Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Vô ấn (7)



Bi – trí

Nơi phật tâm là đại từ đại bi, nơi sắc thân tùy thuận theo duyên gọi là từ bi, nơi chúng sanh gọi là là cảm tính.

Khi lọt lòng thì phật tâm thành tình yêu thương, yêu cha mẹ. Sống với anh em trí tác động tình yêu thương phân biệt yêu, sợ cha mẹ và yêu, ghanh đua với anh chị em. Nơi anh chị lớn thì bảo vệ che chỡ cho em. Đi học, tình thương kết thành tình bằng hữu… và tình yêu. Đến khi có con thì hóa thành tấm lòng cha mẹ, ông bà.

Cùng một nguồn sáng (tâm – đại từ đại bi) tỏa sáng nam bắc…trên dưới. chiếu (duyên) nơi vật nào, sự nào mà có tướng khác biệt.

Theo đó mà suy, tấm lòng cha (đàn ông) chỉ có khi (duyên) có con, tấm lòng mẹ (đàn bà) chỉ có khi (duyên) có con. Trước không sau có mới biết do duyên sanh.

Nếu bảo không có tình nếu không vật thì tâm đại từ đại bi cũng không có lại thành hoại mất phật tâm.

Nếu bảo có thì lìa duyên, lìa cảnh cái có thành lông rùa sừng thỏ. Nên nói không còn chẳng cho hà huống nói có.

Chẳng vì khởi tưởng, suy luận, học hiểu mà định tánh tướng của tâm. Trên cảnh thì tướng tướng lập danh, chỉ một trường luận suông.

Nhưng nơi bi không đơn độc hiện mà trí đồng hiện.

Nơi Phật tâm là phật trí, là thật trí. Nơi bồ tát tùy thuận nơi duyên liền thành thức ý (quyền trí). Thức (ý thức, tiềm thức) luôn can thiệp vào mọi niệm và vọng tưởng. Vạn pháp duy thức.

Bi và Trí luống sanh phân biệt liền thành 2 tướng. Nơi một tâm lại có 2 tướng bi trí khác biệt tức là vọng ngữ. Nếu nói bi trí là một thì cũng thành hai, vì nếu bi trí là một thì hẵn cái phi bi trí liền hiện, vọng tưởng đối đãi.

Nói bi trí vừa một vừa hai là nói chơi (hý luận), nói chẳng một chẳng hai lại vào ngỏ tối.

Nói một còn chẳng cho hà huống nói hai. Tốt nhất dẹp bỏ phâh biệt bi trí liền đó tự dứt.

Đại từ đại bi chẳng duyên nên ra ngoài ngôn thuyết vọng tưởng, giả lập đặt tên đã là vô cớ làm bẩn nước trong nên nói đại từ đại bi chỉ là danh tướng. Lìa đại từ đại bi phật tâm thì từ bi của bồ tát đồng với cảm tính của phàm phu, không ra ngoài lấy bỏ phân biệt thiện ác, tốt xấu, chánh tà. Phân biệt thiện ác lấy bỏ tức không ngoài mé thức sinh diệt. từ bi cũng là miễn cưỡng đặt tên để phân biệt cảm tính thuộc ác pháp.

Nếu lại diệt lòng ái thủ, diệt cảm tính thì không thể diệt (không diệt được ánh sáng khi có nguồn sáng). Giả mà diệt được thì đồng vô tri kia, diệt mất nhân thành Phật (kiến tánh).

Phât trí, trí huệ phật… viên mãn trùm khắp như mặt trời không nhận lại dùng thức ý đánh cắp anh sáng qua kẻ vách. Tự tánh viên mãn không thừa đương như cha giàu có mà con đi ăn xin (kinh Pháp hoa). Thảy vì thức ý phân biệt dấy động.

Nơi cảnh mà chẳng thoát lưới ma phân biệt, lấy bỏ, hiểu hành là tự chôn vùi chính mình. Ôm lấy vạn pháp như huyễn, trên giáo điển phương tiện chỉ biết học lấy – hiểu lấy – hành lấy đồng với việc làm trong mộng.

Nếu chỉ rõ phương tiện – cứu cánh thì vẫn là là tự mê lấy mình. Vì chẳng biết phương tiện cũng là cũng cứu cánh vì đã lập ý “đắc” rồi vậy. Nghĩ như vậy cho hàng sơ cơ thì được. Nơi Phật pháp thì phương tiện – cứu cánh cũng phải bỏ. Vì chẳng một pháp xứng tình, ngoài tâm không có phật nào khác, lại đắc là đắc cái gì.

Chỉ mong trở lại con người xưa (thủy giác) mà bản giác (tự tánh) chẳng hai. Như người mệt nhọc đâu khởi tưởng nghĩ ngơi, buông cuốc liền nằm lăn ra, thật trọn vẹn vô sự, thật là đại tự tại. Cuốc đất là hành, thôi hành liền tự tại. nào có ai trói buộc mà cầu giải thoát. Tu hành là phương tiện, giải thoát là cứu cánh. Vốn không tự trói cần gì giải thoát. Phương tiện – cứu cảnh theo nhau tự dứt.

Lại như chuyện Thiền sư – tên ăn cắp:

Nơi một thiền viện, một lễ hội người ta đến lễ và tu học tại thiền viện một thời gian. Trong đó có một tên ăn cắp, y ăn cắp hết người này đến người khác và bị phát hiện.

Người ta bèn xin thiền sư đuổi hắn đi, nhưng thiền sư không đuổi vì y đang bệnh và cũng không có chỗ để đi.

Người ta nói: - Nếu không đuổi y, người ta bỏ về.

Thiền sư thản nhiên: - Ta không vì người tốt, ta vì người xấu.

Về sau người ta tha hồ tán thán vị thiền sư. Có kẻ trọc đầu lừa đảo chỉ biết mượn câu chuyện để giảng giải nào là “từ bi” nào là trí huệ “giáo hóa tên trộm” rồi vênh mặt đạo đức của kẻ mặc áo cà sa thu nạp tiền của của bá tánh và được người đời ca ngợi tu hành, phật pháp uyên thâm.

Sai rồi! Thiền sư khốn khổ cúi ngước toàn thân bùn nước vì gã ăn cắp, đó là bổn phận của tên ăn cắp. Thế tôn 49 năm cũng vì chúng sanh, đó là bổn phận của chúng sanh. Lại vọng lập từ bi trí huệ thiền sư thay vì hãy nhìn thẳng vào ông ta. Dù có nhìn thẳng thiền sư thì cũng có gì dính dáng. Dù có tán thán thế tôn mọc thêm sừng thì dùng làm gì? Lại nhận ý này chăng? Hay vẫn chỉ mồm mép của ngôn thuyết.

Chớ lôi cái cơ cái dụng hay lòng từ bi của thiền sư làm gì! Nếu ông ta có cái từ bi có cái đại cơ đại dụng thì có gì dính dáng đến ai! Như thuốc để chữa bệnh, vấn đề là bệnh lành. Thuốc không uống, chẳng biết thuốc lại thán thán ông thầy thuốc thì là đạo lý gì?

Chẳng tự biết bổn phận thằng ăn cắp, chỉ còn ông thày chùa lừa đảo mồm mép để bái lạy phúng điếu. Lầm!

Rất nhiều chuyện thật về các thiền sư được ghi lại, rất nhiều pháp thoại bên cạnh giáo pháp ba thừa. Cuối vẫn chỉ rặc một bọn mồm mép ngôn thuyết. Rất ý nghĩa! Rất hay! Rất xúc động! Để làm gì? Thế rồi quải môi lưỡi “Nam mô a di đà phật”, “Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni phật”. Lầm!

Giáo pháp như thuốc, nhưng khéo dùng thì lành bệnh. Không khéo dùng thì thành độc dược. Bao nhiêu thế hệ, bao vạn vạn người tu, bỏ gia đình cha mẹ, hủy thân mình chỉ vì ngôn thuyết, chỉ vì sùng bái phật bên ngoài mà huệ mạng như lai như ngọn đèn dầu đã cạn chập chờn heo hắt. Đạo từ bi giải thoát thành hang ổ của bọn ăn bám bá tánh và hủy hoại chánh pháp. Thích ca không phải Phật, Oai Âm Vương chẳng có gì dính dáng, Quán Thế Âm, Di lạc chẳng thể nhổ mất một sợi lông đầu của ai.

Dù ngàn Phật ra đời cũng chẳng thể độ tha khi tâm người mê, ngàn Phật ra đời dù nhổ hết lông đầu cũng chẳng giúp ai ngộ. Tự độ đã là miễn cưỡng dối người quay về thiện pháp, gieo nhân thành phật (kiến tánh).

Nhưng tự độ cũng không thể được, ta độ ta để ta thành cái không phải ta là đạo lý gì? (tâm độ tâm để tâm thành tâm!). Vốn không trói buộc giải thoát là nghĩa gì?

Như lai thiền: Là buông xuống đi, chết toàn tâm.

Tổ sư thiền: Chưa từng nắm!

Tự độ còn không thể được hà huống độ tha.

Một niệm là chơn. Một niệm muôn năm

Niệm niệm sinh diệt là vọng. Mãi mãi trầm luân.

Nếu đọc kinh xem giáo, phải quay về đối chứng tự tâm mình. Chớ nhận nó vì nó là thức ý. Chớ diệt nó vì không thể diệt. Diệt được thì đồng vô tri kia, gọi là lọt vào hầm không giải thoát.

Cần xem là xem các thức ý vọng tưởng ở nơi tâm mình, thấy nó sanh nó diệt (như hoa đốm lúc hiện lúc mất). Dần dần khi xem thì thức ý tự dứt. Thức ý tự dứt thì xem (chiếu) liền thanh tịnh (tịch). Nếu chẳng tịch chiếu (song chiếu) thì quán – chỉ thiền chỉ là dây trói là cọc cột lừa.

Nếu là hàng trung căn, cần bỏ hết cứt đái kiến giải của giáo pháp mới có chút phần tự do. Chỉ nên xét tâm ý của mình, nhẹ nhàng tỉnh táo (chớ chăm chú, chớ ngưng thần, chớ nín thở), sẽ thấy tác ý liên tục nhanh vô cùng. Xem rồi lại xem, chớ móng khởi ý diệt nó, chớ tác ý ngừng nó thì gọi là làm chủ.

Làm chủ được tâm, thức ý tự dứt với cảnh (thật ra không hề mất đi), thức ý tự dứt thì vô sự. Không cần khởi nhọc công tâm tư suy nghĩ, không mang vác giáo pháp, chẳng bị ngàn thánh lừa dối, chẳng bị chư Phật ba đời chướng ngại. Thật chẳng một pháp khả đắc, chẳng phật nào cần thành.

Bi trí viên mãn vốn là tự tánh, trí bát nhã khởi dụng, nơi cơm là ăn, nơi nước là uống. Chẳng phải đầu mọc thêm sừng, nấu cát thành cơm. Không nghĩ tưởng thường vô thường, sinh tử, thiện ác, phàm thánh. Chẳng có gì phải nhọc. Thuận tánh thiên chơn.
Trên thức ý mà tạo tác (hành đạo) thì chỉ là cảnh sinh diệt. Nơi vô tâm (không có tâm lấy bỏ, thiện ác, đúng sai...) mà tạo tác miễn cưỡng gọi là đạo vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét