Nếu nói về Phật Pháp tức chỉ tuyên nói về thủy giác (cái
biết ban đầu) vậy đâu là khởi thủy (lúc ban đầu) và đâu là thời gian bản giác
(tánh biết của tâm) khi chưa duyên theo bên ngoài mà cấu nhiễm (trước vụ nổ
bigbang)? Từ lúc trước big bang 3000 thế giới tan vỡ thành 1 cục (dù ở dang thức nào)
trở về trước, lúc ấy lại là cái giác gì? Nếu lại có một cõi nào chẳng dính dáng
vũ trụ lại thành truyện thần thoại không thể y cứ. Nên nếu khởi tưởng về Phật
pháp thì Phật cũng chẳng có lưỡi, chẳng có chúng sanh để nghe.
Vậy chỉ nói về bản giác, bản giác tức chẳng mất thật chẳng
cấu nhiễm nơi chúng sanh, bản giác tức chẳng thêm chẳng tịnh nơi chư Phật. Bản
giác tức diệu dụng nơi chư Phật Tổ, bản giác tức chỗ hành nơi mọi chúng sanh.
Đã mang thân vào ba cõi tức đã cấu nhiễm nơi pháp, dù nhiễm
bên pháp úê hay tịnh thảy vẫn thuộc về mê (ngoại lệ Bồ tát do thân ý sanh thị
hiện nơi ba cõi nhưng cũng chẳng thuyết Phật pháp vì làm gì có lý duyên khởi)
nếu đã theo duyên mà dựng lập pháp thảy thuộc về pháp nhập thế - xuất thế đâu
phải Phật pháp, vẫn dùng ý ngôn diễn bày tức thuộc mê để chúng sanh có thể thấy
nghe, hội (khai thị ngộ nhập)
Nói đến định hụê song tu của chư Phật Tổ và cổ Đức thảy
không thể được. Vì sao vì mở miệng vẫn mượn ngôn thuyết. Miễn cưỡng bảo định
hụê song tu của Phật Tổ thuộc ngộ đã là không cho phép. Định hụê song tu nói
được tức thuộc mê. Mê ngộ đồng nguồn nhưng chớ bảo là một, nói một chẳng cho hà
huống nói hai ba.
Nếu đã hỏi đã nói “định hụê song tu” tức thuộc về trần cấu (cấu
nhiễm từ tiền trần của chúng sanh, tức thuộc mê) nên pháp tu định hụê sẽ là
pháp tu “trần cấu” tức thuộc về mê. Thuộc về mê tức là trói buộc chẳng phải đạo
giải thoát của Thế tôn, cùng Phật pháp trọn không dính dáng. Đâu không nghe Thế
tôn bảo “nếu nói Phật thuyết pháp là phỉ báng Phật, nếu nói pháp không do Phật
thuyết là phỉ báng Pháp”. Nói thẳng ra Thế tôn thật chưa từng nói một chữ. Phật
pháp đâu có cảnh tướng gì để mà thuyết, đâu có ý ngôn mà mở lời.
Phàm có diễn thuyết mà hiểu đều thuộc về tình thức. Từ sau
Thế tôn, chư Tổ chỉ biết thận trọng khi tiếp dẫn độ sanh, đem lời dẹp lời, lấy
lý đuổi lý. Vừa gặp Đức Sơn liền đánh, đâu có chỗ cho kẻ vào cửa Thiền tông
móng khởi vọng niệm, gặp Lâm Tế liền hét đã đẩy người tiến tu đến chỗ cao tột
cùng không mê chẳng ngộ, đâu có chỗ cho người tìm kiếm, đâu có chỗ cho người
tìm diệu nghĩa thù thắng. Thế nhưng 10 bệnh thiền na của kinh Thủ Lăng Nghiêm
như thuốc chữa bệnh lại thành dây trói buộc ba thừa vĩnh kiếp luân hồi, 25
chủng tánh nêu ở kinh Viên Giác lại thành xích xiềng khi lại chấp đó là pháp tu
chứng với quán chỉ thiền. Lầm chấp phương tiện thành cứu cánh. Cứu cánh thế
nào? Thủy giác tức là tối thắng. Thủy giác là cái gì? Lìa ba cõi thì đâu là sắc
hóa thân của Như lai hà huống có chúng sanh lấy gì để tuyên thuyết!
Vậy Thế tôn dạy cái gì nếu không nói về về bản giác, nói về
Phật tâm. Tâm chẳng thấy (thể) nhưng tánh thì diệu (dụng), tánh ở đâu? nơi tánh
có thể thấy qua 7 chỗ diệu. thấy biết, nghe biết, ngửi biết …. Nếu chẳng qua
kiến văn giác tri (thấy nghe …biết) tức chôn vùi tánh giác nơi đoạn diệt thì
vĩnh kiếp tự giam trong hang không giải thoát ghê sợ.
