Ông lão có vẻ buồn, ông nhìn Tổ.
Vẫn chỉ là một ông già như ông, nhưng sao Tổ luôn điềm tỉnh dù ông đã nhiều lần
quan sát Tổ những lúc Tổ không hề biết ông ở đó. Phải chăng nhờ Tổ không có vợ
nên Tổ chẳng phải ưu tư phiền muộn. Tổ vẫn im lặng như chờ ông, chẳng có việc
gì chạy mất hay Tổ chẳng màng đến cái gì! Khống hẵn vậy, vì Tổ luôn ân cần tiếp
mọi người mà.
- Tổ ơi!
- Ông nói đi. Tôi nghe!
- Con muốn tu mà khổng hiểu mẹ gì
hết làm sao tu.
- Phật pháp không có gì để hiểu!
Tất cả không có nghĩa thật! Nhưng ông nói rõ thì họa may tôi biết đường mà lần.
Chứ kêu ngứa không chỉ chỗ ai biết đâu mà gãi.
- Nó nhiều thứ lắm! Đâu thể hỏi
hết!
- Thì gãi cũng gãi từng chỗ đâu ai
gãi hết một lúc toàn thân.
- Ừa! vậy đi! Ngài Vĩnh Minh giảng
“không một tướng mà chẳng phải thật tướng” lại nói “tức tướng là tánh nên chẳng
ngại kiến lập” và còn đây nè “Cảnh chẳng tự tánh mà
người khác thành tự kỷ, tâm chẳng tự tánh mà tự kỷ thành người khác”. Đó là
chưa kể trong Truyền tâm pháp yếu của sư Hoàng bá “Duy Ma Cật dịch là
Tịnh Danh. Tịnh là tánh, danh là tướng, tánh tướng chẳng khác nên gọi là Tịnh
Danh”. Thế mới điên cái đầu! lại còn vô tướng nữa chứ! Nếu có cái vô tướng vậy
là có vật gì đó không có tướng à!
- Vậy từng cái một nhé! Tôi sẽ nói
từng cái để ông thấy không có gì để hiểu.
- OK salem! Có khi nào con hiểu
được đâu!
-“không một tướng mà chẳng phải
thật tướng” trước vậy! Nó có 2 ý
- Rồi “không một tướng mà chẳng
phải thật tướng”.
- Ông có thấy cây mai ngoài sân
không?
- Thấy! Nhưng hoa mai không mai,
thân cây mai không phải mai, lá mai cành mai không phải mai, rễ mai không phải
sen.
- Lành thay! Vậy cái gì là mai? Nếu
bảo không mai thì sao lại hiện thân hoặc nơi đây hoặc nơi khác. Dù ở đâu, ông có nhận ra cây nào là cây mai không?
- Tại tại … thì tại nó là mai, nó
có cùng một tướng.
- Đúng vậy! Tướng đó là thật tướng của Mai. Bây giờ thí dụ do duyên
ông phá hủy cây mai này, cây mai chỉ bị diệt mất tướng của mai mà mai chẳng diệt. Khi đủ duyên
thì một cây mai lại có. Cây mai ở đây diệt thì cây mai vẫn còn ở đâu đó. Vậy
cây mai này là vốn có của tự nhiên hay do duyên mà có. Nếu nói tự nhiên mai có
thì không thể diệt vì nó vốn có há theo nhân duyên sinh diệt. Nếu bảo do duyên
mà sanh thì duyên đó thế nào? Xét đến tất cả mọi thứ chẳng làm sao có tác giả
tạo ra cái nhân cho mai, nhờ đủ duyên để mai thành cây mai. Mỗi vật vốn chẳng đồng
(nhưng chớ khởi tưởng là dị - khác), đâu thể nói mai không có bổn
tánh.
- Vậy tức là có một bổn tánh mai,
nhờ duyên hợp nên có cây mai sanh, cây mai diệt! Cho đến cây ổi, cây táo, dây
thúi địt (dây mơ), cây cứt chó đều vốn có bổn tánh. Đúng không?
- Đúng một ý rồi! Nên “không
một tướng mà chẳng phải thật tướng”. Không thấy Thế tôn gọi Tổ A nan là A nan,
chứ đâu có lầm gọi Ma ha Ca Diếp là A nan.
- Vậy còn ý thứ hai?
- Nếu vin theo cảnh thì bị cảnh
chuyển, trên cảnh tứ tướng dời đổi (sinh bệnh lão tử) thành sự. Trên tướng trên
sự mà vọng tâm dấy lên thì 7 thức bị trói vào tham sân si, chìm trong hỷ nộ ái
ố dục lạc. Tất cả những hiểu biết và ý tưởng (sinh diệt) thành tứ sanh (tự
sanh, vô nhân sanh, tha sanh, cộng sanh) và tất cả trần lao. Cảnh không lỗi vốn
người tự náo động. Thì tất cả tướng đó thảy do thức và ý tác tạo. Đó là tướng
hư dối.
