Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Trần Nhân núi trắng Phương Uyên




Ngày xưa, có một chàng thư sinh mồ côi nghèo sống vào cuối thời vua Trần Dụ Tông. Trời phú chàng có trí nhớ tốt, thông minh lại chăm chỉ học hành. Tuy chẳng được danh sư chỉ dạy mà chàng tự mình tinh nghiên thi sử và thạo cả binh thư.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Vô ấn (7)



Bi – trí

Nơi phật tâm là đại từ đại bi, nơi sắc thân tùy thuận theo duyên gọi là từ bi, nơi chúng sanh gọi là là cảm tính.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Vô ấn (6)



Chơn tánh!
Bao nhiêu kinh điển Thế tôn chỉ biết tán thán tâm, ngàn thánh ca ngợi thế nhưng lại chẳng thể nói được một lời, một chữ tâm là cái gì, ra sao.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Bi sử tân biên (4)



Than ơi! Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
(Đạo trời việc trị quốc, làm đúng lời hứa, biết trọng dụng người hiền, phải được lòng dân) (*)

Sự tích con khỉ



Ngày xưa, xưa lắm… từ cái thủa chỉ có mặt đất trơ trọc và nước. Các vị thần bằng quyền năng sáng tạo bù đắp cho cuộc sống bất tử ngu ngốc bắt đầu tạo ra muôn loài vạn vật.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Bi sử tân biên (3)



Những ngỡ giang sơn tròn một mối, ba chốn an nhiên.

Nào ngờ binh tướng mười hai phương, trăm miền thống thiết.

Ngôi cửu ngũ tối tăm lòng nhân kiệt

Mệnh chí tôn mê muội dạ anh hùng

Vỗ nhịp quê hương



Quê hương se kết sợi tơ mành
Núi ngậm trời mù lửa chiến tranh
Chân lý nở hoa sườn ảo vọng
Công bằng kết trái bả phù sinh
Cỏ neo đồi trọc hương còn thoảng
Cọp nuốt đêm trường mõm vẫn tanh
Tủi bắc hờn nam người vỗ nhịp
Man sơn còn vọng tiếng công thành.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Vô ấn (5)



Ngã – vô ngã
Mọi sự vật trở thành dây  trói buộc trong tam giới chỉ bởi ngã. Do nhận lầm ngã hoặc thân này, hoặc nhận một tiểu ngã giữa vô lượng các tiểu ngã và có đại ngã, hoặc ngã là một độc tôn… đều đi đến trói buộc.

Vô đề!



Gã Ngớ im lặng. Bất chấp trong nhiều năm qua không phải là gã không chất chứa dần nhưng ý tưởng, những cảm xúc cứ ùa đến không báo trước. Nhưng nói với người đời sao dễ dàng đến vậy! Với gã nói khó hơn là im lặng.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Vô ấn (4)



Bốn câu: có – không – chẳng phải có chẳng phải không - ….
Hữu (có) vô (không), diệc hữu diệc vô (cũng có cũng không), phi hữu phi vô (chẳng phải chẳng phải không)

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Vô ấn (3)


Thường – vô thường
Trong từ ngữ phật giáo và căn bản phật học thường khởi đầu bằng lý vô thường. Nghĩa vô thường vừa khởi thì thường (hữu thường) liền hiện.

Vô ấn (2)



Cảnh (phi ngã) không lỗi
* Chúng ta có các giác quan để nhận biết cảnh (thế giới). Qua các giác quan này, tín hiệu được truyền dẫn đưa về não.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Vô ấn (1)



1) Thức và ý
Từ lâu xa, tôn giáo đã hiện hữu như một cuộc sống tâm linh. Đạo Phật cũng là tôn giáo như mọi tôn giáo khác với những nghi thức và lòng sùng tín. Thế nhưng đạo Phật có một điểm riêng khác.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Mó dái ngựa đầu xuân!



Cũng trà cũng bánh cũng dưa chua, đâu rồi tiếng pháo!
Này rượu này bia này vịt luộc, chờ mãi bạn hiền!

Cuối năm múa loạn cào cào



Ừ thì xuân! Ồn ào còi huýt, súng nổ đùng đùng, dân tình nhớn nhác, tiền phạt không bờ!
Lại là tết! Rậm rịt nhạc tang, cờ treo phần phật, sĩ khí rụt rè, thuế sưu chẳng bến!

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Chuyện con cà con kê (12)



Đừng đổ lỗi vì trời gây họa

Mắt không nhìn tai vạ nhân dân

Mù oan khiên chỉ biết lo thân

Quên con cháu ngày mai phải nạn


Hiện miền bắc đang rất lạnh, cái lạnh duy nhất từng biết khi nhiệt độ toàn cầu đã nóng dần lên sau gần 100 năm người ta phun khí thải và hiệu ứng nhà kính! Kể cũng lạ và phải chăng chỉ là ngẫu nhiên khi cụ rùa hồ gươm đã chết. Vùng cao thì ôi thôi hàng loạt ảnh các bé trần truồng với cái rét đã làm dậy lên làn sóng người làm từ thiện nhưng chỉ như kẻ ngồi gỡ mài ghẻ. Nghèo và đói!
Tôi đã lớn lên giữa đất Saigon, cái ký ức về thời trẻ con thật ra Saigon có không khí se lạnh khi gần giáp tết và chúng tôi có mặc áo len. Nhưng từ sau 75 thì dần dần cái lành lạnh tuyệt vời đó không còn nữa, cái thanh bình và tốt đẹp đó bị che lấp hoàn bằng cái đói, sự sợ hãi và cuối cùng hôm nay đã nghiễn nhiên chỉ còn là cái oi bức quanh năm. Những cơn mưa từng trở thành người ru ngủ cho những bài thơ bài hát và bao người từng đem nghe tiếng mưa mơ màng trong sương mù tình ái thì giờ đây đã chất thêm khó nhọc cho những con đường lụt lội.
Không phải vì cái tuổi ngoài năm mươi mà tôi thành kẻ chán chường khi mà cuộc đời chất đầy bất trắc cũng như đầy thương cảm với bao điều khuất tất. Vẫn biết tuổi trẻ luôn tràn trề sức sống và vui vẻ hăng hái luôn là sức mạnh đẹp nhất của tuổi trẻ nhưng nếu trời trả cho tôi về tuổi trẻ thì e rằng trời là người mà tôi sẽ chữi rủa nhiều nhất nếu không xóa sạch mọi ký ức trong tôi và phải biến tôi thành con người vô cảm. Đã đủ cho khả năng chịu đựng làm dân Việt nam lắm rồi. Chẳng đợi già cả bệnh tật mong được chết mà cũng hết ngạc nhiên cho mấy lão già vẫn còn háo hức sống với quyền lực, với vọ trẻ và ăn nhậu.
Chị Năm vẫy tay gọi tôi mà chẳng buồn réo “Móc Ku” như mọi khi. Tôi vừa mừng vừa lo, cái chị Năm này luôn gây bất ngờ ở phút 89 hay cái chết của con ruồi Tân Hiệp Phát lúc nửa đêm.
- Chú Móc Ku viết cái đơn xin miễn thuế cho con gái tui nó bán bún riêu và tui bán cà phê ở đầu hẻm nghen!
Thì ra việc đánh thuế người bán hàng rong (ví dụ ai bán được 10 tô phở là phải đóng thuế), từ thợ hồ đến phụ hồ cũng bị đánh thuế (theo chính phủ thì thu nhập phụ hồ hiện nay là 100 triệu/năm!!!) đã làm những ai làm nghề buôn thúng gánh bưng lo lắng khi cuộc sống quá thừa lao đao. Nghĩ cũng phải học phí tăng, viện phí tăng, bảo hiểm y tế sẽ tăng từ 200% đến 700% mức cũ và hiện tại giá hàng hóa qua khỏi mức chuyển động đều lạm phát.
- Đây là quốc sách đối phó việc lạm chi ngân sách quốc gia. Tui e không ăn nhằm gì đâu. Nếu chị nhận đủ thông tin về sự thiếu hụt trầm trọng trong việc trả lương cho cán bộ nhân viên chính phủ hiện nay thì sẽ hiểu cái này còn chưa ăn thua gì hết. Xây tượng đài, bắn pháo hoa, các dự án dang dỡ và và và …
- cây chổi chà, nói gần xa, nói cha nó ra cho lẹ.
- Ngay trữ lượng ngoại tệ cũng hết sức eo hẹp. Nói chung là là
- Tui biểu chú viết thì cứ viết, rồi tôi sẽ lạy tụi nó, tui sẽ khóc, tui sẽ …
Tôi im lặng, đúng là ngu khi nói lý lẻ với chị Năm. Các bạn biết không, nếu người quân tử sẽ phải làm điều cần làm cho dù vào hiểm nguy, thì nói lý lẻ với phụ nữ không khéo lại là việc không nên làm.
Tôi xuống nước nói nhỏ nhẹ:
- Thí dụ bây giờ chị hết tiền hết cả gạo. Chết đói trước mắt mà người nợ chị rất nhiều lại chỉ có 10 ngàn và hủ gạo họ còn. Chị có xiết 10 ngàn hông?
- Chú hỏi hơi bị … dĩ nhiên là xiết.
- Chính phủ cũng vậy! Chẳng những không còn tiền, đang mắc nợ. Vậy phải đòi nợ và xiết nợ!
- Tầm bậy tầm bạ, mồ mả thằng nào, tầm phào mắc nợ, nịnh bợ ruồi bu
- vậy tui hỏi chị, thuế gánh bún riêu không đóng, nó đòi là đòi gì? Nếu không là mắc nợ!
Chị năm đứng yên, từ từ rồi cũng hiểu ra. Tôi bồi thêm phát chí mạng để rút lui.
- Bây giờ công an còn có quyền thổi phạt tiền người đi bộ về luật giao thông, có quyền trưng dùng cả phương tiện cần thiết như xe, như điện thoại và nhiều thứ khác miễn nó hợp lý khi công an đưa ra như mượn bộ quần áo!
- Cái tào lao xịt bộc, ngộ độc ba Tầu, bể bầu con mẹ chửa…
- Chị nghe nhé! Như nếu truy đuổi người chạy nhanh hay truy bắt kẻ mà họ nghi ngờ là tên hiếp rồi giết, giết rồi lại hiếp Tập Cạn Bàu họ mang sắc phục khiến ten chạy trốn sẽ chạy nhanh chạy ẩu lạng lách sẽ gây tai nạn cho nhân dân, hay khiến tên Tập Cạn Bàu trốn mất. Vậy cần hóa trang nên sẽ trưng dụng quần áo dân.
- vậy nó lấy áo quần đàn ông, đàn bà gì cần lo!
- Theo pháp luật, quyền trưng dụng đã có, thì quần áo phụ nữ càng dễ hóa trang khiến tội phạm không nghi ngờ!
- Đàn bà mà bị lột quần áo sao?
- Nếu công an cần! Họ sẽ trưng dụng cả nhà cửa như đứng núp để rình bắt tội phạm hay những kẻ chuyên vi phạm luật giao thông khi không thấy bóng công an. Tất cả chỉ vì mục đích duy nhất đòi nợ! Còn nữa! Đi bộ không đi trên lề cũng bị bắt và phạt tiền dù đoạn đường không có lề hay lề đường chiếm mất.
- Cái gì! Đii bộ mà cũng bị công an phạt nữa sao?
- Phạt chứ! Bây giờ thì hanoi, ít lâu sau sẽ đến saogon. Nhưng hiện nay những đoạn đường không có lề dân phải leo trên nóc nhà, nóc nhà là nơi đất tư, đường lộ là đất công.
Chi Năm ngồi bệt đít xuống ghế thẩn thờ. Chị cơ hồ hiểu là chẳng có hy vọng nào thoát nợ. Tôi lẳng lặng bỏ đi. Không phải tôi không muốn giúp, viết mấy dòng chữ có là gì nhưng có ai làm việc mà không bao giờ có kết quả lại tội cho cái thân chị Năm đày đọa mình, lạy lục xin xỏ và mát biết bao thời gian để rước thêm điều tủi nhục.
Trước cửa nhà một người mà tôi luôn nghĩ đến nhưng không mong gặp, đó là anh Bi giấy. Giữa tôi và anh Bi giấy chưa bao giờ có việc bất hòa và anh, anh từng là hiện thân của sự thánh thiện, một tâm hồn ngỡ như không bao giờ có lấy một vết hằn. Dù tôi đần độn nhưng như bao bè bạn chẳng ai ghét tôi vì đần. Không nói về anh thì thật khó mà hình dung.
Ba anh, người đàn ông của rượu và thói sống phóng đãng, ba anh bỏ mẹ con khi anh chưa qua hết tuổi ấu thơ. Ông lại là người cha khắc nghiệt, anh thường mang những vết bầm do roi đòn thậm chí cả dấu đỏ những ngón tay của cha anh trên má. Thượng đế như bù đắp cho anh, anh chưa hề oán giận hay ghét cha mình ngoài sự sợ hãi và ở nhà anh im như thóc để tránh bị đòn roi khi ông ngà ngà say.
Khi cha anh bỏ đi với vợ khác, mẹ anh sống trong câm lặng, buồn tủi của người đàn bà bị hắt hủi. Vào thời đó, Sai gòn không ai chết đói, cũng khó mấy ai lạnh, bệnh thì có nhà thương thí. Mẹ con anh đã được đùm bọc trong tình láng giềng hoàn toàn đúng nghĩa “bán bà con xa, mua lấy láng giềng gần”. Anh được cả xóm dành cho tình yêu của chú bác cô dì đối với đứa trẻ không may. Điều đó, hiện giờ chắc chỉ là chuyện cổ tích, nhưng Sài gòn của tôi ngày xưa là như thế đó. Chưa kể ở trường và quận bấy giờ luôn chiếu cố người nghèo khó nên anh cũng lớn lên với tất cả sự ngây thơ và không hề biết oán trách hay mặc cảm là gì.
Anh là đứa trẻ mà ai cũng nhìn thấy sự vui nhộn hăng hái. Ở đâu có bạn khắp sân trường đều có tiếng cười của anh, anh nghịch ngợm chọc vui chứ không phá phách. Đi học dù anh không giỏi nhưng luôn là học trò ngoan dù giờ học thỉnh thoảng anh vẫn chọc ghẹo bạn bè chỉ để tất cả cùng cười.
Anh là thế đó, kể cả những nắm khốn cùng của sau ngày giải phóng, đói nghèo và hoàn toàn khái niệm tương lai trong hành trang của đời người anh luôn vui cười, thượng đế như đã ở bên anh và che chỡ nhưng ngài không thể can thiệp được những sai lầm.
Chúng tôi mỗi người mỗi phương, anh trở thành thợ tiện. Giấc mơ lớn nhất đời anh là ráp được chiếc máy tiện, lúc ấy là cả một gia tài. Bao nhiêu năm gặp nhau anh luôn nói về nó, tôi tin chắc hẵn đã trăm lần anh mơ được sở hữu và làm việc với nó.Tôi vẫn còn nhớ ngày anh mời được vài người bạn học cũ còn lại ở Saigon đến nhà anh một bữa nhậu đơn sơ, anh rạng rở nụ cười khi tuyên bố chiếc máy tiện quý giá của riêng anh đã thành hiện thực.
Anh cưới vợ như một định mệnh, trong tiềm thức anh hẵn yêu mẹ bao nhiêu thì càng không theo vết xe đổ tối tăm của cha. Vợ anh được anh trân trọng bao nhiêu thì càng chây lười và nói theo kiểu đàn ông là “không ra gì”. Bao nhiêu lần bạn bè khuyên anh nên chấm dứt cuộc hôn nhân khi chưa quá muộn, anh cứ lưỡng lự và rồi đứa con ra đời.
Anh đã dứt khoác sống với gia đình, nó là điều thiêng liêng. Bạn bè cũng thôi, kể như duyên phận vậy! Để bù đắp cho chính mình, anh tận tụy với gia đình và gia đình anh là đứa con làm trụ cột.
Đứa con đầu lòng thiếu sự dạy dỗ của mẹ, thừa sự nuông chìu của cha nên thiếu hẵn sự khôn ngoan và những đức tính cần có. Cách đây mười năm, con anh cũng bì bỏm lấy được cái bằng cấp ba (bây giờ trả lại tên là bằng tú tài) nhưng không theo nghiệp cầm bút mà theo cha làm thợ. Ai cũng biết thanh thiếu niên luôn bốc đồng và thiếu chín chắn, chính điều đó khiến tuổi trẻ thường là điều kỳ diệu nhưng cũng có những sai lầm đáng tiếc, con anh không biết có tham gia vụ trộm hay không chỉ biết công an đến bắt đưa đi và tuần lễ sau thằng bé qua đời.
Tai họa đã cướp đi của anh không chỉ một đứa con mà là hủy diệt hạnh phúc mà anh trân quý nhất. Trên xác con anh đầy thương tích mà ai cũng biết kẻ gây ra nhưng sẽ không thể chứng minh để mà xét xử.
Anh cơ hồ gục ngã, đau đớn hủy hoại thân xác anh, thù hận làm khô kiệt tâm hồn. Mấy năm sau, anh ly dị người vợ mà anh đã chịu đựng và không thể chịu đựng thêm nữa. Bán nhà của cha mẹ anh chia đôi tài sản và anh mua một miếng đất nhỏ xây tạm làm chỗ ở. Các bạn biết đó! Tôi luôn lúng túng và có phần nào khó thở khi phải đối diện với anh. Anh không còn là thiên thần thánh thiện, anh là nổi đau và lòng thù hận. Cả hai chỉ chấm dứt khi anh từ bỏ cuộc đời.
- Bi giấy! Lâu quá không gặp! hehehe
Những tưởng như mấy năm trước anh sẽ túm lấy vai áo tôi lôi thẳng ra quán cóc nhậu bất kể lúc ấy là giữa trưa chính ngọ. Nhưng anh mĩm cười với tôi và anh mắt anh cũng rạng ngời. Tôi bắt đầu sợ, cái sợ mơ hồ. Nếu bạn bè tôi mà không có nụ cười và ánh mắt đó thì tôi sợ, nhưng với anh thì ngược lại, cái nhếch mép khô khan và ánh mắt u tối, nhìn vào đó là nhìn vào khoảng trời đêm vô tận. Tôi đứng đực ra với cái mặt trì độn như thủa học trò. Anh đập vào vai một cái rõ mạnh.
- Mày làm sao vậy Chí ngu, không mở cửa mời tao vô hay đợi tao đạp sập cửa.
Tôi mở cửa đi vào còn anh lại đi ra đầu hẻm. Chốc sau, trên tay vị rượu trong trong chai nhựa nước khoán và bịch mồi. Anh cười với tôi.
- Tao tới mời mày đến mừng thôi nôi con trai tao!
Ai nói gì thì nói, tôi vui mừng quá độ. Tôi cười toét miệng đến mang tai. Chắc cũng hơn 5 năm không hề gặp anh rồi. Vết thương anh đã lành, vết hằn đen tối hẵn đã mờ.
- Má ơi! Cái thằng quỷ! Chèn ơi, tao vui quá! Chúc mừng mày!
Thì ra ba năm trước một cô gái miền tây trẻ đã trở thành vợ anh. Không hiểu cái lão mắc dịch tuổi ngoài năm mươi khéo tán tỉnh hay duyên phận đẩy đưa mà giờ đây một chú nhóc con đã ra đời ban cho bạn hạnh phúc lớn nhất của đời người. Thay vì anh thường tha về 1 lít rượu thì chỉ một xị rượu đã nói lên có sự thay đổi lớn trong anh. Chúng tôi chuyện vãn và vẫn là quay lại cái thời học trò, những mẫu chuyện cũ như chúng tôi bị thầy phạt hay những trò ngu chúng tôi phạm phải.
- Bi giấy nè! Mày biết chuyện cụ Chu Văn An dâng sớ chém 7 nịnh thần không?
- Ừa! còn nhớ chứ! Còn nhớ cả tổ tiên mình chọn cụ là ông tổ của nghề dạy học.
- Vậy mày biết vì sao tổ tiên ta tôn vinh người là ông tổ nghề dạy học không? Khi không ít người hiền đức khi cáo lão về quê thường dạy học không chỉ mưu sinh mà còn là muốn giữ gìn lễ nghĩa cho cuộc đời, rèn luyện cho thế hệ mai hậu những kiến thức có thể
- Sao biết được! Có thể cụ là cụ đậu trạng nguyên và việc dâng sớ khiến đồng bào mình vô cùng kính phục.
- Chỉ đúng một phần mà thôi! Để tao kể mày nghe một giai thoại về cụ Chu
- Ừa! Nhưng tao ngứa ngày quá! Thêm một xị nữa he!
- Cái đó tao hổng từ chối! Nhưng để tao mua!
Anh Bi giấy đứng dậy và ấn mạnh hai vai tôi xuống. cái anh bạn mắc dịch này sao mà khỏe đến vậy hay tại cái thằng dần Chí ngu như tôi đầu đuôi chỉ cao mét mốt và gầy như cây sậy nên chẳng có mấy hơi. Anh đi ra mua rượu.
Giai thoại cụ Chu: Nói mà người không nghe
Sau khi treo ấn từ quan, cụ Chu chẳng những không theo luật phải đến triều dâng sớ xin từ chức và phải đợi vua đồng ý, cụ để ấn, mão và bộ quan phục (để lại bộ quan phục là ý sẽ chẳng bao giờ trở lại làm quan) nơi dinh đường và lẵng lặng đi về quê.
Vua chẳng nỡ bắt tội thầy mình, cũng không thiếu lòng kính phục một bậc hiền lương nhưng vua tin mình đủ tài trí dùng người. Vua có cho người khéo đến hỏi ý của cụ. Câu duy nhất mà cụ Chu Văn An nói về việc dâng sớ:
- Ta nghiệm ra rằng! Nói mà người không nghe là lỗi của ta!
Tha hồ bá quan bàn luận và chẳng hiểu vua nghĩ gì, chỉ biết các đại thần dâng sớ bắt tội cụ Chu mãi cho đến lần vua gọi riêng họ ra mà nói:
- Đáng lý ta chém hết các ông theo lời thầy ta nhưng nghĩ các ông có tài còn cần cho triều đình. Vì ông ấy đã dứt khoác không về triều nên ta không thể giáng chỉ vời về mà thôi! Nếu còn dèm pha đến người hay làm bất cứ điều gì thương tổn cho người thì chẳng những các ông mà cả toàn gia không khỏi chết. Không dùng được bậc hiền tài ta khó mà nói với tổ tiên hà huống hại người thì muôn dân nguyền rủa, ta và các ông ắt sanh vào địa ngục chẳng biết ngày ra.
Cũng vì vua một lòng tôn kính người nên các quan địa phương cho đến các học làm quan lớn vẫn phải đến lễ người dù bị người hạch tội hay chữi cho tối mặt mà không dám cãi lời. Ai chống chế đều bị người đánh đuổi ra khỏi nhà.
- Hay! Đúng là hay nên người Việt ta thường gọi cụ thánh Chu. Quả là chí lý!
- Nhưng vấn đề nói người không nghe là lỗi của ta vẫn là nghi vấn!
- Ừa ha! Cụ nói phải có ẩn ý hay đạo lý sâu xa!
Sau các học trò có hỏi thầy về việc này. Trầm ngâm rất lâu cụ Chu Văn An mới nói:
- Có 3 hạng người không thể nói, kẻ cố chấp có định kiến tự mãn thì y như kẻ mù, kẻ vì tư lợi tham lam thì y như người mang nặng khó thể trèo non, kẻ trí cạn tâm địa hẹp hòi như tiểu nhân và đàn bà thì như người lười biếng không chịu nhọc.
Còn lại khi nói mà không biết nói là lỗi của người nói.
Một, nếu người không phục dù nói phải họ chẳng nghe, như ăn ở bất nhân mà nói về nhân nghĩa chẳng ai tin. Nếu nói một đường làm một nẽo thì chẳng ai tin. Kẻ không làm gương mà nói kẻ khác làm thì chẳng ai tin.
Hai, tự mình làm gương trước dù đem lời nói phải mà nói với người trong lúc người đang trái ý, người đang tỵ hiềm thù ghét, người đang ở vào thế nguy họ không thể nhận, nói mà thiếu lý lẽ, nói mà dùng từ không cẩn trọng làm người bị tổn thương, họ không tin.
Ba, dù làm gương trước, lý lẽ đầy đủ, dùng từ cẩn trọng thì có khi chỉ một lời, hay đôi ba lần, hay nhiều lần mà gặp người như trẻ con thì có khi còn chưa đủ. Lại phải tùy theo tính cách người, có người cần mềm mỏng kiên trì, có người cần khêu gợi lòng tự trọng và đạo lý.
Nên nếu nói với người mà người không nghe thường là lỗi của người nói.
- Thưa thầy! Có phải vì vậy mà có hình luật để bổ khuyết không ạ!
- Chỉ đúng một phần, thường người sợ hình luật nên đại đa số sẽ theo phép nhưng lại phân biệt hai loại.
* Chỉ biết dùng hình, kẻ dùng hình luật từ gia đình thì tổn thương tình cảm, quốc gia thì người oán. Đây là kẻ ngu dốt cường bạo áp đặt. Trước sau cũng chỉ có thất bại.
* Dùng hình chỉ như khuôn phép, sợi chỉ buộc chân voi mà làm rõ đạo lý. Thường không có hiệu quả ban đầu nhưng như mầm cây lớn chậm. Đến khi rễ bám sâu vào lòng đất, cây cứng cáp vươn thẳng lên trời.
Dân như con trẻ, đạo lý như tình yêu thương, không yêu thương chăm sóc chúng trở thành bất nghĩa, pháp luật như khuôn phép, nếu thiếu khuôn phép chúng trở thành bất nhân.
Anh bạn Bi giấy trầm ngâm, rồi cũng nhận ra thâm ý của tôi khi kể lại giai thoại:
- Ý mày muốn nói về việc thằng con tao bị giết?
Muốn hay không, tôi sẽ đi đến cùng. Anh là bạn tôi, anh yêu quý tôi cũng như tôi yêu quý anh. Nếu hôm nay làm anh tổn thương, thì tôi biết chắc anh vốn là ngọc, dù vỡ cũng là những mảnh ngọc và anh sẽ tha thứ cho tôi để rồi trong lòng anh tôi vẫn là Chí ngu của anh.
- Tao không muốn nói đến việc ai giết thằng bé, mà là nói về việc độc ác đem đến cái chết cho những người bị bắt và bị giết. Thằng bé hay tội phạm không ai có quyền tra tấn và sát hại, chúng ta chịu nổi đau quá khứ để chống cái ác trong hiện tại và chấm dứt nó ở tương lai. Nhưng đời người luôn có kẻ bất nhân tàn ác. Dù hôm nay kẻ bất nhân tàn ác đã được pháp luật dung túng và tin dùng. Thời nào ở đâu cũng đều có tội ác. Dù chúng có bị trừng phạt hay thoát vòng thiên lý tao không đề cập ở hôm nay. Tùy mày nhìn nhận, đi mà quay mặt nhìn sau lưng chỉ để vấp ngã mà không thấy đường, ném đá vào quá khứ chẳng khác kẻ điên, thương con thì tốt còn thù hằn oán hận chỉ tự hao tổn tâm thần riêng mình. Chúng ta chống cái ác không thù hận con người. Người hiểu biết thì sống hiện tại để biết về tương lai.
- Mày có còn là Chí ngu nữa đâu!
- Bi giấy! tao mãi mãi là Chí ngu như ngày nào. Riêng việc của mày đã là gánh nặng trên đời tao, tao ngu nhưng yêu quý mày nên tao không sao dứt ra được, tao ngu như bao năm tao luôn nghĩ ngợi và chỉ xem xét đến đây để nói với mày!
- Tao xin lỗi, bỏ qua nhe! Tao hiểu rồi và muốn nghe mày nói hết.
- Khi xưa mày cưng chìu con mày, thấy lỗi thấy sai mày đã không phân biệt. Có cái sai phải được chấp nhận tùy theo tuổi và hoàn cảnh nhưng đến tuổi nào phải ngăn hẵn. Nhưng có những cái sai phải nghiêm khắc ngăn chận. Không phân biệt xem xét thì lỗi ở người dạy. Chưa nói tâm lý cha mẹ mù quáng, chỉ thấy con mình tốt, con mình khờ mà lắm khi không biết con mình xấu hay ngu dại mà làm việc ác.
- Mày muốn nói!
- Không! Tao tin con mày là đứa trẻ tốt. Nhưng tai nạn là một phần, lỗi của mày một phần. cái chính là từ quá khứ để học được, hiểu được và làm sao cho phải ở hiện tại và tương lai.
- Vậy tao dạy con tao làm sao ở thời buổi này!
- Mày vẫn dạy con mày điều phải nhưng phải dạy nó biết im lặng, biết nhường bước, tránh xa hành động phản ứng cương cường.
- Cúi đầu, chịu ngu chịu dốt!