Nhưng lìa ba cõi tánh giác lại ở đâu? Có đồng có dị với tánh
giác nơi ba cõi? Như mặt trời kia không có tâm chiếu mà chiếu, mặt trời như
tâm, chiếu là tánh, nhưng không tâm chiếu mà vẫn chiếu. Tánh giác nơi ba cõi
thì thế giới đầy mắt, vậy lìa ba cõi tánh giác cũng chẳng hư hao. Chỉ vì không
cảnh nên không thấy tánh cũng như chẳng có người cầu thấy tánh.
Tánh không là chẳng nương gá vật, không tánh là lìa cảnh
quên tâm. Không tánh vì chẳng có dụng nên nói không tánh, còn gọi là niết bàn,
là bồ đề chứ không phải nghĩa không có tánh.
Phật Tổ dù trên cảnh hay không cảnh chẳng sanh tâm đồng dị,
chẳng lập tên, trên cảnh chẳng lập sự thì đương nhiên làm gì có lý rõ ràng
không tánh. Chúng sanh trên cảnh lập đồng dị, có không, lập danh, trên sự lập
lý mà theo tình thức tự mê lấy chính mình mà chẳng thấy tánh không rỗng rãng,
ví như người thấy vật mà quên mất khoảng không.
Vậy nếu tâm vin theo cảnh thì tánh giác ở đâu? Đâu thể bảo
là tánh giác bị diệt. Vì tánh vốn là chẳng tịnh hay động. Động tịnh thảy thuộc
về danh tướng về ý niệm. Nếu tánh giác mà tịnh thì đồng vô tri kia! Tánh giác
mà động thì bao giờ thôi dứt!
Nơi ý ngôn có thể tạm nói động tịnh thảy thuộc về dụng của
tánh giác. Kia như đứa trẻ đói khóc Như lai lại chẳng nghe chẳng thấy chẳng
hành sự hay sao? Tánh giác thật chẳng đồng vô tri kia. Một tên cướp trong lúc
quẩn tri giết hết người này đến kẻ khác, bậc chân tu khoanh tay làm người tốt
cho tên cuồng đồ sát hại mọi người và cả mình hay sao? Tánh giác chẳng đồng vô
tri kia. Tánh giác là thật có chẳng đồng nghĩa có không của ý niệm. Nhưng tánh
giác đó nơi chư Phật và chúng sanh vốn không khác (chớ bảo đồng), nhưng do lòng
từ và do tình thức mà làm ra khác.
Tánh giác ví như mặt trời chiếu nếu chui vào hang hốc thì
chẳng thấy sáng, đâu thể nói không có mặt trời. Cùng là mắt do mắt cha mẹ sanh mà
nhìn hay đeo kính nhìn liền thành khác. Nơi cảnh đâu có diễn ra giống hay khác.
Nơi cảnh cái mà người nhận được chỉ là tướng (mềm, cúng, xa
gần, tròn méo, đen trắng, đục trong…) chứ chính nơi vật nó nào mang TÁNH mềm
cứng … Thảy thuộc về tình thức ý niệm của con người vọng tưởng. Cho đến những
gì thấy nghe vẫn chỉ là những thứ diễn ra trong não người (qua cơ chế các dây
thần kinh và não tái tạo lại hình ảnh thế giới) như hình như gương chứ nào phải
thế giới thực (tạm gọi). Trên thế giới ảo lại móng khởi tri giải hiẻu biết thì
tất cả những tri giải đó đồng với lông rùa sừng thỏ.
Nhưng nếu quay lưng lại lại phủ nhận hay đoạn diệt cảnh
(trong thế giới ảo của não) lại khóa mất tánh giác, hãy nhớ tâm kia tánh kia
chẳng đồng vô tri. Bỏ tánh giác là bỏ chỗ diệu dụng của bản tâm. Chẳng bảo đoạn
diệt cảnh mà chớ để cảnh kéo lôi trói buộc. Không vin theo cảnh, không duyên
theo cảnh khỏi lập kiến giải, khỏi móng khởi hiểu biết thì thôi, chỉ bảo một chữ
THÔI mà từ thời Thế tôn tại thế đến nay vẫn hiếm hoi người làm được. Quả thà
chạy như ngựa, thà ngọ ngoậy như con khỉ lại khó hơn chẳng làm gì cả!
Phật pháp vốn chẳng có lý có sự gì khả gì lập ngoài bản tâm,
ba cõi chẳng ba cõi chẳng hề thành có thành không. Tánh giác diệu dụng nơi ba
cõi liền thành vạn pháp, một tình thức một vọng niệm chẳng sanh vạn pháp không
lỗi. nhơn nơi ngã – phi ngã (ta và thế giới) vọng lập liền có ba thừa mà vạn pháp
như huyễn. Nếu nói chơn pháp thì thế tôn cũng không lưỡi, nếu có pháp để tu
hành thảy thuộc về quyền lập, chẳng phải chơn, tất cả pháp đó theo duyên mà
sanh diệt, mọi quả tam thừa vẫn là sinh tử.
Chẳng có pháp nào khả dĩ có thể đắc, vì tất cả pháp có thể
học hiểu thảy là hư dối. chẳng có niết bàn để vào, vì nơi nào để có cái niết
bàn cho chư Phật chui vào đó.
