Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Múa gậy rừng hoang: Tham



Lão già ghé Thế tôn, mỗi tay cầm một bịch xoài vừa chín, mỗi bịch chia đều 6 quả.

- Buông xuống đi!


Ông lão lưỡng lự rồi cúi lưng đặt một bịch xoài xuống vì không muốn xoài dập.

- Buông xuống đi!

Ông lão chợt nhớ công án người Phạn Chí lễ Phật bằng hoa ngô đồng. Nhưng ông có chủ định lễ Thế tôn có một bịch, còn một bịch sang biếu Tổ, ông biết lần nào mà hỏi cái gì cũng bị Thế tôn và Tổ đá ông như đá banh. Nếu đặt xuống bịch nữa thì lát mà lấy lại coi sao được. Ông lão liền thưa:

- Thưa Thế tôn còn hổng thể buông xả ngoài lục trần, trong lục căn, giữa lục thức, nếu buông nữa thì con không còn quà lễ Tổ nữa ạ!

- Vậy ông nói đi!

- Thưa Thế tôn, tham sân si có thể dứt hết được không ạ?

- Lầm!

- Thưa thế tôn, vậy thâm sân sân si là không thể dứt phải không ạ?

- Lầm!

Thế tôn nhặt túi xoài rồi lẳng lặng đi vào trong. Ông lão quỳ lễ rồi cũng lẳng lặng đi sang nơi Tổ. Vào thấy Tổ đang nhắm mắt ngồi mĩm cười.

- Thưa Tổ!

Tổ mở mắt nhìn, cười chào ông lão:

- Giữ lại đi!

- Lại nữa! Con đến biếu Tổ mấy trái xoài. Mang từ nhà xa đến đây hổng lẽ lại tha về nhà!

- Ai nói ta biểu ông giữ lại xoài. Tiền trên túi ông sắp rớt mất kia cà!

Ông lão toét miệng cười, rồi thuật lại chuyện của Thế tôn:

- Con bắt mệt với cái vụ lầm này quá! Chỉ có dứt hết hay không dứt hết mà Thế tôn đều không chịu!

- Tôi hỏi ông nhé! Bây giờ tôi nhét một trái xoài vô miệng ông, ông nói được không?

- Trái xoài to tổ bố, nhét vô miệng được thì tắt thở chết luôn chứ nói gì nói chẳng nói!

- Vậy mà ông nhét Thế tôn vô miệng tôi làm sao tôi nói?

- Con hiểu rồi! Tổ sẽ không bao giờ biết ý Thế tôn đúng không?

- Lời Thế tôn thì đến Thế tôn mà hỏi. Đừng lôi tôi vào.

- Con hỏi thiệt nghen! Thế tôn nói Tổ có hiểu không?

- Trả lời thiệt nghen! Không có chỗ để hiểu.

- Vậy con hỏi Tổ, mà Tổ đừng có lầm lầm được không?

- Ừa! Lúc này ta không lầm, lúc khác có khi lầm!

- Vậy thâm sân si có dứt hết được không?

- Dùng hết làm gì?

- Thì hết tham sân si tức là đắc tứ thiền, tức là đắc một trong tứ thánh, tức là tức là tu hành đúng!

- Ông già mà ông lẹ ghê nơi! Ông gom lại một cục tứ thiền, tứ thánh với tu hành!

- Tổ khỏi nói móc, Tổ đại từ đại bi giảng giải con nghe!

- Nếu đại từ đại bi thì tôi không có chỗ mở miệng! Còn nếu là tham sân si, tứ thiền, tứ thánh thì nói được?

- Tại sao vậy?

- Đại từ đại bi thì bặt ngôn thuyết, tuyệt tâm hành. Còn thâm sân si, tứ thiền, tứ thánh đều nhơn nơi cảnh, nhơn nơi cảnh nên nói được.

- Vậy Tổ nói đại mẹ ra đi!

- Tham, vô tham tức có ngã, có phi ngã và thuộc thức ý. Có ta, có vật có cảnh (phi ngã) và có thức ý mới có cái gọi là tham.

Sân tức có ngã, có phi ngã và cũng thuộc thức ý. Đến si, tức sự hữu hạn của thức, vì sở thức chỉ có được từ cảnh. Nơi tứ thiền cũng chỉ là bóng dáng của ngoại nội thức. Nơi tứ quả tứ thánh cũng chỉ là bóng dáng so đo phân biệt với chúng sanh.

Như Phật có phải tứ thánh không? Không! Phật chẳng có nhập lưu hay xuất lưu, Phật chẳng có nhất lai hay không nhất lai, Phạt cũng chẳng có bất lai hay lai, Phật cũng phải A la hán cho đến thanh văn duyên giác độc giác bích chi. Như lai ra ngoài cả Phật Thế tôn chánh đẳng chánh giác. Quả vị Phật đó chỉ là danh tự, còn Phật tâm, Bồ đề, đại Niết bàn nếu khởi tưởng thì cũng chỉ là danh từ suông.

- Vậy còn ngã tức là còn tham sân si! Hết ngã tức là vô ngã thì dứt tham sân si!

- Ngã không thể hết, vô ngã là pháp không ngã, chứ không phải nghĩa không có ngã!

- Tổ bình tỉnh! Từ từ! Vậy tức là ngã không hết, thì tham sân si không hết!

- Bát nhã tâm kinh đã nói “Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố”

- Sì tốp! Sì tốp hia! Tổ làm ơn nói tiếng Việt con nhờ, đừng nói tiếng Hán.

- Ta quên! “Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.”.

- Tất cả đều không thật có, nên không có việc hết hay còn! Tứ thánh cũng vậy, làm gì có chứng có đắc gì ở đây! Xong

- Hiểu chết liền á!

- Thôi! Để tôi giải thích một cái “Không có mắt” là ông hiểu!

- Thiệt là bậy bạ! Con có mắt, Thế tôn có mắt, Tổ có mắt, ai cũng có mắt dù là đui. Toàn nói kiểu “ngược đời hoặc mập mờ” y như đánh đố, ngu mà tỏ ra nguy hiểm!

- Ông Cà Chớn!

- Ơi! Hả! Dạ! Hết hồn hồn hết vía. Tổ đừng có mà bất chừng gào mà quát lên nữa! Đó là khủng bố đó!

- Uống miếng nước đi! Rồi tôi nói ông nghe! Ông còn giữ lại được hình ảnh vợ ông trước khi ông cưới không?

- Bây giờ làm sao mà nhớ được đúng hồi bả còn trẻ. Con chỉ biết hồi đó, bả cười hay nguýt mắt con một cái là con ngu luôn, rụng rời muốn rụng rún luôn á!

- Khoan nói cái rụng rún đã! Vạy nhắm mắt lại cố nhớ xem!

- Thua! Chắc tại sông với bả, cứ phải nhìn mặt bả giờ xấu hơn con. Nhắm mắt chỉ thấy mặt bả hiện giờ! Nhưng con nhớ cái hình bả chụp cách đây 10 năm, khá hơn bây giờ!

- Tôi không nói hình vợ ông! Ông nhớ lại nét mặt của vợ ông cách đây 10 năm thôi! Nét mặt thật ấy!

- Thua!

- Sở thấy cũng không thật có! Năng thấy thì vẫn hằng còn dù ông mù cũng sẽ thấy đen! Sở thấy đã không đúng không?

- Ờ … ờ cũng đúng. Nhưng cũng không đúng, vì ngày xưa có mà!

- Ông đem cái ngày xưa lại đây tôi coi!

- Ai đem được!

- Đã không đem ngày xưa lại được, vậy ngày xưa đi đâu? Cát chỗ nào? Hay nó chỉ là ký ức của ông?

