Trực tâm là tâm thẳng, chẳng
nghiêng bên trái theo thức, chẳng nghiêng bên phải theo cảnh. Chẳng nghiêng tức
là tâm không, gọi là trực tâm.
Nghiêng trái, nghiêng phải là lệch
như gánh nước, trước cao thì sau thấp cả hai đều lệch đều nghiêng.
Xin trích tăng đến tham vấn thiền
sư Vĩnh Minh:
Tăng nói: Nếu bốn thứ sanh đó đều không, tại sao? Phật nói:
“Ý căn sanh ý thức, tất cả do tâm tạo!” thế há chẳng phải tự sanh ư? Lại nói
tâm chẳng độc khởi, phải nhờ duyên mới khởi, có duyên thì tư tưởng sanh, không
duyên thì tư tưởng chẳng sanh, há chẳng phải tha sanh ư? Lại nói nhân duyên lục
căn tiếp xúc lục trần, sanh ra lục thức lãnh thọ, thành tất cả pháp, há chẳng
phải cộng sanh ư? Lại nói Thập nhị nhân duyên tánh tự như vậy, chẳng do Phật,
trời, người hay a tu la, há chẳng phải vô nhân sanh ư?
Nơi đây người hỏi nếu chẳng phải
chỗ cầu, chỗ nghi há đến tham vấn. Cái nhân đã có thuộc thức và ý thức. Trọn
câu hỏi thuộc về tứ sanh: tự sanh, tha sanh, cộng sanh và vô sanh.
Phật phương tiện dựng lập nghĩa để
phá trừ vọng tưởng
1) Tất cả do tâm tạo là yếu chỉ,
chẳng gì ngoài tâm (ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức). Song do tâm tạo, mà đã
khởi tạo tức vọng tưởng khởi. Chẳng trừ tâm (dứt đường tâm) thì vĩnh viễn vọng
tưởng trói buộc. Nên nghĩa tự sanh đã là hư dối (đã chấp trước có căn thức, có
căn thức lại sanh ý thức. Nơi đây tâm đã thành một vật có sanh ra cái không
phải tâm là căn, là thức, là vọng tưởng) vì lìa bản tâm rồi vậy!
2) Tâm chẳng độc khởi, có duyên thì
tưởng sanh. Chỉ nơi bổn tâm vốn thanh tịnh, do duyên theo cảnh nên có vọng
tưởng gọi là tha sanh.
Do tâm tự tánh chẳng thể cấu nhiễm,
mà lại nói duyên theo cảnh thì vọng tưởng mới sanh. Vậy là thức chính là tâm
(thức nào trong 6 thức sanh thức thứ 7 là ý thức), Sáu căn mang nơi thân tứ
đại, lìa thân tứ đại sáu căn diệt vậy đồng nghĩa tâm diệt.
Trước sau chống trái, nếu không tự
rõ pháp môn phương tiện, dựng lập chư pháp như huyễn liền mắc kẹt nơi lời nói
phương tiện. Liền mắc kẹt nơi đại nghĩa.
Chỗ lầm lạc của chúng sanh chính là
do duyên theo cảnh. Nên lời dạy chẳng sai, sai ở chỗ chấp trước trên danh lập
nghĩa, trên sự lập lý mà không thấu đạt nguồn tâm vậy!
3) nhân duyên lục căn tiếp xúc lục trần, sanh ra
lục thức lãnh thọ, thành tất cả pháp. Khi
lục căn duyên dùng lục trần tiếp xúc, mới sanh lục thức. Duyên và lục căn thành
cộng sanh để ra lục thức lãnh thọ. Lục thức được sanh ra đã xác nhận là quả
(tâm là nhân, xác định rõ 7 thức không phải tâm).
Nơi sáu căn không lỗi: mắt nhìn,
tai nghe, lưỡi nếm… lục căn còn mất cùng thân tứ đại (chẳng phải tâm). Duyên
sinh duyên diệt (có mà chẳng thật). Lục thức là quả chẳng theo duyên diệt “thị
hiên tánh giác: Mắt nhìn nhưng nhãn thức giác biết. Mũi ngửi nhưng tỷ thức giác
biết… đây chẳng là sở giác, nhưng do phân biệt và tạo tác (hành: làm, hoạt
động) của các thức tự lập đặt tên gọi là thấy, nghe và xanh vàng đỏ tím, thơm,
hôi liền thành sở giác. Nơi ý tạo tác thành xa gần, đẹp xấu… yêu ghét”.
Rốt lại chẳng thể nói bổn tâm là
cái gì! Và cả yêu ghét tuy theo duyên sanh diệt như trước ghét A sau lại thích
A nhưng bản thân cái ghét cái thương, cái xa cái gần, cái tốt cái xấu vẫn còn.
Rốt lại vẫn là bóng dáng của cảnh, của thức mà thôi.
4) Thập nhị nhân duyên tánh tự như vậy, chẳng do
Phật, trời, người hay a tu la, là nghĩa vô sanh của thập nhị nhơn
duyên (duyên tự sanh tự diệt). Duyên nếu có tánh thì không thể diệt, nếu duyên
không tánh thì không thể sanh. Duyên là cái gì mà tự tánh như vậy? Nên gọi là
vô sanh (mà thật lại là duyên sanh duyên diệt rõ ràng. Đối cảnh liền sanh, dứt
cảnh liền diệt).
Liền cho thấy 4 nghĩa sanh: tự
sanh, tha sanh, cộng sanh, vô sanh vốn là hư dối. Thế tôn phương tiẹn dựng lập
chỉ chỗ duyên khởi của vọng tâm và là bệnh của hành giả. Nó chỉ có tác dụng chỉ
chỗ nghiêng, thiên lệch, chấp trước mà thôi! Thôi nghiêng lệch gọi là trực tâm.
Nếu căn cứ kinh văn, ôm lấy nghĩa
trên ngôn cú; tự sanh kiến giải (huyền nghĩa), dùng ngàn từ khôn khéo diễn đạt
chỉ là trên hư dối dựng lập thì chỉ có thể là hư dối!
Đừng dụng tâm đem thức (7 thức) suy
tư diễn giải. Đó là không dây mà tự trói. Nếu chỉ y trên văn nghĩa thì gọi là tam thế phật oan. Lời chư Phật biến
thành tà thuyết.
Phải hiểu tùy bệnh cho thuốc. Tùy
đương cơ giả lập phương tiện, dựng lập tất cả pháp tiếp dẫn. TRỌN KHÔNG CÓ NGHĨA THẬT.
Trực tâm là pháp môn tối thượng
vậy!
Trực tâm là đối cảnh mà tâm không
(chẳng đồng vô tri kia, gọi là tịch chiếu); trực tâm là trí không, là đinh huệ,
là hiển bày tự tánh cũng là thấy tự tánh; trực tâm cũng là tâm vì tâm tánh
không khác; trực tâm là tu hành vì không có năng hành sở hành; trực tâm là
thuyết giảng phật pháp mà không có một ý nào để nhận, không một nghĩa để hiểu;
Trưc tâm là bồ đề nơi chúng sanh chẳng mất, là bồ đề mà Phật chẳng được; Trực
tâm là chẳng có nơi chốn khác biệt (không có hệ quy chiếu đề các vì giống hư
không) để nương dựa, để đến để đi (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Thật ra vô sở
trụ chính là tự tánh của tâm, tự tánh không việc nói cái gì sanh chẳng sanh. Đó
là lời nói một tất, một thước, một lon, một lít mà thôi). ….
- Tu hành có ngồi hành thiền không? Nếu có thì như thế nào?
Trả lờiXóa- Tu hành thì không nhất định ngồi thiền (vì còn chấp trước) nhưng hành thiền thì chẳng không. Hành thiền bằng ngồi thiền tạm gọi là phương tiện tốt nhất. Để khỏi rơi vào lý luận giáo điều tạp nham, Thế Tôn đến Tổ và các bậc cổ đức luôn ngồi thiền.
Nếu được như thế thì ngồi thiền chính là tu hành.
1) Lời của sư Ỷ Ngộ ở Pháp Xương:
- Ở thành Tỳ-da im lặng (Duy-ma-cật lặng thinh) phỏng theo tông thừa, Thứu Lãnh (hội Linh Sơn) giở cành hoa trở thành thuốc độc, chín năm xây mặt vào vách (sơ Tổ Đạt Ma) làm ngu độn tổ tiên, nửa đêm truyền y (ngũ Tổ và Lục Tổ) là gạt kẻ hậu học, Mã Tổ tức tâm là Phật in tuồng ôm gốc cây đợi thỏ, Bàn Sơn phi tâm phi Phật có thể gọi là hòa bùn hợp nước. Những tri kiến như thế là bại hoại Tổ tông diệt dòng họ Thích. Nương nơi rỗng tiếp tiếng vang, dối thánh gạt hiền. Hậu học không tội gặp người chỉ chú. Nếu luận về việc này thì chư Phật chẳng từng ra đời, cũng không một pháp cho người. Tổ Đạt-ma chẳng Tây sang, Nhị Tổ chẳng được tủy, liền được gió lành bát ngát, lão quê gõ nhịp ca vang, tâm không chỗ tựa, hạnh không chỗ nương, nghe thiền cùng đạo dường thấy oan gia, nói sắc với tâm như gặp cọp dữ. Nhiên hậu, Pháp Xương cho ông chọn rau rừng giã gạo thái làm cơm hòa la nấu canh cốt đổng, đói thì ăn mệt thì ngủ, không do các vị mà tự sùng cao, chớ học tam thừa mà lập ra thời khóa.
2) Pháp thoại giữa thền sư Hụê Nam và thiền sư Ỷ Ngộ:
Thiền sư Huệ Nam ở Hoàng Long nhắc lại đã dạy Đại Khanh Công khán sanh duyên.
Ỷ Ngộ : - Sao chẳng liền đó cho y bặt dứt hết?
Huệ Nam: - Cũng từng vì rắn vẽ chân, bởi y tự chẳng nhìn tới.
Ỷ Ngộ: - Hòa thượng vì y thế nào?
Huệ Nam: - Nhai hết gừng hút sạch giấm.
Ỷ Ngộ: - Ông thầy quê theo thế tục lại thế ấy.
Huệ Nam: - Hòa thượng làm sao?
Thiền sư Ỷ Ngộ cầm phất tử liền đánh. Huệ Nam nói:
- Cái lão già không có nhân tình.
- Thế nào là cái ấy?
Trả lờiXóa- Người đời đối cảnh chỉ thấy vật, trên vật lập danh, duyên theo biến đổi lập lý. Từ đây trôi lăn chẳng thể tự dứt.
Lại có thấy hư không chăng?
Nếu bảo thấy là lời hư vọng. Vì sao? Hư không là vật gì mà thấy!
Lậi biết hư không chăng?
Biết là lời hư vọng. Vì sao? Vì nhơn nơi vật mà dựng lập hư không!
Nói được hư không chăng?
Được! Vì sao? Nhờ so sánh mà biết! Hư không chứa muôn vật mà chẳng bớt, dẹp muôn vật chẳng tăng, chẳng có hình tướng vuông tròn vàng đỏ rộng hẹp, lớn nhỏ…chẳng thể làm hư không dơ, chẳng cần làm hư không sạch, chẳng động cũng chẳng tịnh….
Nếu lìa so sánh lại nói được chăng?
Liền được ba gậy của sư Hoàng Bá, Đức Sơn…
THẾ NÊN NGƯỜI ĐỜI NHẬN VẬT MÀ SÓT MẤT HƯ KHÔNG RỒI VẬY.
Nếu lại nhận hư không kia chẳng khác vì chấp động hư dối dựng lập tĩnh hư dối. Vì phá chấp có hư dối (có mà không thật gọi là huyễn) luống sanh vọng tưởng hư dối không, không không, rơi vào hầm không giải thoát đen tối.
Nếu lại chẳng nhận hư không kia Phật Tổ không thể tiếp người.
Mượn lời nói như thế là nói về cái ấy, nói cái ấy để người tự dứt!