Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Múa gậy rừng hoang: Bất tư nghì



Lão lại đến lễ Thế tôn trước, chẳng phải cầu tài vì Thế tôn chẳng có của để cho; chẳng cầu phước vì giúp ai đó cho đến làm việc phải (sẽ tác động đến trường tư tưởng) cũng là tạo phước.
Lão đến vì đến thế thôi đâu cần có động cơ. Một thói quen, một người nhàn rỗi ghé một người quen để thăm hỏi, đó thảy là co duỗi cúi ngước há cần động cơ. Nhưng nhân cho mọi hành vi luôn có.
- Thưa Thế tôn, con cứ nghe bất tư nghì rồi lại bất tư nghì như một cách thoái thác trả lời của thằng ngu, hoặc người hỏi ngu quá không thể hiểu hay cả hai đều không thể hiểu. Ví như bài kệ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa
… Giả sử đầy thế gian
Đều như Xá-lợi-phất
Cùng suy chung so lường
Chẳng lường được Phật trí
Chánh sử khắp mười phương
Đều như Xá-lợi-phất
Và các đệ tử khác
Cũng đầy mười phương cõi
Cùng suy chung so lường
Cũng lại chẳng biết được.
Bậc Duyên giác trí lanh
Vô lậu thân rốt sau
Cũng đầy mười phương cõi
Số đông như rừng tre,
Hạng này chung một lòng
Trong vô lượng ức kiếp
Muốn xét Phật thật trí
Chẳng biết được chút phần
Bồ-tát mới phát tâm
Cúng dường vô số Phật
Lại hay khéo nói pháp
Đông đầy mười phương cõi
Như lúa, mè, tre, lau
Một lòng dùng trí mầu
Trải số kiếp Hằng sa
Thảy đều chung suy lường
Chẳng biết được trí Phật
Hàng bất thối Bồ-tát
Số đông như Hằng sa
Một lòng chung suy cầu
Cũng lại chẳng hiểu được. . .
Có phải là không thể hiểu được không ạ!
Thế tôn im lặng, ông lão chợt kêu lên:
- Lầm! lầm!
- Lành thay! (Thế tôn chắp hai tay tán thán.)
Ông lão lễ Thế tôn rồi đi ra, miệng làm bầm:
- Biết ngay mà! Thế tôn sẽ lại nói lầm lầm.
Ông lão ghé Tổ và kể lại. Tổ hỏi:
- Thế tôn nói sao?
- Thế tôn im lặng, con buộc miệng nói nói, Lầm! lầm.
- Làng thay!
- Ừa đúng vậy đó! Thế tôn cũng nói giống Tổ nói! Lần này Tổ đừng có mà chối nhá!
- Chối cái gì!
- Tổ hiểu ý Thế tôn nên cũng nói ý chang!
Tổ bước đến kẹ sách, lấy ra 2 tờ giấy trắng:
- Ông thấy hai tờ giấy này giống nhau không? Tờ này có phải là tờ kia không?
- Giống chứ! Nhưng là hai tờ giấy khác, tờ này hổng phải tờ kia.
- Cũng lại như vậy! Ông chẳng là Thế tôn, cũng không phải tôi, ông nhồi Thế tôn và tôi thành một cục. Giống thì có giống mà phải thì không phải.
- Nhưng nói y chang như nhau
- Ông nhắc đến kinh Diệu pháp Liên Hoa, lại nói về phẩm phương tiện, thuận nghịch tùy đương cơ. Chớ có mà chạy loạn.
- Nói không lại Tổ! Vậy Tổ giải thích lời Thế tôn nói để con hiểu cái bất tư nghì coi! Có hiểu con mới biết mà tu chứ!
- Lời Thế tôn nên hỏi Thế tôn. Đừng có mà chuốc oán lên tôi!
- Vậy Tổ không nói hen?
- Nói chứ! Nhưng tôi nói cái bất tư nghì của tôi. Chỉ nhắc ông đừng có mà nhồi tôi cùng Thế tôn vào một cục là được.
- Hiểu rồi! Mạnh ai nấy nghĩ. Con nghe Tổ nói đây!
- Ông biết gì về cây mít?
- Con biết rồi! cây mít là từ những cái không cây mít duyên hợp mà thành. Rễ cây mít không phải cây mít, thân cây, cành cây, lá … không phải cây mít. Còn nói theo pha (khoa) học thì cây mít từ các bon, ô xy, ni tơ, lu (lưu) huỳnh và nhiều nguyên tử của các nguyên tố họp thành.
- Vậy từ cây mít mới ra việc biết trồng từ hạt mít mới ra cây, sau mấy năm thì có trái, bón phân gì thì hợp, trái mít chín cây thì ngon nhưng người ta không đợi chín làm sao bán nên bán khi lớn chưa chín hẵn, muốn ăn thì đóng cây cọc vô cuống đem phơi, hoặc để chờ vài ngày bóp coi mềm chưa hay dú nhiều cách àm độc hại nhất là bơm hóa chất vào trái mít thì nó tươi hơn, rồi mùa mít thường vào tháng mấy, rồi phải coi đuwọc mùa mít thì ế bán rẻ nông dân đói, không nhập mít rẻ độc hại của Tầu thì bán được giá. Rồi thu nhập cao thì sống dễ thở, thu nhập thấp thì sống cơ cực, có bệnh thì bán nhà hay ôm bệnh chờ chết.
Tổ uống ngụm trà, ông lão nhìn Tổ chăm chăm.
- Vậy chỉ từ cây mít có àm không thật! Nơi ông sinh ra bao nhiêu thứ để hiểu để biết!
- Rõ ràng Tổ điên đảo tưởng đó à nhe! Đừng có mà chối nhá!
- Không hẵn! Như Thế tôn nói về tham sân si, đó là mượn thức ý thành phương tiện cho đến dùng ngôn từ diễn nói chẳng thể nói là điên đảo tưởng. Như ngài Duy Ma Cật sao lại bệnh? Cho đến Thế tôn bệnh? Giống thì có giống mà phải thì không phải!
Ngài A-nan bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa, Thế Tôn thân có chút bệnh phải dùng sữa bò, con liền mang bát đến đứng trước cửa nhà đại Bà-la-môn. Khi ấy ông Duy-ma-cật đến hỏi con:
“- Thưa ngài A-nan, vì sao sáng sớm mang bát đến đứng đây?”
Con đáp:
“- Này cư sĩ, thân Thế Tôn có chút bệnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đứng đây.”
Ông Duy-ma-cật nói:
“- Thôi, thôi! A-nan chớ có nói lời ấy. Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các thiện đã đầy đủ, sao phải có bệnh, sao phải có não? Lặng lẽ mà đi, A-nan. Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho những người khác nghe lời thô này. Không nên để chư thiên đầy đủ oai đức và những vị Bồ-tát đến từ các cõi tịnh độ khác nghe được lời nói này. A-nan, vị Chuyển luân thánh vương chỉ có chút ít phước còn được không bệnh, huống chi Như Lai đầy đủ vô lượng phước đức thù thắng đó ư! Hãy đi A-nan! Chớ khiến chúng tôi phải chịu sự hổ thẹn. Ngoại đạo, Phạm chí nếu nghe được lời này thì sẽ khởi nghĩ rằng: “Sao gọi là thầy? Tự mình không thể cứu bệnh mà có thể cứu bệnh cho người khác?” Ngài nên lén đi mau, chớ để cho người nghe. A-nan nên biết, thân Như Lai tức là pháp thân không phải thân tư dục. Phật là bậc Thế Tôn vượt qua cả tam giới. Thân Phật vô lậu, các lậu đã dứt. Thân Phật vô vi, không rơi vào các số. Thân như thế sao còn có bệnh? Sao còn có não?”
Bạch Thế Tôn! Khi ấy con thật là hổ thẹn, chẳng lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư ?
Liền khi ấy ở trong không trung có tiếng: “Này A-nan, đúng như cư sĩ nói. Chỉ vì Phật ra đời nơi ngũ trược ác thế nên thị hiện pháp này để độ thoát chúng sanh. Hãy đi A-nan, nhận lấy sữa chớ hổ thẹn.”
- OK! Nhưng con đang hỏi bất tư nghì mà?
- Vậy ông hiểu gì về cây mít? Hoặc không thể hiểu hay không có gì để hiểu!
- Nhưng con đang hỏi để nói về Phật trí, Tổ đem cây mít như huyễn lại so sánh!
- Ngay cây mít ông thấy, ông rờ được, từ cây mít ông có cả đống cái biết từ gốc như huyễn. Còn phật trí tức là phật, phật tức là tâm. Phật tánh không hai, tâm tánh không hai. Tâm là vật gì mà ông đòi hiểu. Cái hiểu đó cũng phải do so sánh mà dựng lập, cũng lấy gốc từ như huyễn mà dựng. Vậy đó mới là điên đảo. Tôi hỏi lại ông, nó là không thể hiểu không thể biết hay không có gì để hiểu để biết?
- Có lý! Như mù mờ lắm!
- Ông nhìn cho thật kỹ cái chuối này! Đừng có lột mà ăn, đợi chút! Nhìn đi rồi trả lời
Ông lão cầm trái chuối lật qua lật lại tự nghĩ (mấy ông thiền sư có gậy thì đánh, vậy mấy ổng có trái chuối thì liệng đi hay chọi người khác nhỉ?)
- Con nhìn kỹ rồi! Có mẹ gì đâu? Tổ hỏi đi?
- Con chó con hôm nọ ông xin về nuôi, cái chân nó bớt chưa?
Ông lão chưng hững:
- Tổ có bị khùng hông vậy?
- Tôi khùng chỗ nào?
- Biểu con nhìn trái chuối rồi hỏi con chó, ở đâu ra cái vụ cái chân bớt chưa? Nó đâu có bị cái gì đâu, nó biết chạy cả tuần lễ rồi, chạy nhanh như ngựa ấy!
- Khi ông nhìn trái chuối thì ông chẳng khởi tưởng co chó. Hỏi con chó thì ông dùng thức ý nghĩ nhớ lại con chó dù con chó không có ở đây! Theo câu hỏi cái chân bớt chưa thì ông nghĩ nhớ là con chó chạy, chưa nói ông nghĩ nhớ qua tới con ngựa. Vậy ngựa đực ngựa cái?
- Thì ra Tổ không bị khùng mà toàn là đá hậu như ngựa cái!
- Sao ông ví đá hậu như ngựa cái?
- Dễ thôi Tổ, chỉ có con ngựa cái bị con ngựa được đến sau đít khám xét coi nó là đực hay là cái. Ngựa cái sau đó mới bị làm phiền, làm phiền thì đạp cho một đạp!
- Có lý!
- Vậy tôi hỏi lại ông, cái biết về con chó cho đến con ngựa khi ông nhìn trái chuối thì nó ở đâu?
- Nó lúc đó không có ở đây! Nhưng Tổ hỏi thì đúng là nghĩ nhớ, đem cái biết về con chó ra. Gọi là truy cập thông tin trong bộ nhớ.
- Cái biết đó là sở thức. Nhờ ý thức nghĩ nhớ dựng lập trở lại. Cái biết con chó và con chó có gì dính dáng! Đã chẳng dính dáng vì chẳng là một. Trên cảnh hư dối, vọng tưởng ra sở thức điên đảo. Lấy tất acr thức và ý điên đảo khởi tưởngt ri kiến Phật. Tôi khôngnói là không thể hiểu biết mà chỉ nói “chẳng có gì để hiểu biết cả”.
- Nhưng vậy có thành u mê đần độn không Tổ?
- Ôm lấy hiểu biết hư dối mới là u mê đần độn. Còn tri kiến Phật thì khi đắc quả vị Phật khỏi đợi ai dạy. Ví như người ăn múi mít hương vị tự giác biết đâu cần nói năng, đâu cần so sánh, đâu cần hiểu biết. Hết vị trên lưỡi thì thôi, chớ khởi tưởng nghĩ nhớ. Dù ông đang ăn mít vị trên lưỡi, người khách lạ chưa từng ăn mít (hãy đã ăn mít) hỏi ông hương vị mít ra sao ông có nói gì gì thì cũng bằng vô nghĩa, toàn là lời nói hư dối mà thôi. Chẳng bằng nhét ngay múi mít vào miệng người ta.
- Có lý! Nhưng con đâu có ngu mà chia mít với người khách lạ! (Ông lão lột trái chuối và ăn). Cũng tại trái chuối này mà con thành thằng ngốc. Cũng nhờ trái chuối này con hiểu “chẳng có gì để hiểu để biết”.
- Nếu chẳng khéo thì cái hiểu đó lại thành bệnh nặng hơn cái hiểu cái biết! Vì “không có gì để hiểu để biết” nó có tác dụng để người tự dứt chứ không phải là kiến giải.
- Tổ có tin không? Nếu con đem chuyện nảy giờ kể lại Thế tôn người sẽ nói "lầm, lầm". Tổ tin hông?
- Ông cứ thử, còn tôi không bói mu rùa!
Ông lão lễ Tổ rồi đi thẳng về nhà vì chợt lo cái chân con chó có bị làm sao không.
.

1 nhận xét:

  1. Lời của thiền sư Tông Cảo Đại Huệ Diệu Hỷ ở Cảnh Sơn
    “… Dừng! Dừng! Giả sử quả đất có bao nhiêu cây cỏ nghiền nát làm bụi, mỗi mỗi hạt bụi có một cái miệng, mỗi mỗi cái miệng đủ vô ngại tướng lưỡi rộng dài, mỗi mỗi tướng lưỡi xuất vô lượng âm thanh sai biệt, mỗi mỗi âm thanh phát vô lượng ngôn từ sai biệt, mỗi mỗi ngôn từ có vô lượng diệu nghĩa sai biệt. Như trên, thiền tăng bằng số bụi, mỗi mỗi đủ miệng như thế, lưỡi như thế, âm thanh như thế, ngôn từ như thế, diệu nghĩa như thế, đồng thời đặt trăm ngàn vấn nạn, mỗi vấn nạn khác nhau, mà chẳng đủ một tiếng tằng hắng của Trưởng lão Cảnh Sơn này, đồng thời đáp xong…”

    Trả lờiXóa