Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Định hụê song tu (phần cuối)



Định hụê song tu dành cho mê.
Lời sư Ngố
Vì có chúng sanh nên có pháp, vì có tám vạn trần lao nên có tám vạn pháp môn. Tất cả pháp đều là quyền lập. Trong cửa Văn Thù là thật trí (trí bát nhã) thì không một lời một lý. Ngoài cửa Phổ Hiền là quyền trí dựng lập tất cả pháp. Nếu là phật tử chân chính phải rõ nghĩa này để không nhầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh, đừng nhận giặc làm con.
Người đời do huân tập phải hiểu, phải làm thì mới được (thức lưu chú xác định chủng tánh vô vàn sai biệt), do đó với đạo thật khó thấy. Chẳng biết thôi dứt ngôn thuyết, tuyệt hẵn đường tâm (tuyệt đường ngôn ngữ, bặt nơi tâm hành) chính là phương tiện duy nhất để thấy tánh rõ tâm. Để có được người đạo nhân vô sự này, thế tôn kiến lập ba thừa tiếp dẫn chỉ để đến đây. Đến được nơi vô sự này mỗi người tự đi. Chính cái tâm vô sự này đạo nhơn không bạn, không thầy, không đường, không nhà cần về. Sự thật đúng như vậy, không Phật để đắc, không một pháp để hành, không có ba cõi phiền não cần thoát, không có niết bàn cần vào, an nhiên tự tại. Cổ đức niêm “dù nơi hỗn độn chưa phân mà tiến được vẫn là kẻ độn” đó chính là phiền não của tu tập ba thừa. Đại Thông Trí Thắng Phật mười kiếp … chẳng đặng thành Phật đạo” vì vẫn là nhân quả của ba thừa, từ sơ điạ đến thập địa thứ lớp chứng được vẫn là tâm chiếu cảnh cùng Phật pháp chưa từng dính dáng.
Đâu chỉ ngày hôm nay, từ ngay thời Thế tôn tại thế vẫn đầy tăng thượng mạn, với lời dạy Thế tôn chúng chỉ biết ê a tụng niệm, lập giới để giữ, lập hạnh để hành mà tâm kia như con ngựa chạy lồng, như con khỉ ngày đêm chụp bắt. Tất cả pháp nơi mười hai phần kinh vẫn như cái bánh vẽ trên giấy đâu no được bụng người. Cứ ê a tụng niệm như đọc thần chú liệu có nhìn thấu qua cửa sinh tử không khi mà con mắt bệnh.
* Khi đối cảnh (đối diện ngọai cảnh, đối diện phi ngã) mà không khởi vọng thì tánh không còn dấu vết, 7 thức (nhãn nhỉ tỷ thiệt thân thức ý) chẳng phải bị diệt, chẳng phải 7 hòa hợp mà chỉ còn tâm, còn gọi tâm không khác tánh, tánh chẳng khác tâm. Gọi là tâm tánh. Gọi là đại định, chánh định, tam muội, niết bàn tịch tỉnh. Khi ấy với ngoại cảnh chẳng phải chẳng giác biết (tánh) mà không bị ngoại cảnh chuyển gọi là hụê. Trong hụê có định.
* Khi tâm an nhiên không dấy động (như người thảnh thơi không việc lo nghĩ, không bị ai mắng để buồn phiền, chẳng có việc gì để vui…) chính khi ấy tự tánh rỗng rãng không động tịnh, không bóng dáng của ta – người, đúng sai, tà chánh, cao thấp, được mất…có không) Chính khi ấy mà nhìn, mà nghe, mà chạm đến tư lương (suy nghĩ) chúng như bóng dáng giữa hư không, hư không chẳng động chẳng lay chẳng tăng chẳng giảm. Chính khi ấy trong định mà có hụê.
Trong định có hụê, trong hụê có định nào có trước sau, nào phân định hụê. Định không khác hụê, hụê chẳng khác định (chớ khởi tưởng là một, vì định chẳng nơi 7 thức, 7 thức chẳng định, hụê chẳng ở nơi tâm vì tâm không tướng).
Nói ra theo tăng ngữ trên thì ghê gớm lắm! Kỳ thực chẳng có gì khác là người vô sự, lòng không dấy động, không chạy loạn, không chánh cũng không tà, không mảy may hệ niệm. Đó chính là định hụê song tu của chúng sanh.
Nhưng do dư tập (thói quen) đã thành nếp. Những lúc vô tâm như vậy kỳ thật khá hiếm hoi nên phải tập (chẳng phải tu của hành giả, vì hành giả vốn chấp vào tu hành chánh pháp). Còn với hàng tục gia tai điếc chẳng cần biết Phật, chẳng cần rộng học tam thừa mà chỉ cần tập như tập thể dục dành cho người làm viẹc văn phòng ít vận động.
1) Tập nơi mắt: Nhìn là thấy, điều ấy rõ ràng, tánh giác chẳng sót, cái rắc rối là nhìn thường đi kèm theo một cách lặng lẽ âm thầm là khởi thêm hàng tá thứ tạp niệm: trắng đen, xanh đỏ, xa gần, đẹp xấu, của ai, có lúc nào, giống như cái này cái kia… liên tưởng trăm thứ. Chính những thứ tạp nham đó che mờ ngọn đèn dầu leo lét. Có hai thứ thuốc để chữa bệnh này.
- Cảnh không thật nên có chỉ do vạn pháp tung hoành:
Nếu xét các vật ta thấy chúng không thật với các khái niệm của ta, như cái xe không có thật, cái xe do duyên hợp từ bánh xe, lốc máy, niềng, sườn xe… tức từ những “không cái xe” để tạo ra cái xe. Cho đến cây cỏ cũng duyên hợp mà có, thậm chí chính những “không cái ấy” cũng do các “không không cái ấy” hợp thành. Con người cũng vậy do duyên hợp mà thành, đầu người… chân. Móc bớt một món liền thành què quặt thiếu sót hay chỉ còn là cái thây ma tứ đại vo tri giác. Như ai viết “cứt” người biết chữ liền tự “chướng” lấy mình mà khởi sanh “tục” còn người chưa biết chữ chỉ thấy như nét vẽ con vẹo. Bản thân chữ cũng không thật. do duyên “viết” và biết chữ mà liền có chữ. Tối kỵ quán xét (lập định kiến) là vật không thật có, cảnh không thật có, nếu thấy nghĩa không thật để tâm tạm thời an ổn thì được chứ nếu lại cố chấp “rặn ra nghĩa” cảnh không thật là hết thuốc chữa.
Nơi cảnh đó vạn pháp tung hoành, nơi đất đen kết vào cỏ cây ra hoa kết trái, từ đó các loài hàm linh sinh trưởng, nơi ánh mặt trời vô tri kia lại quang hợp cho cây cỏ và tác dụng nuôi dưỡng muôn loài vạn vật (tia hống ngoại). Thế giới vô tri mà vạn pháp tung hoành, đại đạo hằng còn đâu do người dựng lập.
Vạn pháp đó vốn sẵn có ở mỗi loài hàm linh chưa từng sót mất. Người đối cảnh chớ khởi tưởng thế giới vô thường vô tri vô giác, nếu nhận thấy vạn pháp nơi thế giới cũng là lỗi lớn tự chướng lấy vạn pháp vốn có nơi tâm mình. Vạn pháp nơi thế giới chẳng phải hữu tình (đừng khởi tưởng vô tình), vạn pháp nơi con người vốn chẳng vô tình chớ khởi tưởng hữu tình. Vạn pháp duyên nơi thế giới hay duyên nơi tự tánh mà liền thành khác, chứ kỳ thực vạn pháp không giống không khác. Giống và khác là do tình thức mê chấp mà thôi.
Một niệm chẳng sanh vạn pháp không lỗi. Niẹm đã chẳng sanh nơi thức tâm, thì cảnh tâm nhất như (lời tăng ngữ), nói theo đúng hơn là chẳng có ai ở đó mà phân giống chẳng giống, phải chẳng phải, có hay không có.
Thấy được như vậy để thôi móng khởi tâm thì được, nếu lại kiến lập “nghĩa” là nơi thế giới vạn pháp hằng còn, có cái tâm có sẵn vạn pháp … thì trọn thành chướng ngại. Có thể nói thẳng bất cứ nghĩa nào được kiến lập đều dựa trên cảnh mà kiến lập, nên các nghĩa đó hư dối theo cảnh mà sinh mà diệt mà hợp mà tan. Bất cứ một ý một nghĩa cho đến tất cả các câu diệu nghĩa dù có là của Thế tôn cần phải mửa ra cho hết. Mửa sạch như kinh Pháp hoa 10 năm hốt phân bỏ ra ngoài. Mửa sạch mọi kiến giải.
Một sự thật là chắc vô vàn các tăng sĩ không chịu nhận. mửa được hết mọi kiến giải chất chứa trong tâm ý các vị thật khó hơn con lạc đà chui lọt lỗ kim. Cho dù bằng sức thiền định thân tứ đại tự mất, tâm trí bặt dứt, đột thông đạt các cảnh giới vốn chưa từng ai có thể tưởng tượng được ở thế gian. Thông đạt các nghĩa bí mật cũng chỉ là cảnh. Tất cả những thứ đó nếu dùng làm y cứ lời Thế tôn nói về luân hồi sinh tử, về ba ngàn thế giới thì được chứ nếu cho là hành đúng, đắm mình vào vào đó là không dây tự trói. Tất cả đều hư dối chẳng thật. Công phu một đời luống qua chỉ ôm cái bóng rỗng.
Đừng cần nghe Phật nghe pháp, đừng cầu diệu nghĩa thù thắng, đừng ham muốn đắc quả đắc pháp. Quả mà cầu đắc đó là tà ma (dục), diệu lý mà được đó là ngoại đạo (Phật pháp không một chữ).
- Niệm:
Cách thứ hai chữa bệnh tạp niệm là dùng niệm thay niệm, bắt mèo thay chó ăn cứt. Tạp niệm tự sanh tự diệt vốn đã thành nếp. Đừng bao giờ phát ý trừ nó, đừng bao giờ dùng ý ngăn nó. 7 thức vốn là chỗ thị hiện của tánh, 7 thức không lỗi, nếu diệt 7 thức thì 7 vị Phật quá khứ đồng bị chôn vùi. “Một tinh minh phân làm bảy hòa hợp” (thực ra làm gì có 1 có 7 ở đây, vì nhân theo cơ cảnh nên kiến lập 1-7, cẩn thận kẻo vào cửa tổ mà 1 với 7 chẳng khỏi bị đòn đau).
Niệm có thể niệm lục tự di đà, nhưng dễ mắc vào bệnh là có 1 ông Phật Di Đà đang bị kêu réo, có thể niệm “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” lại dễ liên tưởng đến vị Phật Thích Ca. …
Thích Ca không phải Phật! Ông già Ấn Độ nếu là người thì không thể đắc Phật, Phật đó là Phật bên ngoài, nếu người mà thành Phật thì Phật sẽ theo duyên mà diệt. Nếu Thích Ca là Phật thì không thể nói là thành Phật. Cho dù Thích Ca có là Phật lại càng không dính dáng đến Phật tâm người niệm. Vậy móng khởi Phật Thích Ca tức là vọng tưởng điên đảo. Cho đến chư thánh mười phương đồng như điện chớp.
Vậy niệm cái gì? Niệm các bài chú, vì đọc đố cha ai hiểu được, dù đọc cả đời thì cũng chẳng làm 1 sợi tóc trên đầu ai trắng thành đen. Đó là sự thật! Cũng chẳng có phép mầu nào hiện ra đâu, nhưng niệm bất kỳ một hồng danh Phật nào (như Quán Thế Âm) cầu cho con cháu lành bệnh với thành tâm thường có hiệu nghiệm. đó chỉ là tác động tren cõi tinh thần, cõi tinh thần có các quy luật (pháp) của nó. Đừng ngạc nhiên, nếu cho là kỳ lạ chẳng khác con bò mẹ, con dê mẹ ngạc nhiên thấy con vịt ra đời từ trong quả trứng. Nếu lại chấp tác động cõi tinh thần lại dễ mắc bệnh quần tà.
Vậy niệm cái gì thì niệm, miễn nó không mang tải một nghĩa, một vật gì thì được.
Khi niệm phải kiêng kỵ “cố niệm” thật nhiều để ngăn vọng tưởng. Niệm đó cũng là vọng, sao lại cho rằng vọng này tốt hơn vọng kia, chính khi PHÁT KHỞI Ý TRỪ VỌNG NIỆM thì bệnh đó lại là quá nặng, hơn muôn vạn lần vọng tưởng triền miên. Hãy thư thả, hãy nhẹ nhàng thảnh thơi như người rỗi việc mà niệm, đừng quá chú ý nhưng đừng xao lãng, cứ nhẹ nhàng mà niệm.
Trở lại định hụê song tu của mê. Của chúng sanh (nhắc lại không phải của chứ Phật Tổ)
Thỉnh thoảng đôi lần khi rảnh rang một chút (lúc bận rộn đừng cố dụng tâm mà tập) mở mắt nhìn. Nhìn là thấy chẳng sót mất. An nhiên đừng bỏ một chút công sức gì mà suy nghĩ thêm là cảnh đó đẹp xấu, xa gần, của ai, có lúc nào hay đang ở mùa nào … nói chung là chỉ có NHÌN – THẤY. Ngày đôi lần, tập mãi 5-10 năm cũng quen dần nếp thảnh thơi nhìn, nhìn mà không thấy 1 tướng của cảnh, chính khi ấy cũng chẳng còn danh tự gọi tên.
Tương tư, nếu con mắt hay loạn quá thì chọn cách dễ hơn (mũi khó lắm vì vừa nghe mùi hôi thúi là lập tức = bằng chíu, lưỡi mà nhá nhằm ớt cay hay món quá mặn cũng tức khắc bằng chíu).
Tập xúc giác tốt hơn. Khi đi, cảm nhận đầy đủ nơi gót chân. Một cái giác biết chẳng xót.
Vậy tu tập pháp định hụê song tu của mê là gi? Chẳng phải để làm Phật làm Tổ, chẳng để đắc pháp gì cả. Chỉ để chính cuộc sống hiện tại bớt nhọc tâm, chính để thần thức khi lâm chung bớt hồ đồ hỗn loạn.
Mang thân con người tức đã mang nghiệp, chớ bảo thân tứ đại vô thường. Cha mẹ vô vàn yêu thương sanh dưỡng, một khi đau cha mẹ lo lắng võ người. Khi ốm đau toàn nhờ thuốc cháo nuôi dưỡng, chớ bảo tu hành mà xem nhẹ ơn cha mẹ, ơn bá tánh nuôi dưỡng. Có đâu kẻ tu hành như người con được che chỡ bảo bọc quay lại bắt cha mẹ quỳ lạy lễ bái cúng dường!
Bỏ áo trần gian mặc áo sa môn chỉ là thay cái kiểu áo màu áo sao lại phân làm tăng làm tục, bá tanh ngày đêm lam lũ nhọc nhằn tạo ra tài sản cho xa hội dùng, các tăng sĩ chẳng tốn 1 giọt mồ hôi được hưởng dụng cần phải biết hỗ thẹn, cần biết giữ lấy chút liêm sĩ, việc lớn không xong thì tu hành theo tam thừa lại quả báo chẳng loài ký sinh trùng sống bám trên vật chủ. Quải môi lưỡi với ba mớ ngữ nghĩa lộn xộn xuất đầu làm thiền sư, đến lúc xương mục thân hoại đau đớn chớ có bảo là an nhiên tự tại, Biết không?
Ngố tôi trọn không biết thiền, chưa từng mộng thấy Phật. Chỉ là thuận theo pháp mê mà sống như con thỏ con hươu, đói biết nấu cơm chẳng nấu cát. Biết ỉa có chỗ có nơi không làm ô nhiễm để chính mình ngửi, chỉ biết như tất cả chúng sanh mà thôi. Kỳ dư Phật pháp còn rất ít cũng cố mửa ra cho hết để làm người vô sự.

PS: Nếu được bậc tác gia chiến tướng xổ cờ, xin được đứng hầu.

2 nhận xét:

  1. lại có một tên bị bệnh triền miên không dứt.Cứ bắt thiên hạ đãi vàng phết mả mồ chôn,niệm như không niệm thì đừng xúi người ta niệm,lỡ tào tháo rượt đuổi thình lình thì lá cây cũng tốt đẹp thôi mà.Đã biết thân xác là không thể bất tử,có học hết sự đời cũng chết thối rữa ra thôi.Thân khó nhọc mới có được,chẳng vì một niệm mà phải lao tâm dụng ý,cho dù có đạt được như lai thì chẳng phải lầm là gì.Nói như kinh kim cang bát nhã..An trụ ở chỗ chẳng an trụ..như vậy niệm khởi mất nghiệp cũng mất đó sao .hehehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy thật biết mình viết gì!
      Nếu ví ông với súc vật thì lại là xúc phạm súc vật. Nếu bảo ông là người thì ông lại chưa từng có liêm sĩ hay lòng tự trọng, lại thành xúc phạm con người.
      Dù bài viết thuộc lãnh vực gì ít nhất ông nên đọc(cơ hồ ông chưa biết tiếng người) để biết người ta viết cái gì.
      lại bắt chước tiếng gầm con Kỳ Lân.
      Câu trả lời hôm nay ở đây, tôi mượn nó dùng làm lời thông báo lại với những ai ghé blogspot của tôi:
      Với tôi ông chỉ là rác rưỡi, một phường vô lại. Tất cả việc ông vẫn làm là làm tay sai có mục đích. Nhưng cố mấy ông chẳng hại được tôi. Tôi hy vọng trong thế giới ảo không ai bị ông lừa và hãm hại như ở ngoài đời thật.
      Nhắn với những tên mà ông đang chạy theo làm con chó săn, dù cho đến sếp lớn của chúng với tôi tất cả chúng chỉ là một bầy vô cảm, mất nhân tính đã từ lâu chẳng còn ai lạ gì nữa.
      Lạ là tổ tiên ông bà ông cho cha mẹ ông và đến ông làm con người, sao không học lấy làm người, học lấy tiếng người. Lại theo nhau tự sống như thú vật (nghĩa bóng, nghĩa đen thì súc vật chẳng có gì phải hỗ thẹn) chẳng là làm nhục tổ tiên ông bà ông lắm sao cho dù là Ba Tàu! Biết là nói với ông phí lời cũng là lời cuối cùng. Hãy học lấy làm người!
      Sau lời comment này, tôi sẽ chẳng phiền cho dù hốt phân chó ỉa bậy trước cổng nhà đi đổ.

      Xóa