- K..H.. Ô..N..G…
Chàng hét lên nhưng chợt nhận ra không hét được, âm thanh
không sao thoát ra được, cổ họng nghẹn lại. ngực chàng thắt và trái tim chàng nhói
buốt. Chàng ú ớ nước mắt ràn rụa và tỉnh giấc.
Ngồi đối diện chàng là sư Vô Ấn. Chàng như ngỡ ngàng rồi ấp
úng trong tiếng khóc:
- Tại sao lại đưa con về đây! Còn vợ con, vợ con của con …
Và chàng chỉ còn tiếng khóc. Lão nô đang đi ra và nhìn thấy
Lý Thành Nhân ngồi trước vị sư và khóc, ông bước nhanh đến vẻ lo lắng nhưng
không dám đến quá gần. Sư quay lại nhìn ông lão ra hiệu im lặng. Sư lại ngồi im
và nhắm mắt.
Lý Thành Nhân đứng dậy nhìn quanh mắt ngơ ngác, nhìn ra lão
nô chàng bước đến nắm tay ông nức nỡ:
- Vợ con của con sao rồi ông Tư ơi!
Ông lão đứng chết trân, ông không hiểu gì cả! Hoang mang
nhìn Lý Thành Nhân rồi lắp bắp:
- Thiếu chủ! Thiếu chủ ơi, người làm sao vậy! Xin người bình
tỉnh.
- Sao lại đưa tôi về đây! Sao lại như vậy!
Lý Thành Nhân bước ra khỏi cổng rồi đi về phía dòng suối.
Lão nô chắp tay quỳ trước sư Vô Ấn:
- Thưa đại sư! Việc gì đã xảy ra?
- Ông không phải lo, cậu ta sẽ bình tâm lại.
Nhà sư đứng lên, đỡ lão nô rồi nắm tay đi vào chùa.
Đến tối mịt, Lý Thành Nhân mới trở về chùa, chẳng thấy lão
nô. Chàng sang phòng sư Vô Ấn. Cả hai đang ngồi trước ngọn đèn dầu mù mù. Trước
mắt chàng dường như ảm đạm tang thương.
- Con vào đây! Rồi kể chúng ta nghe chuyện gì đã xảy ra.
- Vậy ai đưa con về chùa?
Lão ông định trả lời, nhà sư đưa bàn tay ngăn ông lại:
- Con hãy kể chuyện xảy ra rồi mọi việc con sẽ tự sáng tỏ.
Thế rồi Lý Thành Nhân kể lại mọi việc, từ khi chàng giết Lý
Tôn Võ cùng vợ và con trai, rồi chàng buông bỏ cung tên và cây trường côn.
Chàng theo đoàn thương buôn và làm vệ sĩ, rồi chàng trở thành thương lái giữa
vùng Việt Chăm và kết thúc là vợ chàng giết con rồi tự sát. Lão ông trố mắt
kinh ngạc, đời ông chưa bao giờ chứng kiến việc lạ lùng trước mắt. Việc lạ lùng
nhất mà ông biết chính là đây.
- Lành thay! Lành thay!
- Sao thầy lại nói như vậy được! sao thầy dám!
Lý Thành Nhân chợt sửng người vì chàng đã phẩn nộ đến vô lễ
với thầy. Vị sư mĩm cười:
- Con nói việc đã xảy ra, vậy ta hỏi con. Ta dạy con võ
thuật bao giờ, con có còn nhớ gì không, kể lại ta nghe.
Lý Thành Nhân chợt bối rối. Chàng chợt ngạc nhiên là mình
hoàn toàn không nhớ một mảy may nào. Sao lại có thể như thế được. Chàng cố ngồi
nhớ nhưng chỉ là vô vọng. Im lặng vây quanh ba người. Chợt nhà sư vung tay vỗ
mạnh lòng bàn tay vào đầu Lý Thành Nhân, Lý Thành Nhân ngất đi. Nhà sư bảo lão
nô:
- Sáng sớm mai ông xuống núi cố mua lấy 1 tấm gương về đây,
lớn nhỏ không qua trọng miễn soi gương là được.