Còn tâm chẳng duyên theo, nơi mắt
thấy, nơi tai nghe. Mọi thứ đều rõ ràng, nên thấy tướng mà chẳng vọng tâm thì
tướng ấy là thật tướng. Đây là lời nhắc nhở hành giả chớ phá hoại pháp thế
gian, đoạn – diệt cái có để kết thành cái không hư dối.
- Cái nghĩa hai này con chưa rõ.
Nhưng Tổ nhảy lambada nghề thiệt. Tổ nói rõ cái trừ diệt có để kết thành không
hư dối đi!
- Tâm vốn tự không, còn người lại
căn cứ kinh văn tìm nghĩa. Nghe nói về không, không không, chơn không. Liền nảy
sinh diệt có, phá hoại sắc tướng thế gian để dựng lập cái không. Giống như kẻ
phá hoại hết tất cả mọi vật, xóa mất thế giới để chỉ còn khoảng không. Ôm lấy
hư không cho rằng hư không là thật, vật là giả mà chẳng biết hư không cùng vật cũng là
cảnh mà thôi. Diệt ngã bằng cách diệt phi ngã (cảnh – người khác) để kết thành
vô ngã thì vô ngã đó vẫn là tự kỷ của ngã mà thôi.
- Vậy thì sao mới đúng!
- Thấy sai thì thôi, ai cần tìm
đúng. Nếu có đúng thì cái sai hiện tiền. Vẫn là hai đầu chạy loạn. Phải đến
ngay nhân địa mà thực chứng thập địa. Còn đem cái thức và ý tạo tác thì dù có
hiểu diệu lý vãn chỉ là bóng dáng của thức có dính dáng gì đến Phật tâm đâu.
- Tổ nói rõ thêm xíu xìu xiu nữa
được không?
- Vậy tôi thí dụ thôi nhé! Như
người bước đến là sai, thụt lùi là sai. Hiểu được tiến lui đều nhọc, thì cái
hiểu đó để làm gì! Chẳng bằng ngồi xuống, nằm xuống cho khỏe. Chỉ có thật sự
nằm xuống vô sự mới xong. Biết thức vọng động tạo tác thì chỉ cần xem nó, khi
xem nó liền tự dứt. Đâu cần diệt đâu cần trừ. Nó đâu là vật gì mà đập bể nó. Nó
do tâm duyên theo cảnh, dứt duyên thì nó tự diệt.
- Vậy là không cần làm mẹ gì hết!
- Nếu thật được như vậy đó là tu
hành chân chánh! Chỉ e cái thân ông yên được, chỉ e ông đốt nhà ông cháy lan
nhà hàng xóm thành tro thì được. Chứ tư tưởng vọng niệm chẳng chịu để tâm ông
yên.
- Tức là tâm không?
- Tâm vốn không, pháp vốn không, tánh
vốn không. Đâu càn trừ diệt. Tâm đã không mà chẳng đồng vô tri kia. Thế nên chư
phật ba đời vì chúng sanh thị hiện trên đời. Nếu chấp cảnh là giả, chấp phi ngã
(người khác) là không, hóa ra phỉ báng pháp mất rồi!
- Vậy trở lại cây mai, cây mai là
hiện thân của mai đúng không?
- Đúng vậy! Thế nên sư Mãn Giác đời Lý Nhân Tông có câu “Mạc
vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” Chính ba từ nhất chi mai là “không
một tướng mà chẳng phải thật tướng” vậy!
- Vậy nói gì thì nói, Nếu bảo “có cái nhất chi mai” thì tìm
không ra nó vì chỉ có cây mai, nếu bảo “không có nhất chi mai” thì ở đâu lù lù
ra cây mai! Vậy là … vậy là … không có mẹ gì để hiểu.
- Lành thay! lành thay!
- Rồi! Đúng là không thể hiểu nổi, nhưng nếu nghĩ không thể
hiểu nổi tức là có cái để hiểu mà không hiểu được. lại thành bậy bạ. OK! Không
có gì để hiểu! Tiếp tục đi Tổ! Tổ làm sao con ngu luôn thì làm!
- Tiếp theo “tức tướng là tánh nên chẳng ngại kiến lập”. Ông
thấy Thế tôn có dành suốt 49 năm đi khắp Ấn độ để thuyết pháp không?
- Có! Nhưng nói mà hổng có nói!
- Vì chúng sanh chấp tướng, nên ngay trên “không một tướng
mà chẳng phải thật tướng” chẳng ngại dựng lập vạn pháp đối trị tám vạn
phiền não mà chẳng rơi vào có không.
- Nghe có lý nhưng mừ, mừ khó nắm bắt quá! Vậy từ đâu có tất
cả giáo lý ba thừa?
- Cũng từ tự tánh không, từ trí huệ tức từ tịch chiếu mà
dựng lập.
- Chứ không phải học từ các phật trước hay sao?
- Hoàn toàn không! Trong kinh Kim Cang Thế tôn đã nói “Đúng vậy, đúng vậy! Tu-bồ-đề, thật không có pháp
Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Còn gọi tùy đương cơ dựng
lập pháp. Trọn không có nghĩa thật!
- Khoan khoan! Nhưng đừng có lủng. Tổ nói cái không có nghĩa
thật!
- Nếu không chấp ngã, chấp phi ngã, duyên theo cảnh và sự.
Tôi hỏi ông, ai cần nói ai cần nghe, lấy ý tưởng gì để nói?
- Vậy là tại chỗ chấp trước nên Thế tôn nói. Còn phật với
Phật lấy chủ đề gì để nói.
- Chưa đúng! Vì ông còn Phật với Phật vẫn là ngã và phi ngã
rồi vậy!
- Vậy vô ngã thì hết nói.
- Nghĩa chỉ có thể dựa trên cảnh và sự lập thành lý. Nếu
chẳng khởi vọng tâm thì làm gì có sự có lý! Ai cần nói ai cần nghe, làm gì có
nghĩa. Nếu đã là vọng tưởng điên đảo thì làm gì là nghĩa chân chánh. Lìa vọng
tưởng điên đảo thì nghĩa chân chánh cũng không thể được.
- OK! Hết biết luôn. Không có chỗ để hiểu
- Ý cuối cùng ông cần nghe là “vô
tướng”. Vì người đời ôm lấy hữu tướng nên thế tôn dựng lập vô tướng. Nhưng vô
tướng là nghĩa bổn tánh vốn không thì vô tướng là cái gì! Bổn tánh vốn không
đâu cần phá hoại sắc tướng để được tánh không. Đối cảnh phân minh, chỉ chớ để
tâm chạy loạn, chớ khởi tưởng đẹp xấu, xa gần mà sanh yêu ghét… thì đó chính là
“Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng
tức là thấy Như lai.” trong kinh Kim cang vậy! Còn chấp nghĩa “bổn tánh vốn
không” là thật nghĩa, dù tu hành vẫn là chấp cái không từ cái có, bỏ sự tu hành
vì cho nó vốn là sẵn không rồi lại thành tùy thuận theo tập khí.
- Vậy đúng là hết hiểu luôn. Ngu luôn. Vô tướng con thấy rõ
nè! Đó là hư không!
- Nếu ví dụ tánh không là hư không thì khả dĩ được vì nó đối
trị với vật.Hư không chẳng sắc tướng nào định. Nhưng ngu không chịu được vì hư
không chỉ nhận ra khi phân biệt từ vật. Nó vẫn là cảnh. Nếu dứt mất hư không
thì vật không thể được. Nhưng dù dứt đường tâm, trọn nơi tâm không (tịch) mà
đối cảnh vẫn phân minh (chiếu), đâu có việc dứt mất đại thiên thế giới. Dù bằng định
lực làm nên sự thành hoại thế giới thì tuy tâm không hề bị cảnh trói nhưng đó đâu
là diệt mất cảnh!
- Hiểu! cái vô tướng, còn cái bằng định lực làm nên sự thành
hoại của thế giới thì … thì có gì đó vô lý
- Nói cái vô lý trước!
- Nếu có thằng ngu nào đó hoại được thế giới chẳng hóa ra
chúng sanh bị hủy mất cái thân này ư! Nói con khỉ Tôn ngộ Không đánh giết nhau loạn
xị thành Phật còn hữu lý hơn
- Lành thay! Lành thay! Vậy còn cái hiểu vô tướng của ông là
gì?
- Con hiểu là “chẳng có cái mẹ gì gọi là tướng hay vô tướng
để hiểu cả”
- Nếu chẳng quên ý này vẫn là ông già không đeo kính bò dưới
gầm bàn tìm con kiến ba khoang.
- Tổ yên tâm con không phải là Tổ! Con đâu có bị ngu!
- Vậy ông nói được một câu tôi nghe không?
- Dễ ẹt! Tướng hay vô tướng không có chỗ để hiểu. Lòng minh
chớ chạy loạn!
- Thiệt không?
- Tôi nghe bà Ba nẹt lửa nói nghi ông chôm cá trong nôm mà
bà ấy đặt dọc bờ kênh và trên ruộng mấy ngày liền! Lát nữa hổng chừng bà ấy sang đây!
- Con chắc với Tổ, lòng con không loạn, nhưng chân con nó
chạy!
Nói xong, ông lão chào Tổ rồi ra hé cửa nhìn quanh quất và
đi về nhà.
phun thuoc muoi
Trả lờiXóadiet con trung
thuốc diệt muỗi
diet moi gia re
phun thuốc diệt muỗi
diệt muỗi
den diet con trung
diet moi tan goc