt sáng lòng!
Tổ liền lấy gậy đuổi đánh ông lão, ông lão rất sợ và kinh
ngạc. Về lại chỗ Thế tôn và bảo:
- Hoặc là con không bao giờ hiểu lời Tổ, hoặc là Tổ hay con
bị điên!
Thế tôn mĩm cười, chắp hai tay lại tán thán:
- Lành thay! Lành thay!
(Bài này tặng cho cậu
bé Trần Phúc Toàn ở Biên Hòa! Cậu bé làm thơ lục bát rất tuyệt, biết đàn và hơn
nữa lại soạn được cả nhạc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét