Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Vô ấn (4)



Bốn câu: có – không – chẳng phải có chẳng phải không - ….
Hữu (có) vô (không), diệc hữu diệc vô (cũng có cũng không), phi hữu phi vô (chẳng phải chẳng phải không)

Đã nhận biết cảnh biến đổi (có mà không thật), cho đến thời gian, quá khứ không thể được (từng có mà không thật, thật thì hằng còn), hiện tại không dừng, tương lai không đến (đến tức là hiện tại, hiện tại lại không dừng). Vậy thời gian không thật? Thời gian không có! Miễn cưỡng gọi có mà không thật.
Xem lại cảnh (hình ảnh của thế giới) tất cả chỉ ở trong não cho đến thế giới không thể nói nó mất đi (dù người thì chết). Nên nói thế giới không còn chẳng được, hà huống nói có.
Chỉ biết ta đã vào đời, đã mang thân này, đói thì cố mà kiếm miếng ăn, lạnh thì co quắp cố mà kiếm áo ấm, cho đến bệnh tật khổ đến bên thân cũng cố mà kiếm thuốc chữa.
Chớ nhắm mắt nói liều (vì chưa thật chứng mà chỉ có tin lời của Thế tôn, cõi tạm sống tạm trăm năm) là không.
Thân có đó vẫn chỉ thấy là không thật vì sẽ đến ngày người ta gọi là chết. Thân chết nếu ngã (tâm) cũng chết thì hết chuyện. Ai ở đó tu, ai ở đó là phàm là thánh? Gì là Phật tâm?
Nếu đã có (qua nhận biết) đều không thật (nếu gọi là thật thì chỉ có nguyên tử) thì mọi vật đều do duyên họp mà thành (cây không tự là cây, núi không tự là núi, mây … đến thân người) cũng theo duyên mà tan.
Nếu nhận chỉ là một trường các hạt cơ bản, thì hư không là gì? và thế giới chỉ còn là vô tri bất giác, thiện ác diệt mất, cái gì là Phật là tâm? Hết chuyện!
Có đã không thật thì nhận làm gì? Nhưng nếu lìa thân này, Diệt mất 7 thức thì tâm đồng vô tri bất giác. Lại còn ôm cái không là thật (tâm không phải vật, tâm vô tướng…) thì lại thành hoang đường phi lý.
Đem cái thân vào thế giới có mà không thật, cúi ngước co duỗi theo các nghi thức lễ bái cho là tu hành, đem thức ý vọng khởi kiến giải lập thành kiến thức cho đó là chân lý, là lời Phật lời tổ, mượn âm thanh sắc tướng để cầu Phật. Há chẳng phải là tà tín là hành tà đạo sao.
Ngồi thiền, gìm tâm diệt niệm cho dù thuần thanh thì mở mắt không khỏi niệm niệm nối nhau sinh tử. Ngồi thiền chợt thấy thân tâm biến mất (vô giác), mắt thấy nhiều cảnh lạ (vậy khi ngủ, không đèn không người mà sao rõ ràng nói nghe thấy biết) cùng với giấc chiêm bao chẳng khác liền ôm lấy đó cho là tu hành đúng, là cho được chứng cái gì đó! Mà chẳng biết nội thức móng khởi, thức lưu chú biến hiện. Thế nên kinh nói “gọi là cảnh giới tốt, chớ cho là chứng thánh sẽ bị quần tà”.
Chợt ngày một tưởng mình thông minh hơn mà chẳng biết chẳng phải tu hành mà có. Chẳng biết não bộ mỗi giây thu thập tạp nham, phân tán không tập trung nên suy tư như tìm đồ trong thùng rác. Nhờ ngồi yên tỉnh nên não sạch, suy nghĩ tập trung cao hơn chứ nào phải thông minh hơn? Làm gì có trí huệ phát sáng bao giờ! Nhà khoa học ăn ngủ quên thân, dồn tâm lực suy nghĩ cả trong giấc ngủ, họ mới thông minh, mới tìm ra định luật, mới phát minh được máy móc. Nào phải nó phát trí huệ.