- không! Như cụ Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung sai đi trấn nhậm thành Thăng Long, trước quân Mãn thanh rất đông chẳng những không đánh giặc, mà còn bỏ thành lui về Tâm Điệp. Theo lý đáng chém vậy mà vua Quang Trung khen ngợi và tài trí của ông đã được chứng minh bao lần cùng vua Quang Trung. Cái chí bất khuất của Ngô Thì Nhiệm khi đối mặt với Đặng Tràn Thường thì đã rõ.
Vậy im lặng chỉ như không đánh mà giữ thành, lui quân không phải là cam chịu. Hành động bề ngoài giống nhau như của chồn cáo với con mảnh sư, nhưng chồn cáo thì hèn mà mảnh sư thì không.
Tao nghĩ mày có 2 điều cần chú ý. Thứ nhất, chúng ta chỉ biết yêu con nhưng lại chưa sẵn sàng làm cha, vì chúng ta chưa biết dạy con thế nào là đúng, nhưng cố mà tâm tư, sẽ tìm ra cách dạy sao cho tốt nhất với khả năng hạn hẹp của mình. Thứ hai, đã thấy cái nguy cho con thì phòng tránh, phòng tránh tốt nhất là con mình hiểu, con mình có cả nề nếp chứ tai nạn ngoài đời thật khó đề phòng hết được.
- Ừ! Tao không dè thằng Chí ngu bạn tao đã vì tao mà suy nghĩ thật thấu đáo.
- Bi giấy nè! Tao không có chút trí óc nào giúp mày, cái duy nhất tao có là tấm lòng. Hãy nhớ tự làm gương, hãy nhớ dạy lý lẽ mà phải đặt con vào khuôn phép nề nếp. À tao chưa hỏi vợ mày chắc đẹp lắm đây!
- Tao không biết! Nhưng vợ tao đẹp trong mắt tao và cô ấy đẹp mãi mãi. Tao có nghe người ta nói gái miền tây 3 N mày nghĩ sao?
- Tao có biết tụi ngoài bắc, thứ dung tục nói gái miền tây ngon, ngoan, ngu. Tao chỉ biết nếu vợ yêu chồng lo cho con thì ăn ngay nói thẳng vẫn hơn vạn lần khôn khéo mà có cân đông đo đếm.
“http://tinvn.biz/di-xe-may-2-000km-mong-gap-ban-gai-chang-trai-bi-tu-choi.html”
“https://www.facebook.com/shockingnewsvn/videos/1264518513575454/?hc_location=ufi”
Chúng tôi lại uống rượu nhâm nhi, tôi mừng là bạn tôi không giận khi khơi lại vết thương lòng. Lắm khi cần mở lại miệng vết thương ben ngoài lành mà bên trong nó còn mưng mủ. Nhưng tôi biết dù khôn ngoan thế nào thì người cha lắm khi bất lực, vì con không đủ khôn ngoan. Nhưng thâm tâm tôi tin, ngày nào đó anh sẽ lại là lão thiên thần thánh thiện. Chẳng phải đó sao, giờ anh đã có người vợ mà anh hết lòng yêu quý, anh có một thiên thần nó sẽ che chỡ cho trái tim anh.
Trời đã tối, anh Bi giấy đã về nhà. Tôi lại tiếp tục thứ nghiệp chướng của đời mình. Tôi suy tư về biện pháp tận thu của chính phủ đối với dân khi ngân sách cạn kiệt, khi nợ nần chồng chất đến mức như hòn đá nặng vài tấn đè lên lưng con trâu. Cái giá của bao năm tham nhũng bòn rút của các quan. Tôi lại thấy bực bội khi công an giao thông vốn chuyên làm đủ cách để móc túi dân và khá nổi tiếng về hành hung nay lại được trang bị cả súng và quyền hạn chận xét vô lý bất chấp quyền đi lại, quyền an toàn và cả tài sản.
Tôi tự hỏi, nếu công an trưng dụng điện thoại của tôi thì sao! Có lẽ chỉ có một lối hành xử duy nhất “không” cho dù họ viện dẫn lý do điện thoại hết pin, điện thoại hết tiền, điện thoại không có hay hư hỏng. Với công an, đáng tiếc tôi sẽ ương bướng như một con lừa mất! Cứ cái đà tận thu đến tận cùng xương máu dân kiểu này rồi sẽ đi về đâu!