- Thưa đại sư! Thiếu gia nhà con có làm sao không? Có thể
chữa lành được không ạ!
- Cậu bé có làm sao đâu! Cứ có gương thì bệnh sẽ tự lành.
Còn lại để cậu bé nằm ngủ.
Nhà sư bế Lý Thành Nhân như bế một đứa trẻ, Lý Thành Nhân cũng
sớm bộc lộ vóc dáng to lớn của cha mình. Nhưng khó ai ngờ vị sư ngoài 50 tuổi
lại có thể khỏe mạnh đến vậy.
Từ sáng thức dậy, Lý Thành Nhân bồn chồn vì không thấy lão
nô để hỏi điều chàng băng khoăn, việc mai táng cho vợ con và chuyện gì đã xảy
ra với chính chàng. Làm sao ai có thể mang chàng từ thành Thăng Long đến ngôi
chùa ở Mỹ Sơn mà chàng hòan toàn không hay biết. Nhưng chàng cũng kinh ngạc tại
sao mình không hề nhớ mảy may nào khoảng thời gian mình học võ với thầy. Chàng
phải chờ thầy, nhưng người ngồi tỉnh tọa chàng không dám kinh động. Dù bồn chồn
chàng vẫn ngồi lì với bao điều thắc mắc và nổi thương tâm không gì bù đắp được.
Đến trưa, lão nô hấp tấp chạy vào chùa, nhìn qua chàng biết
ông lão vừa đi vừa chạy từ đâu đó lên sườn núi. Chàng cũng vội vả vận dụng khí
công, những tưởng chàng sẽ lướt trên đầu ngọn cỏ như ngày nào. Nhưng không,
chàng chạy lạch bạch như một người bình thường. Chàng không còn chút nội công
nào ư, chàng bị suy nhược ư! Nhưng chàng gác hẵn qua đầu, chàng chạy đến đón
lão nô với lòng thương cảm:
- Ông Tư! Ông đừng chạy nữa!
Chàng đón lấy ông, ân cần nắm tay ông. Lão nô cảm độngmuốn
khóc:
- Thiếu chủ đầy lòng từ tâm như lão gia. Thiếu chủ đừng lo
cho tôi, tôi khỏe mà. Tôi cần vào gặp đại sư.
Cả hai đi vào thì hình như nhà sư đã biết, ông đang ung dung
thư thả đi về phía 2 người. lão ông cung kính hai tay cầm một gói vãi đưa cho
nhà sư.
- Ông hãy đưa cho cậu bé! Nó mới cần
Lý Thành Nhân đón lấy và mở tấm vãi ra. Bên trong là một tấm
gương:
- Thưa thầy! Nó dùng làm gì?
- Con hãy soi vào gương rồi mới có thể hiểu
Lý Thành Nhân nhìn vào gương. Trong gương hiện lên khuôn mặt
một cậu bé 17 tuổi, trẻ trung và đôi mắt mọng đỏ vì khóc.
- Là sao? Không! Không thể được, tấm gương này có ma thuật!
- Thiếu chủ ơi! Người đừng làm tôi sợ. Nó là cậu mà!
- Không thể! Không thể nào! Tôi đã ngoài 30 tuổi sao lại có
khuôn mặt của tôi hơn 10 năm trước.
Nhà sư chợt gầm lên một tiếng, như một cơn gió mạnh cành cây
quanh đó xao đọng, lá trên cây rụng ào ào và bị gió cuốn đi. Cả hai người người
chết đứng, rồi ngơ ngác và cố nhớ lại chuyện gì trước khi mọi cảm xúc và suy tư
bị tiếng gầm cắt đứt.
- Lý Thành Nhân, con chưa hề rời chùa bao giờ! Thì làm gì có
chuyện con có vợ có con.
Lý Thành Nhân như sực tỉnh, chàng nhìn vào gương rồi trao
lại cho lão nô, chàng vụt chạy về phía sau nhà, nhìn vào lu nước. Chàng lại múc
nước ra chiếc thau đất nung và bực tức chờ mặt nước lặng. Vẫn là khuôn mặt trẻ
con của chàng ngày nào, nhưng chàng không thể phủ nhận được sự thật. Chàng vẫn
là thiếu niên 17 tuổi. Chàng chưa từng trả được thù, chưa cưới vợ và chưa có
con. Cuối cùng chàng quay lại, giữa sân chùa, dưới gốc cây phượng. nhà sư cùng
lão nô đang ngồi uống trà. Nhà sư thanh thản nhìn bãi cỏ xanh, lão nô thì vẫn
đăm đăm nhìn theo chàng với nét mặt lo lắng.
- Ông Tư ơi! Hãy nói với con. Con bao nhiêu tuổi?
- Thưa thiếu chủ! Người năm nay 17 tuổi.
Lão ông bật khóc:
- Thiếu chủ ơi! Xin người tỉnh lại, đừng làm tôi sợ. Nguwòi
có mệnh hệ gì tội lỗi của tôi làm sao dưới suối vàng gặp mặt lão gia.
Lý Thành Nhân ôm lấy ông lão:
- Con xin lỗi ông Tư, con hiểu rồi! Con biết ơn tất cả những
gì ông Tư đã làm cho con. Từ nay con xin ông Tư hãy gọi con là con. Với con,
ông Tư là người thân duy nhất của con trên cõi đời này.
- Tôi không dám thiếu chủ ơi!
- Ông Tư đừng bao giờ gọi con như vậy nữa! Con mãi mãi là
cháu ông Tư!
Chàng quay lại quỳ trươc vị sư Vô Ấn:
- Con xin thầy cho con biết việc gì đã xảy ra.
- Khi con nhập tâm thiền định. Do nội thức biến hiện, lòng
khao khát trả thù, lòng từ bi nơi con và quá khứ khơi động nó tạo ra một ảo
tượng. Nơi ảo tượng đó, con đã như sống thật chẳng khác hiện tại với thân này
của con. Nếu lòng con u tối con sẽ không có được cơ may nhìn ra hậu quả đau
thương mà con sẽ gây ra trong tương lai. Tuy nó là ảo tượng nhưng nó sẽ là sự
thật nếu con vẫn lấy oán báo oán.
Nhà sư im lặng giây lâu:
- Ngày con đến đây cùng ông Tư, ta không thương tiếc việc
cha mẹ con qua đời dù dưới hình thức bị sát hại. Ta thương cảm là thương cảm
cho cha mẹ con đã đau khổ không được sống để chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con. Lý
Thành Nhân, con nghe đây! Kẻ mang thù hận trong lòng sẽ chỉ gây ra điều tàn ác.
Chống là chống cái ác, không chống lại con người u mê gây tội ác. Chỉ có lòng
từ bi là cội nguồn, nó sẽ mở ra cho con người ánh sáng trí huệ. Ai đánh mất
lòng từ bi chỉ còn có con đường đi vào tội lỗi. Hãy yêu thương nhau, đó là sự
cứu rỗi cho con người trước trước tội ác con ạ!
- Lòng con đã tỉnh, từ nay con bỏ hận thù. Con xin quy y
theo thầy tu hành.
- Đây là chùa thờ thần Shiva. Không phải chùa thờ phật.
Nhưng tu hành là tu ở nơi tâm. Chỉ lấy gốc từ bi làm đèn mà soi rọi cho mình.
Còn nữa! Con khí chất còn bồng bột, nghiệp trần không thể tránh. Con nên ở lại
đây tránh bị truy lùng, còn sau này có trở về đất nước hay ở lại do con. Con đã
học trộm võ thuật của ta, ta không nhận ai làm đệ tử. Còn tự luyện tập được bao
nhiêu là do ở con.
- Thưa thầy! Thầy chưa dạy con chút gì! Con cũng chưa hề học
lén Thầy bao giờ!
- Chính một tối con nhìn lén, thật ra con tưởng con không
học nhưng nó vẫn nằm đầy đủ trong tiềm thức của con. Tùy theo cơ duyên con tìm
lại được bao nhiêu thì tự luyện bấy nhiêu. Còn nữa! Con tưởng con nhìn không
kịp, nhưng con mắt và ý thức con không kịp mà tiềm thức của con luôn kịp và còn
nhanh hơn con tưởng. cái mà ta dạy con chỉ có thể là tham thiền tỉnh tọa.