Phật bất khả đắc và quả vị Phật thì chẳng không. Phật tức
phật tâm, ai có bị mất đâu mà cần đắc nếu đắc lại thành Phật đắc Phật, quả vị
Phật tức pháp trần cấu tu hành mà an lập, có nhân sao tránh khỏi quả!
Nếu chấp vào quả vị thì rõ ràng khó tránh 10 bệnh thiền na
và chỉ là quanh quẩn 25 thứ lớp bồ tát ra vào sanh tử nơi thế giớiba ngàn .
Chẳng có cái mẹ gì để hiểu để biết, nghỉ ngơi đi đừng khởi
tâm khởi trí có mệt nhọc, đừng nắm thì thôi đâu cần buông nhưng vì 2 lý do nên nên
hụê mạng NHư lai hiểm tợ trứng chồng.
1) Thà bảo chạy loạn, thà làm (do tập nhiễm) lại được, chứ
bảo thôi lại không được.
2) Do bọn ma mị dối mình dối người nhất định bảo phải tu
hành, phải cung hành những nghi lễ tôn giáo, sáng quay về nam vỗ đít ba cái,
chiều quay mặt bắc tru rống như chó bò, phải có các câu chú bí mật, phải giữ
tất cả hạnh, phải hành tất cả pháp thiện mới được. Lý lẽ khôn khéo rối mù khiến
mọi người đời học được, hiểu được hành được mới chấp nhận.
Nơi thế gian vô tri mà đạo vẫn khắp, núi chẳng tự cao mà
cao, vực chẳng có ý thấp mà thấp, từ đất đen cây cỏ xanh tươi, hạt nảy mầm ra
hoa kết trái, con thỏ con hươu ăn cỏ, con sói con beo ăn thịt. Trên trời chim,
mặt đất thú dưới nước cá.
Vạn pháp tung hoành đâu do học hiểu, đói con chó con mắt
chưa mở còn trườn tìm vú mẹ, con hươu con vừa sanh đã tự cố đứng lên cho đến
con chim sẻ liều mình trước miệng rắn mà cố cứu lấy chim non. Con sói giết thỏ
mà ăn nào do thù ghét, con hươu đau đớn vật vã thần thức mù mờ kinh hoảng giảy
chết nào biết đến hận thù. Vạn pháp đầy đủ nơi mọi loài hàm linh mà tất cả
chúng sanh chẳng rõ.
Chỗ diệu dụng mở mắt là thấy, cảnh nào phân xa gần trắng đen.
Âm đến thời nghe biết, đâu có tự nói thanh tục. Trăm ngàn mùi quanh mũi, tánh
giác nào lấy thơm bỏ thúi… Tánh của bổn tâm đâu đồng vô tri kia tánh giác làu
làu, do nơi ý phân biệt lấy bỏ liền thành thiện ác. Nếu chẳng tự mình chướng lấy
mình sao lại ham ngon chê dở, đói ăn khát uống sao nhọc tranh lấy tài vật ở đời
thích nhà cao cửa rộng ưng sơn hào hải vị mag gây nghiệp tội. Con sói có vì chê
cỏ dở không ăn mà thích ăn thịt? Đó là chỗ thành đồng dị (giống và khác) lấp
tánh giác và nhận vọng tưởng.
Nếu chẳng nhận ý “không có chỗ cắm mỏ” thì dù bỏ công phu tu
tập thảy thuộc ngoại đạo, nếu lại trên ý “dùi châm chẳng phủng” lập thành ý
nghĩa để hiểu thì chưa dứt căn trần. Lời lời đặt để mong người dứt đường tâm,
nếu người nghe người đọc lại sanh “HIỂU” thì lỗi chính ở người đọc người nghe.
Hãy quay lại chính mình, cha mẹ chưa sanh, chẳng khởi thiện
ác thì là cái gì? Chớ đọc kinh ba thừa, chớ cần nghe chữ Phật làm gì, vì đó là
thuốc chữa bệnh nhưng lại cũng là độc dược. Thà vĩnh kiếp chẳng từng nghe Phật
mà thuận bản tâm sống lại còn hơn. Con cá sống kệ nó, đâu có tâm bắt giết thì
cái gì là ác pháp là sát sanh. Có ác pháp mới dựng lập thiện pháp “phóng sanh”
hay không sát sanh. Thiện pháp đó là hư dối sao lại nhận! Thà theo bản tâm vốn
TỐI THIỆN thì thật chẳng có ác pháp. Ác pháp thật chẳng sanh mới tự rõ thiện
pháp (tối thiện – bát nhã ba la mật) chẳng diệt mất vậy!
Bất cứ ai đọc mà tự mình sanh kiến giải đó là tự hại mình
chẳng do lỗi người viết. Vì Phật pháp trọn không có gì để nói.
Nếu nói được về “định hụê song tu” tức thuộc mê thì phải rõ cùng Phật
pháp trọn không dính dáng.
Nếu Phật bảo “buông xuống đi” mà chẳng xong thì dưới cửa Tổ
chỉ cần “chớ nắm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét