Con người vốn dĩ thiện tâm (tánh
bổn thiện) nhưng lớn lên tham muốn, tư dục, tự ngã vốn là ác (gốc ác) mà chẳng
ác (vì còn có đạo lý xã hội, còn có tình yêu thương và pháp luật) nên tham mà
chỉ cố dựa vào sức mình lao nhọc chính đáng mà có. Nhưng khi có điều kiện thỏa
mãn gốc ác thì 80% đều trở thành những kẻ độc ác tham tàn theo nhiều cấp độ.
Với con người không thể tin vào
“đạo đức” cá nhân. Kẻ càng thâm hiểm tàn ác bại hoại thì lại luôn luôn là kẻ
phô trương “đạo đức”, kẻ càng được suy tôn “đạo đức” khi đương quyền cũng lại
luôn là kẻ xấu xa đồi bại.
Đừng bao giờ tin vào một vài cá
nhân tốt mà chấp nhận trao cho chính phủ quyền lực thống trị (độc quyền – toàn
trị), vì cho dù có tìm được vài người như cụ Chu văn An, cụ Phan Bội Châu thì
cũng nên nhớ kẻ nối quyền gần như chắc chắn không còn là hiền nhân trong thế
giới quyền lực.
Đáng tiếc hiền nhân chẳng bao giờ
nắm trong tay quyền lực. Có chăng chỉ là ngoa truyền như vua Nghiêu vua Thuấn
để làm gương răn đời mà thôi!
Vậy kẻ thù của đồng bào bất kể ở quốc
gia nào là gì?
Cụ thể là chính phủ đang nhậm
quyền. Nhưng thực ra không phải:
1) Hành động bất chấp thủ đoạn để
thỏa mãn lòng tham là hành vi của bọn trộm cướp, một hiển nhiên không thể phủ
nhận, ngay một người chân chất nếu có cơ hội cũng trở thành kẻ quay quắc trở
mặt và độc ác. Vậy kết án chính phủ là không thỏa đáng vì cùng một bản chất với
bọn trộm cắp. Vấn đề là quyền lực thống trị nếu đang tồn tại.
2) Chọn lựa giữa bản thân – gia
đình với đất nước thì có mấy ai quên thân, nhất là dối người và tự dối mình là mình
đang làm đúng! Giữa hòa hoãn với giặc hung tàn để được tạm yên (nhưng chắc chắn
không yên vì giặc có bao giờ biết dừng) và cương quyết cùng đồng bào chiến đấu
mà cái thắng quá mong manh.
3) Chọn lựa tài sản cá nhân (vài biệt
thự có chục mẫu đất + vài chục triệu đô là do công sức cống hiến + vàng) và tài
sản quốc gia (diện tích lãnh thổ + tiền đồng của quốc gia) thì rõ ràng minh bạch:
một của mình – hai của đồng bào (tức của người khác đâu có mắc mớ tới mình)
4) Không đủ sáng suốt cho một chọn
lựa vào tình thế đặc biệt. Quanh toàn là bọn cũng như mình nhưng gần, còn lại
là tiếng nói của nhân sĩ yêu nước và tiếng nói đồng bào thì lại xa (rất xa).
Vậy kẻ thù là ai:
* Đất nước quê hương là của đồng
bào hay là tài sản riêng của một đảng phái chính trị độc trị, của chính phủ (dân
chủ???)
* Nhân quyền: Con người ở đâu dù là
còn sống ở các bộ lạc sống hoang dã hay một con người văn minh của một quốc gia
phải có quyền được nói công khai lên ý nghĩ của mình, được quyền tham gia vào
vận mệnh đất nước (hay bộ lạc).
* Vua hèn (chính phủ bất tài và
tham nhũng) thì dân khổ, dân hèn thì mất nước.
* Pháp luật là khuôn khổ mà mọi
người từ người nguyên thủ quốc gia đến người dân phải tuân thủ và pháp luật đó
phải là pháp luật được thông qua “trưng cầu dân ý” chứ không thể dựa trên một
thứ triết học và một xã hội công bằng tốt đẹp vốn chưa bao giờ hiện hữu (lịch sử nhân loại chưa hề có cái xã hội nào tốt dẹp từng hiện hữu ngoài lời ngoa truyền trong truện cổ tích - thần thoại).
Kết luận: Kẻ thù của đồng bào chính
là sự cam chịu an phận của đồng bào.
Cam phận đời mình làm nô lệ mà quên mất con cháu mình tiếp đời
nô lệ, cam cúi đầu an phận ươn hèn chính là lòng người tan rã cái họa mất nước
cái họa diệt vong của giống dòng là chắc chắn. Còn có ai đem bỏ sinh mạng mình
cho vua hèn, còn có ai chịu mất con mất cháu, mất tài sản, mất tất cả cho cuộc
chiến chống ngoại xâm để tiếp tục bảo vệ cho vua hèn và đời đời làm nô lệ!
Không có tự do – dân chủ - nhan
quyền thì không chỉ đời cha ông nô lệ, đời mình nô lệ, đời con cháu nô lệ mà cái
họa diệt vong mất nước là chắc chắn.
Đừng bao giờ tin tưởng vào lòng
nhân vào thế giới hòa hợp cộng đồng giữa các nhân tộc (giữa quốc gia) của bất
kỳ thứ lý thuyết nào.
Với riêng dân tộc Việt nam thì
Trung quốc đã đang và sẽ là kẻ thù với dã tâm tiêu diệt người việt nam và cướp
nước.
Phải nhìn thẳng vào kẻ thù thật sự,
đừng nhìn vào cái áo bên ngoài. Kẻ thù của đồng bào chính là sự cam chịu an
phận của đồng bào.
Chính phủ ngàn người cùng bọn tay
sai có lên đến chục ngàn người, chúng có thể nhốt hết máy chục triệu hay hơn tỷ
đồng bào vào nhà giam? Chúng đủ sức giết hại hết đồng bào hay không? Chúng sống
là nhờ đồng bào nuôi dưỡng (ở chừng mực xấu nào đó thì chúng trở thành thứ ký
sinh trùng sống bám và thật ra còn nguy hại hơn muôn vạn lần cho vật chủ), chúng
có được quyền lực là nhờ sự tồn tại của đồng bào nên không thể giết hết đồng
bào.
Bản chất chính phủ là quá mỏng
manh, quá yếu ớt trước sức mạnh của đồng bào. Nên ở đâu người dân trên phương
tiện đại chúng ra tuyên cáo phản đối thì dù chính phủ của một quốc gia hùng
mạnh cũng phải cân nhắc và trước cuộc biểu tình của dân thì ngay như chính phủ
Hoa Kỳ cũng không thể muốn làm gì thì làm.
Vậy nếu cuộc biểu tình của dân là
quyết định sai? Chính phủ phải lùi bước? Câu trả lời là không bao giờ có sai
lầm. Cho dù đó là ý của dân ra một phương án kém hơn chính phủ và chính phủ
không thuyết phục được dân thì đó vẫn là quyết định đúng đắn nhất. Nhưng ý chí
và nguyện vọng của đồng bào bất cứ quốc gia nào cũng luôn là đúng nhất. Vì sao?
Vì dân luôn lắng nghe nên quyết định tối hậu luôn đúng, còn sai thuộc vấn đề
chính phủ không biết lắng nghe và thái độ chuyên quyền chỉ dẫn để thát bại khi
chính đồng bào không thuận tình. Buộc được chính phủ phải tôn trọng quyền quyết
định tối thượng thuộc về dân thì dân tộc đó đâu cam chịu cúi đầu.
Kẻ thù của đồng bào chính là sự cam
chịu an phận của đồng bào!
Hãy nghĩ về đồng bào hiện tại, hãy
nhìn về con cháu tương lai. Nếu hôm nay đồng bào cúi đầu cam chịu thì sẽ ra
sao! Chính kẻ cam chịu an phận tưởng mình làm người tốt lại chính là kẻ đang
nuôi dưỡng cho vua hèn, đang hủy hoại dần mòn chính đồng bào và hủy diệt tương lai con
cháu.
TT không thể nào có đủ kiến thức về một chính thể (chế độ) quốc gia (chỉ có những chuyên gia nghiên cứu - phân tích...) và dĩ nhiên không đủ mắt để xem xét một cách "toàn diện" (nói láo vì làm gì có tri thức toàn diện và xem xét một cách toàn diện). TT chỉ nêu phiếm diện về con người.
Trả lờiXóa