_ _ _ _ _
Sau này, khi nhà Minh xâm lược Việt nam và Lê Lợi khởi binh,
Lý Thành Nhân mới từ giả ông Tư và nhà sư rồi trở về Việt nam tham gia đoàn
quân nghĩa dũng. Trước khi về quê hương, chàng hỏi thầy:
- Thưa thầy! Con muốn biết về thanh gươm Huyền Vũ.
- Thanh gươm ấy có thật! Chính cuộc so tài hay có chủ đích tổ tiên con đã mang thanh Huyền Vũ sang đọ sức với nguwòi đang nắm giữ đôi song kiếm hùng thư Tương Can Mạc Tà và cố tình đánh gẩy chúng. Đó mới là sự thật và Tương Can Mạc Tà không còn nữa!
- Vì sao phải làm vậy?
- Vì ban đầu đôi kiếm hùng thư này là thần kiếm, nhưng khi nó nhuộm máu muôn người thì oán khí che lấp hoàn toàn thần khí trở thành tà khí. Ai nắm giữ đôi kiếm này nếu chẳng là bậc thánh không sao thoát khỏi bị hại khiến tâm tánh thay đổi trở nên hung tàn.
- Vậy thanh Huyền Vũ nay ở đâu? Thưa thầy!
- Nó vẫn ở quê hương đất Việt. Nó sẽ xuất hiện vào tay thánh chúa để cứu lấy giang san. Nhưng nó giờ đây không còn là Huyền Vũ.
- Là sao thưa thầy!
- Sau khi chém gẩy hai thanh hùng thư kiếm phá tan tà khí nó không còn sắc đen nữa. Nếu con có cơ may gặp lại, nó sẽ nằm trong tay thiên tử.
_ _ _ _ _
Chàng may mắn được gần bậc thánh nhân Nguyễn Trãi và luôn tu
thân theo tiết hạnh của người.
Nơi chiến trường chàng dũng mãnh như mãnh sư, không sợ hãi
nhưng không để thù hận che mất trái tim. Chàng mạnh mẽ tiêu diệt kẻ thù. Nhưng
với hàng binh, chàng luôn băng bó chăm sóc vết thương và ân cần cứu giúp họ.
Nhiều người bất bình với việc làm này nhưng không dám công kích vì chính mắt họ
thấy chàng chiến đấu bất chấp sinh mạng vì họ vì lá cờ chính nghĩa. Những chiến
hữu hỏi chàng, chàng đem lòng từ bi giải thích cho họ, những người lính Minh họ
không muốn xa gia đình mang thân vào tuyến lửa nơi đất phương nam. Họ không
được chọn lựa, còn tội ác đốt nhà, phá ruộng, giết người là hệ quả của việc
tham chiến. Vào chiến tranh khó thoát khỏi dấy lên làn sóng tàn ác vốn là thú
tánh của con người vốn có.
Khi hòa bình, chàng được khen thưởng công trạng nhỏ nhoi cho
những thương tích trên thân thể chàng. Chàng được giải oan về vụ án gia đình bị
thảm sát, lấy lại được một phần tư điền. Xây lại ngôi nhà và phần mộ. Chàng ở
lại đó mang tang cha mẹ suốt ba năm.
Những dân chạy loạn trở về nguyên quán, có cả người từ xứ
khác vốn chẳng có chút tài sản gì cũng đến làm thuê làm mướn. Chàng tiếp nhận
một gia đình đơn chiếc là một phụ nữ trẻ cùng đứa con trai mà cha nó hy sinh
trong cuộc chiến. Xóm giềng nghĩ chàng sẽ lập gia đình và tiếc chàng không lấy
gái tân. Nhưng cuối cùng sau ba năm họ hiểu chàng không hề có tình ý gì với bất cứ ai.
Sau ba năm thọ tang cha mẹ, chàng mời các sư về làm lễ hỏa
táng hài cốt ông bà và cha mẹ rồi gởi vào chùa. Chàng trao lại tài sản cho hai
mẹ con góa và nhờ họ hàng năm ghé chùa tế lễ thay chàng. Một buổi sáng khi con
gà chưa gáy chàng đã ra đi.
Có người đoán rằng chàng đã đến một ngôi chùa vắng xa xăm
nào đó quy y cửa Phật. Cũng có người đoán rằng chàng chàng đã về với vợ bên
Chăm quốc, hoặc trở lại ngôi chùa của vị sư Vô Ấn.
Không biết thật hư thế nào! Chỉ biết sau đó, chưa từng có ai
gặp lại chàng!
.
Thiệt là sảng khoái! Tìm khắp mười phương không thể được! Ai người đáp thoại
Trả lờiXóaMột hôm, Viên Ngộ đến phó trai nhà một ông quan, đăng tòa nhắc lại pháp thoại.
"Tăng hỏi Vân Môn: - Thế nào là chỗ chư Phật xuất thân,
Vân Môn đáp: - núi đông trên nước đi".
- Nếu là Thiên Ninh thì không như thế. Nếu có người hỏi: thế nào là chỗ chư Phật xuất thân, chỉ nói với y: gió nam từ nam lại điện các sanh mát mẻ.
Sư nghe nhắc hoát nhiên tỉnh ngộ. Bèn đem sở ngộ trìnhViên Ngộ. Viên Ngộ xét Sư tuy mé trước sau đoạn, tướng động chẳng sanh, song ngồi ở chỗ sạch trọi trơn, bảoSư rằng:
- Chưa phải, ông tuy có đắc mà đại pháp chưa sáng.
Một hôm, Sư vào thất, Viên Ngộ bảo:
- Cũng chẳng dễ, ôngđến trong điền địa này, chỉ đáng tiếc chết rồi khôngthể sống lại được. Chẳng nghi ngôn cú ấy là bệnh lớn.Chẳng thấy nói: Bờ thẳm buông tay tự nhận thừa đương,chết rồi sống lại dối anh chẳng được. Phải biết có đạo lý này.
Sư thưa (thiền sư Tông cảo Đại Huệ Diệu Hỷ ở Cảnh Sơn):
- Con chỉ cứ như chỗ được hiện nay đã là sống thích, lại không thể lý hội được.
Viên Ngộ không nhận, bèn sai Sư làm thị giả. Mỗi ngày,Sư cùng sĩ đại phu bàn luận, vào thất đến ba bốn lần.Viên Ngộ bèn nhắc:
- Có câu không câu như bìm nương cây.
- Sư vừa mở miệng, Viên Ngộ liền nói:
- Chẳng phải,chẳng phải.
Như thế đến nửa năm chưa được ấn khả, niệm niệm chẳng quên nơi tâm. Một hôm cùng các quan khách ăn cơm, Sư cầm đũa nơi tay mà quên há miệng. Viên Ngộ cười bảo:
- Kẻ này tham Huỳnh Dương mộc thiền, lại rút ngược đi.
Sư liền nói thí dụ:
- Đạo lý của Hòa thượng giống như con chó nhìn chảo mỡ nóng, muốn liếm lại liếm chẳng được, muốn bỏ lại bỏ chẳng được.
Viên Ngộ bảo:
- Ông dụ rất hay, chỉ cái này là chuồngKim Cang là lùm gai lật.
Lại một hôm Sư hỏi:
- Nghe nói Hòa thượng đương thời ở chỗ Ngũ Tổ cũng hỏi thoại này, chẳng biết Ngũ Tổ đáp thế nào, xin Thầy chỉ dạy?
Viên Ngộ lặng thinh khôngnói. Sư thưa:
- Khi xưa Hòa thượng chẳng phải tự hỏi riêng,phải ở trước đại chúng hỏi, nay nói lại có ngại gì?
Viên Ngộ nói:
- Ta hỏi "có câu không câu như bìm nương cây"là thế nào, Ngũ Tổ bảo: tả cũng tả chẳng thành, vẽ cũng vẽ chẳng được. Ta lại hỏi: chợt gặp cây ngã bìm khô thì thế nào, Ngũ Tổ bảo: theo nhau lại vậy.