- OK! Nói không lại Tổ đâu, con cải lộn còn thua bà bán cá làm sao cãi lại với Tổ. Nhưng mà có lý!

- Sở thấy đã không thật, ông trừ nó đi, ông diệt nó đi, ông làm cho dứt hết nó đi!

- Không trừ hết được bao giờ! Nhưng nó đúng là không thiệt có! Thiệt có thì hằng còn.

- Ông thấy tôi không?

- Thấy! Con đâu có mù!

- Vậy ông trừ hết hết hình ảnh tôi đi hay trừ hết cái thấy của ông đi!

- Nhắm mắt thì hết ảnh của Tổ, nhưng trừ cái thấy thì không được!

- Đúng vậy! Hình ảnh hay vật ngoài ông không cần trừ vì nó không có nơi ông! Nơi bổn tâm không có! vậy tôi lại hỏi ông, nếu sạch hết cảnh bên ngoài ông thấy gì

- Có ánh sáng không?

- Đã nói dẹp sạch hết cảnh thì nói cái gì sáng tối

- Vậy hổng thấy cái gì ráo! Trống trơn.

- Mắt ông như gương, có vật thì vật hiện. Không vật thì trống trơn đúng không?

- Đúng!

- Không có bất cứ cái gì khác (phi ngã) thì cái gì là con mắt?

- Thì ra “không có mắt” là nghĩa này!

- Lầm!

- Nữa nữa! Lại nữa! Tổ nói lúc này không lầm mà!

- Tôi nói ông lầm!

- Con hổng lầm! Chắc luôn!

- Vậy tôi hỏi ông, bây giờ ông không có cái thân, ông chỉ có cái đầu. Vậy ông có còn là ông không?

- Không! Chỉ có cái đầu thì đó là cái đầu đâu con nguyên vẹn thân thể!

- Vậy tôi chưa nói xong, ông đã ôm cái gương chạy mất!

- Nghĩa là Tổ chưa nói hết!

- Muốn nói hết thì chỉ cần vài trăm triệu năm có thể nói hết!

- Vậy tức là không thể nói hết, hiểu hết nên trước sau vẫn lầm!

- Đại loại là vậy! Nghe nữa hông?

- Con đang quởn. Tối hôm qua, con chửi lại ông Cháo “láo như con cáo”. Ông xỉn quá con ổng đưa về nhà, giờ chắc còn đang kiếm con bên nhà. Con quởn!

- Như võng mạc, như thủy tinh thể, giác mạc, dây thần kinh những thứ đó có phải mắt không?

- Không, chúng tạo nên mắt.

- Vậy những cái không mắt tạo nên con mắt. Nên “không có mắt”. Cho đến võng mạc cũng không có vì được tạo bởi những cái không võng mạc.

- Có lý!

- Hình ảnh cảnh vật bên ngoài được tái tạo trong não là hình ảnh hay cái gì?

- Theo con biết thì hình ảnh cảnh vật ánh sáng tụ nơi võng mạc và đưa về não. Nhưng trong não giống tàu hủ chẳng có cái gì giống như võng mạc hay màn hình tivi tái hiện lại hình ảnh.

- Đúng vậy, não sẽ tái hiện hình ảnh thế giới theo một cách riêng của nó. Cái mô hình tái tao trong não là tất cả cảnh vật mà ông đang gọi là thế giới. Vậy cảnh đó, vật đó mà ông thấy nó ở đâu?

- Hóa ra vật, sự vật con thấy nó lại thật ở trong não. Nó là hình ảnh, mô hình mô phỏng của cảnh và thế giới.

- Vậy nên “không có con mắt”.

- Tổ mệt chưa! Mời Tổ uống nước. Vậy con có thể liên tưoetrng hình dung “không có tai” rồi. Trở lại cái vụ tham đi Tổ. Có dứt hết hay không dứt hết tham?