Thế giới quanh thân, nếu cho là có thì đã biết là không thật. Không thật thì không thể gọi là có.
Khi nói về tâm, tâm chẳng là một vật lại cũng chẳng từ vật sanh, cũng chẳng tạo hay có một vật nào (như bài kệ của lục tổ: Bồ đề bổn vô thọ, … bổn lai vô nhất vật…). Nhưng do tâm duyên (thức – ý duyên ngoại cảnh liền thành năng sở) phát sinh có. Nhưng khi có vừa lập thì không đồng hiện. Có và không đồng hiện (chớ bảo có không đồng sanh, chấp có sanh lại chấp có pháp diệt).
Có không đã lập thì cũng từ đó hình thành “chẳng phải có, chẳng phải không” và “vừa có vừa không”. Bốn câu trói buộc cũng là cốt lõi của tất cả pháp.
- Nếu bảo tâm có, thì là vật gì? nên chẳng bảo là có. Nhưng tâm diệu cùng trời đất chẳng theo thân sinh tử mà diệt mất nên chẳng thể nói là không. Nếu bảo vừa có vừa không thì rõ dùng ngôn thuyết mà diễn đạt lại thành hí luận (nói bông đùa). Nếu bảo chẳng phải có chẳng phải không thì tối nghĩa và vào ngỏ cụt vì chẳng thế diễn đạt.
Cảnh (ảnh của thế giới) hay thế giới cũng lại như vậy, nếu chấp cho là thật có thì thế giới không đổi (biến dịch). Nhưng rõ gỗ đốt thành tro, gỗ đã biến thành tro, tro lại không thật có vì thổi tan ra ngàn hạt, hạt nào là thật, hạt nào là giả. Hay tất cả hạt đều thật có thì tro không thật có mà do hợp của nhiều hạt tro. Hạt tro nếu thật thì vẫn còn đó sao lại theo nhau hình thành lại cây cỏ.
Thế giới đã không sao lại hiện tiền. Có không đều chẳng được.
Cho đến cha mẹ là trâu đâu sanh ra thỏ. Nếu bảo có tự tướng tự tánh thì lại mắc vào trâu thỏ không thật có, cũng chẳng phải không. Liền bảo “chẳng phải có chẳng phải không” lấy gì an thân lập mạng.
Thế giới, thân mạng, đã chẳng phải có chẳng phải không mờ mịt thì Phật tâm, niết bàn tâm, bồ đề tâm, tâm pháp … lại là cái gì! Lấy gì xác định.
Nếu đã không thể nói nói không, chẳng thể nói “chẳng phải có chẳng phải không” được thì bảo “vừa có vừa không” lại thành bông đùa bởn cợt. Một trường hí luận.
Đây là chỗ thức ý không thể đến, thức ý không đến thì ngôn thuyết không thể đến.
Thức ý vọng động không sao ra ngoài bốn câu trói buộc. Cũng từ bốn câu này, duyên theo trần cảnh mà ác pháp được sanh, cũng từ bốn câu này chư phật tổ tùy duyên trên cảnh kiến lập vạn pháp.
Bốn câu hư dối, vì nó mà trôi lăn trong lục đạo. Cũng từ bốn câu, vạn pháp của Như lai hiển bày vạn trí huệ đối trị vạn phiền não mà tiếp dẫn độ sanh. Vạn pháp là chiếc bè gỗ, là phương tiện nhất thời, là thuốc chữa bệnh.
Kẹt nơi bốn câu tức gọi là mê.
Thông bốn câu tức gọi là ngộ.
Đã qua bờ mê thì bỏ cái bè gỗ. Bờ giác và bè gỗ phương tiện không một.
Đã hết bệnh thì đừng dùng thuốc. Khỏe mạnh và thuốc chẳng một.
Chớ lầm chấp phương tiện thành cứu cánh.
Nếu vẫn quyết định pháp có thể đắc thì bè gỗ thành bến. bao giờ cho xong.
Nếu vẫn trên danh ngôn, Phật nói thế này, tổ nói thế kia mà cho là chân lý hay nói về cái chân lý nào khác thì trọn là ngôn thuyết. Có gì dính dáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét