Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Kẻ thù và hiểm họa (phần 1)


Con người và Pháp luật
Khi cuộc biến động lớn tại Pháp từ 1789  đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả giáo hội Rôma tại Pháp mở đầu cho một ý thức rõ nét, quyền của từng con người trong xã hội và quyền lực mỗi quốc gia phải thuộc về đồng bào chứ không thể để một nhóm người (vua – quan hay tôn giáo) nắm giữ.
Nhưng phải đến ngày 10/12/1948 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người) được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tại Palais de ChaillotParis, Pháp mới thể hiện ý chí thực sự của nhân loại.
Qua các cuộc chính biến, các quốc gia độc lập hầu hết đều xin được tham gia Liên Hiệp quốc (thủ tục) còn tinh thần vẫn là LỜI TUYÊN THỆ BẢO ĐẢM NHÂN QUYỀN CHO CÔNG DÂN NƯỚC MÌNH.
Nhưng cho đến nay nội dung về bản quốc tế nhân quyền vẫn còn xa lạ với rất nhiều người ở một số quốc gia dù quốc gia đó có tham gia và ký kết khi trở thành thành viên Liên Hiệp quốc.
Đó là các quốc gia vi phạm luật Nhân quyền một cách lén lút là không phổ biến và cũng có cả quốc gia vi phạm luật Nhan quyền một cách trắng trợn là “nhân quyền không được thực thi” và còn bắt bớ, vu hãm những người truyền bá nội dung về nhân quyền cho đồng bào nước mình. Một vấn nạn lớn trong quan hệ quốc tế.
Điển hình như Trung quốc là một trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ, ngày 4/6/1989 đồng bào Trung hoa hơn vạn người (không có thống kê chính xác nhưng chắc hơn hơn 10 ngàn người) gồm nhiều tầng lớp đã biểu tình ôn hòa và đã bị chính phủ Trung quốc mở cuộc tàn sát số người bị giết và bị thương từ 7000 – 10000 người (theo thông báo của chính phủ Trung quốc là 2600 người nhưng không được bất cứ ai dùng làm căn cứ) và chẳng hề ngừng sau cuộc tàn sát đẩm máu, một cuộc truy lùng bắt bớ và cả ám sát âm thầm những năm sau đó với những người tình nghi là trong tổ chức cuộc biểu tình.
Không chỉ là cha đạp nhân quyền mà còn là một tội ác khiến tất cả đồng bào Trung hoa kinh sợ. Chính phủ cộng sản Trung quốc, chính phủ mà đồng bào phản đối vẫn tồn tại, vẫn nắm quyền lực và nhân quyền tại Trung quốc thì sao? Đồng bào im lặng cúi đầu, nếu tiếp tục xử dụng quyền làm con người, quyền tự do … để phản đối một chế độ độc tài, tham nhũng và tàn ác thì chắc chắn không phải chỉ một Thiên An môn mà cả nước Trung quốc sẽ là biển máu. Chế độ Cộng sản Trung quốc tồn tại dựa trên bạo lực. Phải chăng Trung quốc là một nhà tù vĩ đại nhất thế giới với 1 tỷ 400 trăm triệu tù nhân.
Vậy có phải chăng nhân quyền là sai? Là thiếu sót? Là chưa phù hợp? Nhân quyền ở một chế độ “đặc biệt” là chướng ngại cho hạnh phúc – công bằng?
Câu trả lời ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba lan, Đông đức, Bun Ga ri… là câu trả lời chưa thích đáng chăng? Vẫn chưa đúng ở các nước cộng sản khác chăng?
Chúng ta chỉ xem xét yếu tố con người thôi! Một yếu tố trong nhiều yếu tố, một mặt phiếm diện thôi! Vì sao? Vì phải có nhiều khía cạnh khác nữa mới có câu trả lời đúng.
Ở đây, dùng một mặt phiến diện về con người để đưa ra câu hỏi. Câu hỏi chứ không phải câu trả lời.
1) Con người vốn tham lam. Tham lam thì hiển nhiên (ngoại lệ phải có nhưng không phủ nhận được tính tham là cố hữu. Tổ mẹ thằng nào ngứa miệng nói càn ngược lại) nhưng nó thường là động lực để con người tích cóp tiền bạc làm giàu, và của cải thêm bao nhiêu cũng không vừa. Giàu muốn giàu thêm. Nhưng của cải xã hội thì hữu hạn (đất đai, vàng ngọc…) Vậy sao xã hội yên ổn nếu ai cũng tham khi người ta có thể cướp bóc của nhau. Do 2 nguyên nhân: đạo lý xã hội và pháp luật.
Đạo lý ở đây là thứ đạo lý (tạm gọi) là đạo Khổng Mạnh (thực ra đạo lý này cao hơn, rộng hơn hẵn đạo Khổng Mạnh vì nó thuộc lương tri con người). Đạo lý xã hội ngăn từng người làm ác và cũng chính đạo lý này khiến con ngườĩ xã hội đứng lên khinh bỉ và kết án.
Pháp luật là thứ hai sẽ nghiêm khắc trừng phạt người phạm tội (Pháp luật chống tội ác không chống con người phạm tội: mẹ ơi! Không hiểu mấy ông thẩm và người thi hành công vụ có hiểu điều nnày hay không!!!! Chắc là không!)
Vậy nếu có quyền lực trong tay, nếu lẫn tránh được pháp luật trừng trị, nếu đứng trên pháp luật với quyền lực thống trị thì người ấy sẽ thế nào? Lòng tham sẽ được thực hiện bằng tội ác và kẻ đó sẽ mất hẵn nhân tính.
Một vài ví dụ nhỏ: Một kẻ vốn nhút nhát đần độn (không phải thiru năng trí tụê) vừa có cây dùi cui trong tay, đeo cây súng lủng lẵng bên hông thì dù dốt nát cũng ngay tức khắc kiếm được tiền bằng quyền lực nhỏ trong tay. Một sự thật, một tệ nạn xã hội ở khắp nơi trên thế giới, bất kỳ ở đâu, quốc gia nào (nếu người dân nước ấy sợ hãi người có quyền lực).
2) Tự ngã: Ai cũng có cái ta riêng, cái ta đó luôn muốn hơn hẵn. Nếu cái ta đó bị tổn thương một nỗi dằn xé âm thầm muốn tiêu diệt nguyên nhân gây ra tổn thương đó.
* Thánh nhân có câu “người quân tử nghe khen lấy làm hỗ thẹn, nghe chê trách thời mừng” (tổ mẹ nó! Sao mà nói ngược đời đến vậy, nghe khen tức là ưu điểm là khoái ý sao lại xem những hạnh mình còn chưa đủ, những việc tốt mình chưa làm được mà hỗ thẹn. Nghe chê trách thời lại mừng, cái này thì được, thấy sai mà bỏ, thấy khiếm khuyết mà rèn. Nhưng nếu là điều bất khả thì sao? Như người đàn ông cố hữu là luôn bị cái đẹp, cái dịu dàng của phụ nữ chinh phục. Nhìn phụ đẹp cứ nhìn, sao lại có vợ rồi lại tự cấm mình không nhìn nhỉ? Lòng muốn nhìn và mắt không nhìn là dối người rồi vậy!)
* Một người nghe chê trách, nhạo báng. Chớ nói là không bị tổn thương. Nhưng nếu xem lại có lý thì “chín bỏ làm mười lăm” bỏ qua cho nó lành. Nếu không đúng thì “kệ nó, chó sủa càn hơi đâu mà để tâm cho nó nặng bụng”. Nhưng thật ra dù khéo biết răn mình thì ấm ức (chưa đến mức tức tối) vẫn là ấm ức và nhờ quen “nhường nhịn” rồi cũng êm.
Vậy nếu có điều kiện “trả đủa” thì sao? Tùy theo mức độ trả đủa. Nếu chỉ là trả đủa hình thức thì 10% - 30% sẽ trả đủa. Còn lại họ bỏ qua luôn vì “chẳng đáng để làm việc trả đủa”
Nếu trả đủa “đủ đau” thì sao? Thí dụ như đột nhiên có cái dùi cui cầm ở tay, có cây súng đeo lủng lẵng thì bảo đảm 80% sẽ “ân không đền nhưng oán trả đòi lại cả vốn lẫn lời”. Thách cha thằng nào dám mở miệng tự nhận mình “độ lượng quân tử hơn cái 20% còn lại”.
Vậy nếu lại là quan chức nhỏ được những người với “quyền lực thống trị” làm chỗ dựa thì sẽ “đáp lễ” với kẻ gây ra tổn thương “tâm lý và lòng tự ái” (phân biệt tự trọng và tự ái nhé)? Chắc chắn dìm kẻ ấy khốn đốn để nhớ mãi “tao chẳng phải kẻ tầm thường để cho mày trêu vào”.
Còn kẻ có quyền lực thống trị thì sao? Sẽ hủy diệt kẻ gây nên chuyện ở tận cùng thù hận mà hắn có thể gây ra được.
Trong lãnh vực này, danh dự, liêm sĩ chỉ còn có ở những người bình thường và trí thức. Những tổn thương này họ chẳng bao giờ tự hạ bản thân xuống mức thấp hèn cho việc trả thù. Nhưng với những kẻ có chút quyền lực cỏn con đến các vị quyền to chức trọng mà không bị Pháp luật “ngăn chận” thì mức độ trả thù là “không biên giới”.
Một ví dụ cỏn con, thằng hai Lúa vốn là lành tính ai cũng tưởng là  biết đến đầu đến đủa, nhưng sau vài ngày được mặc cái áo lính lệ, vác cây giáo đứng hầu quan, được rửa chuồng heo nhà quan, được đổ bô cho tía má ông quan thôi. Ai mà trêu đùa khiến anh hai Lúa ngô nhận là xem thường thì tính hung hăng côn đồ (chẳng ai biết ở đâu ra) sẽ nhẩy bổ vào người vô ý kia ngay.
3) Tính an phận và tham vọng.
Con người vốn dĩ “sợ hãi”, sợ đau, sợ cực, sợ mất những gì đang có, sợ bệnh, sợ con cái mẹ cha anh em bị tai họa…. sợ đủ thứ nên khi đối đầu quyền lực và bạo ngược, con người tạm thời (đến vĩnh viễn) xa rời lẽ phải chánh nghĩa hay thậm chí chấp nhận ươn hèn. Trước ngục tù, trước đói khổ bệnh tật và cái chết người ta sẽ “ngủ quên trong căn nhà nhỏ đèn thắp thì mờ”, người ta “xin áo xin cơm”, người ta không thấy “gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do”.
Con người sẽ từ bỏ “nhân quyền” vì sợ hãi. Mấy chục triệu, đến hơn tỷ đồng bào người ta chấp nhận trong nhà tù “vĩ đại” ngay trên đất nước mình với kiếp đời nô lệ khi đối điện với kẻ cũng AN PHẬN và tham vọng NẾU KHÔNG CÓ PHÁP LUẬT THẬT SỰ (có pháp luật thì không có kẻ đứng trên pháp luật, không có kẻ độc tôn tự ban hành pháp luật cho đặc quyền dặc lợi)
Người ta yêu thích đủ thứ, trong đó đại vị và quyền lực (nhất là quyền lực thống trị). Với quyền lực thì:
Từ một người dân chân chất phút chốc trở thành tên sai nha vung cùi cui đập vào đầu người dân, đập cả vào đầu bạn bè lối xóm khi theo mệnh lệnh người quyền lực sai bảo, có quyền lực người ta sẵn sàng làm tay sai cho kẻ thì sâm lược đất nước (cái này ta có một lịch sử dài ngàn năm bị Tàu xâm lược, không thiếu kẻ tranh nhau quỳ gối làm tay sai cho Tàu hại dân hại nước để được an thân hay vinh thân phì da. Khong chỉ ở việt nam ta không đâu).
Không phải tất cả đồng bào hay nhân loại chấp nhận làm tay sai, làm sai nha như lủ côn đồ bầy ác thú đối với dân hay với đồng bào, nhưng ở đâu khi nào cũng chẳng bao giờ thiếu. Giống như bọn trộm cáp hay cướp của giết người. Ở đâu và khi nào chúng vẫn có. Luôn luôn có để bọn “gian manh” sử dụng khi chúng có trong tay quyền lực.
Được an thân, có chút quyền lực cũng đủ khiến những người với lời thề “bảo vệ đồng bào” và thâm tâm từng ước nguyện “bảo vệ chánh nghĩa” sẽ quay lưng lại với chiếc mặt nạ vô cảm chống lại dân thường và chà đạp lên “chính nghĩa”.
Vậy cái gì giúp một quốc gia yên ổn: Pháp luật dựa trên nền tảng nhân quyền.
Vậy còn bao nhiêu khía cạnh xấu xa về con người? Còn! Và còn những xấu xa đồi bại mà tinh tế lắm, cố gắng lắm NHÌN MUỐN LÒI CON MẮT MỚI THẤY (chưa kể kẻ không chịu thấy vì cương quyết nhắm mắt).
Con người vốn xấu xa ư! Vốn ươn hèn đốn mạt ư! Không! Hoàn toàn không! Vậy vấn đề ở đâu? Ở chỗ con người luôn chưa bao giờ sẵn sàng. Con người chờ đợi!
Trong xóm 100 người, chỉ cần 1 thằng côn đồ thích gây chuyện đánh nhau cũng thừa sức làm 99 người khốn đốn.
Chỉ cần 1 huyện vài ngàn dân lạc hậu mứo có 1 vị quan tham dến nhậm chức thì vài tháng sau có vài chục dân bị tống ngục, đến trăm con gái nhà lành bị đẩy vào lầu xanh, vài trăm tên sai nha đầu trâu mặt ngựa hành hung người với mỹ danh “thi hành công vụ”, hàng ngàn mẫu đất nông dân bị cướp, hàng trăm tên trộm vào đêm và ngang nhiên cướp giật đồ ban ngày, trẻ con bán vé dạo cùng ăn mày sẽ lê lết làm mất vẽ mũ quan đường phố và tệ nạn xã hội trở thành nề nếp.
Con người vốn không xấu, xấu ở ít người (cái xấu ở điều kiện và cả ở trong rất ít con người) nhưng đại đa số con người còn lại gián tiếp dung túng nuôi dưỡng cho cái ác cái xấu tồn tại.
Nhưng con người thì như người xưa nói “tri diện bất tri tâm” hay “họa hổ họa bì nan họa cốt” chính là ở chỗ ta không thể cầu may người tốt để trao quyền lực mà không kiểm soát, càng không thể “trồng người” để lấy ra thứ “đầu gỗ” “lòng gỗ” mà cư xử với đồng bào đồng loại.
Vấn đề là đâu? Vấn đề là Pháp luật (pháp luật của nhân quyền) là khuôn khổ giềng mối vững chắc để hạn chế (không thể tiêu diệt) cái ác và cái xấu.
Chí ít cho đến hôm nay pháp luật phải dựa “tự do, dân chủ và nhân quyền” là điều đúng dắn và chưa thể bị thay thế (biết đâu trong tương lại lại có thằng bệnh hoang tưởng nào đưa ra thứ triết học, thứ tư tưởng làm người ta hoang mang nghi hoặc không chừng! Ai biết trước được đâu!)

Rớ vô mới thấy thật ra có viết thành quyển sách vài trăm trang cũng chỉ là “cái áo bên ngoài” về con người mà thôi. Bài viết này cũng đủ dài cho ai cũng đà mỏi mắt. ý bất tận ngôn! Quả là dại dột khi viết về nó, một giọt nước không thể nói là hết bể cả. Quả nhiên là ngớ thật!

2 nhận xét:

  1. Lâu rồi mới đọc bài của TT, đọc hai lần, chậm trong tâm trạng thoải mái, (kể cả lấy bản in của tuyên ngôn ra tham khảo).Tiếc là những điều cần nói lại không thể nói ở đây. Rất nhớ bạn và mừng vì bạn vẫn viết khỏe. Chắc có duyên thì sẽ có ngày anh em mình ăn thịt cóc uống ba xi đế ở một hẽm vắng của Sài Gòn để cùng ngẫm chuyện đời. Đói, ăn cháo cóc tránh say. Haha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu có dịp anh HN về saigon TT rất mong được gặp rồi tám chuyện đời với vài chung rượu tốt (chứ rượu đế saigon 99% là cồn + hóa chất Trung quốc + nước) còn cóc thì e rằng kiếm vài con giữa mùa mưa cũng là khó khăn! Nên nhắm với vài cái cẳng cánh gà cũng vui.
      TT tin, chỉ sợ lòng mình chưa đủ chứ cơ duyên gặp nhau chắc chắn là phải có.
      TT sẽ ghé thăm anh HN sau, không cháo cóc thì chén cơm nguội quả cà chua vậy!

      Xóa