- Được! Nhưng ông nói ta nghe, tất cả cảnh, tất cả sự, tất cả lý mà ông nhận được nó ở đâu, nó là cái gì?

- Tất cả nó nằm trong thức và ý của con.

- Hay lắm! Cũng chỉ là bóng dáng của thức và ý. Vậy như cái nhà lầu, biệt thự sang trọng hay bất cứ cái gì khác như danh tiếng, quyền lực. Những thứ đó nó có tánh tham không?

- Đồ vật vô tri sao có tánh tham. Danh tiếng hay quyền lực chẳng là vật gì sao có tánh tham.

- Vậy cái tham ở đâu và là cái gì?

- Dạ con thấy nó chỉ thuộc thức và ý

- Không phải! Nó chỉ thuộc ý mà thôi! Nhãn thức, nhỉ thức… thức chỉ là cung cấp thông tin. Còn ý thức nó mới tác ý tham.

Vậy tôi hỏi thân ông có thể sở hữu mấy trái xoài này không?

- Tay con nắm được, đưa vô miệng ăn được, bụng chứa được. Nhưng sở hữu thì trái xoài không thành một phần của cơ thể nên cơ thể không sở hữu được trái xoài. Xoài vào bụng bị hấp thụ cũng còn là vật ngoài thân chẳng thành tế bào. Chỉ đến khi một phần của trái xoài dùng làm nguyên liệu tái tạo tế bào thì trước đó nó không còn là xoài nữa, nó là một vật, cơ thể là một vật, nhiều cái không thân tạo thành thân, nhiều cái không tế bào tạo thành tế bào. Nói chung cái nghĩa sở hữu thì không đúng.

- Vậy việc sơ hữu là vật gì? nó ở đâu?

- Sở hữu không phải vật gì, nó cũng diễn ra trên thức và ý.

- Vậy tôi hỏi ông, cái rụng rún của ông ấy nó là gì?

- Nó là cảm xúc.

- Tách vợ ông ra cái rụng rún từ đâu mà có?

- Hồi xưa bả đẹp lắm, đẹp như tiên ấy con mới rả rời rụng rún. Bây giờ làm gì còn cảm xúc ấy!

- Cảm xúc không còn tồn tại, những ý tưởng đến đi sinh diệt. Cho đến cái tham cũng chỉ là những ý tưởng, làm sao bảo là còn?

- Nhưng nó trở đi trở lại.

- Vậy phải nói là tham được sanh, được hiện lại chứ không thể nói là còn, là dứt!

- Vậy tức là sanh lại, hiện lại mãi phải không?

- Lầm!

- Xin Tổ nói rõ!

- Người bình thường lấy lòng vị tha thay lòng ích kỷ, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của mình, muốn xã hội tốt đẹp mà không ảo tưởng, được thế nào vui thế ấy, sống biết tự đủ sao gọi là tham còn! Đến người tu hành dù chấp trước có không, ngu si khởi tưởng diệt thức, diệt ý vẫn tự tìm được an lạc nội tâm, chẳng chút mơ đến tiền tài, danh tiếng, biết quả vị tứ thánh như huyễn, biết vạn pháp duy thức chẳng sanh. Sao gọi là tham. Nơi thức sống với tánh giác, nơi ý vẫn niệm niệm sinh như thế giới giữa hư không mà hư không kia chẳng động chẳng tịnh, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng có tướng có tánh, rỗng rảng tự tại. Sao gọi là tham. Tham không thể nói hết hay trừ hết. Tham vốn có mà không thật, theo duyên sanh duyên diệt, có gì dính dáng đến ai đâu. Tham như mây trắng trên trời, ông như người dưới đất, ngẩn mặt nhìn thì thấy, nó ở đó, ông ở đó có gì dính dáng. Ông lấy gì trừ mây? Tham không thật có trừ làm gì! Thật ra muốn tham còn không thể được, nói cái gì trừ nói cái gì hết!

- Tới đây, con mà hiểu chết liền!

- Ông muốn chơi trò chơi không? Không tốn tiền, không mất thời gian vì ta chơi vào lúc nào cũng được, bất cứ ở đâu và chẳng cần mua sắm mang vác nó theo bên mình.

- Giống như nó có sẵn trên thân.

- Ừa đại loại như vậy! Ông học chơi không?

- Tổ có chơi nó không? Giờ còn chơi nữa không?

- Ta thường chơi nó, chơi ở cấp rất cao. Tỉnh tỉnh mà chơi! Cứ hở ra là chơi!

- Hèn gì! Không có vợ mà Tổ không buồn, ở một mình mà chẳng cô đơn. Tổ cũng ham chơi như người phàm.

- Ừa! Chơi chứ! Đâu có hại ai. Cần ngừng thì ngừng. Nhưng mà nè! Lát đem xoài về nhe!

- Tổ chê hen, bảo đảm mấy cây xoài nhà con không phun thuốc tăng trưởng, không bón phân vô cơ mà bón phân hữu cơ như lá cây, cỏ phân bò gà ủ. Không có phun thuốc diệt sâu bệnh.

- Cái đó bây giờ quý nhất ở Việt nam. Nhưng tại ta có rồi. Nó kia kìa!

- Ai biếu Tổ trước con rồi!

- Ông về đem xoài biếu ông Cà Cháo đi!

- Sao Tổ biết ông Cháo, Cà Cháo chính là ông Cháo bạn già của con đó!

- Trước khi ông tới, ông Cháo có đến đây, ta mới biết ông Cà Cháo bạn ông Cà Chớn. Mà ông Cà nào cũng là đồ cà na xí muội.

- Ổng tới đây có nói gì không Tổ.

- Có! Ổng nói rất buồn thì người bạn từ hồi ở truồng tắm ngoài mưa đến nay lại chữi ổng “láo như con cáo”. Nhưng hôm qua cãi nhau căng lắm. Ông thương ông mà cũng giận ông lắm!

- Thôi con về!

- Khi nào cái “rả rời rụng rún” sanh hay tái hiện lại thì nói tôi hay nhe!

- Dạ! hổng có đâu Tổ ơi!

Ông lão xách bịch xoài, lão thấy ăn năn. Chính lão cũng thương cái lão Cháo bạn mình, Cháo ngày xưa cũng mê cũng đổ vì vợ ông. Nhưng ông ngày đó, thường xuyên bám sát nàng nên ông Cháo gần như không có cơ hội. Ông Cháo thấy 2 người thân thiết gắn bó nên ông tự rút lui mà lòng thì đau như cắt. Lão đã tự hỏi mình ngày xưa đã chơi không đẹp, nói dối bạn là hai người đã thương nhau để ép bạn nhường bước. Việc làm đó có quá đáng không. Lão chưa bao giờ nói với ai về việc làm này!

Lão dứt khoác bước về nhà, phải gặp lão Cháo, phải xin lỗi việc hôm qua. Không thể để mất ông bạn già mất nết này được.

1 nhận xét:

  1. Có người bạn ở Buôn Mê Thuộc, anh ấy tinh chế tinh dầu sạch gồm tinh dầu xả, tinh dầu bạc hà và tinh dầu hương nhu. Trung rất mê vì đây là sản phẩm tinh dầu thật và sạch vì quá trình trồng xả, bạc hà cũng không hề dùng bất kỳ hóa chất nào và cả sản phẩm cũng không hề dùng chất bảo quản. Nó thật xứng đáng được đưa vào xử dụng.
    Trung lại muốn mần ăn kiếm thêm tiền, nên hôm nay đưa hình lên trước, đợi vài ngày sắp xếp rồi bắt đàu bán hàng online. hehehe

    Trả lờiXóa