Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Vô ấn (5)



Ngã – vô ngã
Mọi sự vật trở thành dây  trói buộc trong tam giới chỉ bởi ngã. Do nhận lầm ngã hoặc thân này, hoặc nhận một tiểu ngã giữa vô lượng các tiểu ngã và có đại ngã, hoặc ngã là một độc tôn… đều đi đến trói buộc.

Nếu chẳng rõ chân thật thì sống thỏa mãn những ý muốn mà vào chìm đắm.
Tự nhận ngã nhỏ bé thấp kém thành chối bỏ tánh thiên chơn (kinh pháp hoa).
Buông lung theo dục chịu cảnh trôi lăn. Tự nhận thấp kém mà hành theo giới hạnh vô thường (tâm vô thường, thức ý) chiêu cảm thăng trầm.
Nhưng bệnh trên còn dễ chữa, chứ bệnh lầm chấp vô ngã (chơn ngã) lại khó trị.
Ngã của thức ý nhơn cảnh mà vọng sanh (ngôn thuyết) đều chối bỏ Phật tánh vốn có, không nhận một tánh thiên chơn mà cưỡng tu tự dễ tự khó. Đối với bồ đề chỉ còn là danh tướng.
Để không cho người lầm lạc, Thế tôn giả lập đặt tên Phật, Tâm, Niết bàn, Bồ đề, Đạo… để tránh dùng từ “ngã” khiến người lầm lạc.
Dù đã lập danh tâm, phật, bồ đề … nhưng nơi ba bộ đại tạng kinh chưa từng nói nó là cái gì. Ngoài chỉ miễn cưỡng nói là vô tướng, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, chẳng thuôc có không, vượt hết mọi hạn lượng đối đãi, so đo, lường tính. . .
Vô ngã không hề có nghĩa là “không có cái ta”.
Còn lại có kẻ hiểu đạo qua kinh văn lại đặt tên là chơn ngã. Cái ta thật sự! Mà chẳng biết rằng tâm đã là miễn cưỡng dối người, hà huống lại cố diễn giải và đặt tên chơn ngã. Thế tôn hay chư Phật tổ ba đời trọn không sở hữu cũng trọn không biết ngã hà huống lập danh, diễn nghĩa.
Nhưng hãy xem, dù mang thân tứ đại kia mà các loài hàm linh chẳng đồng vô tri kia. Nơi mắt là thấy – biết, nơi tai là nghe – biết, một trường đại dụng. Nếu đã thấy thấy ánh sáng tất biết chắc có nguồn sáng. Tâm chỉ có thể xác tính qua chỗ dụng của nó.
Đã biết chẳng đồng vô tri kia biến đổi sinh diệt thì tin mình thật có một Phật tâm, một Phật Tánh, một Bồ đề Tâm, một Tâm Pháp…tuy không là vật gì như diệu dụng…
Quả vị Phật là tánh của tâm nên gọi Phật Tâm, lặng lẽ tròn đầy như hư không gọi là tánh của Phật nên gọi Phật tánh, bồ đề là tánh của Tâm nên gọi bồ đề tâm,… cho đến trí bát nhã là tánh của tâm thể. Muôn ngàn tên gọi, muôn ngàn pháp dựng lập cũng chỉ là chỗ dụng lưu xuất của trí Bát nhã mà thôi.
Với cư sĩ hay người tiến tu không dùng ngã vì chỉ sợ lầm chấp vào “khái niệm” ngã của mê lầm. Nhưng nếu lại hiểu vô ngã là “không có cái ta” thì cũng là mê lầm vậy!
Lìa ngã, lìa tâm, lìa đạo, lìa phật tức là lìa ngôn thuyết.
Vô ngã là nói pháp vô ngã.
Vật, sự vật, thế giới không thể có một Phật nào, một chúng sanh nào có thể sở hữu. Vật đã không thể sở hữu, đem thân tứ đại tạo tác trên vật tức là vật tạo tác hành sự trên vật cũng chỉ thuộc cảnh, lên thế giới. Dù ngỡ rằng do thức ý quyết định.
Nếu ăn hạt cơm, ngỡ chủ ý quyết định bởi ngã (thức ý) mà không biết chưa từng làm tổn hao dù một vi trần của thế giới.
Vật vật – sự vật không thể sở hữu, tạo tác đồng là việc trong mộng.
Niệm kinh, trì giới, lập hạnh, lễ bái, … cho đến ngồi thiền lấy ý diệt ý mà ý vẫn còn, giữ tâm phẳng lặng chỉ là cái tịnh sanh từ động của cảnh tiền trần, có gì dính dáng. Cho dù có vào tận tiềm thức, nhìn thấu nơi thức lưu chú thấy biết như thật các kiếp hàm sanh thì cũng chỉ là nghĩ nhớ những giấc chiêm bao, có gì là thật.
Chính vì thế nên có pháp vô ngã, Thế tôn chỉ giảng rõ tất cả vật không thể sở hữu, mọi pháp thảy do thức ý sinh khởi tạo tác trên cảnh, thì đồng với lông rùa sừng thỏ nào đâu có thật. Pháp pháp thảy vô ngã là nghĩa này!
Nếu lại diệt 7 thức lại đồng vô ký, vì 7 thức chẳng thể diệt (kinh Thủ lăng nghiêm). Nếu diệt ánh sáng khi nguồn sáng còn thì thảy là trốn nắng giữa trưa. Đem bóng đuổi bóng.
7 thức chính là chỗ hiển bày của tâm kia. Chạy theo ngôn thuyết và hành sự không ra ngoài vọng tưởng thành 7 thức điên đảo. Tập nhiễm huân tập như lai tàng thành thức lưu chú.
Nơi mắt thấy rõ ràng há cần vọng sanh đẹp xấu, nơi tai nghe thì tiếng tiếng là tiếng Phật lại vọng khởi thanh trọc. Nơi thức ý nếu chẳng chạy loạn (vọng sanh), thì trời quang mặt trời rõ ràng sáng giữa hư không.
Lại có kẻ tu tập ba thừa gọi là tạo nhân sanh thành Phật. Phật đó là phật gỗ, phật đất chỉ có hình tướng, dù ngộ trên kinh văn thì chỉ là ngôn thuyết khi tánh chẳng thấy thì đồng ma thuyết.
Nếu lại bảo Phật tâm vốn thật có, tu hành ba thừa như xua mây nên ánh mặt trời tỏa sáng (tánh tự hiện) cũng đồng mà thuyết. Ngôn thuyết và tạo tác chính là làm mây che khắp tam thiên thế giới. Tột yếu chỉ của Phật tổ:
“Tuyệt đường ngôn thuyết, bặt nơi tâm hành” đã rõ rồi vậy.
Tâm không thể thấy, cũng không thể biết. chư Phật ba đời trọn không thấy tâm cũng không biết tâm nên gọi sáng tâm (minh tâm).
Nhưng tánh thì thấy được những cũng chẳng có chỗ để biết. Nên gọi kiến tánh.
Chỉ vì người không chịu nhận, nhìn ảnh hiện của cảnh mà quên gương. Chẳng rõ cái sáng lặng lẽ của gương vốn không đẹp không xấu (cũng chẳng sáng chẳng tối).
Chỉ vì người nhận vật vuông tròn nhọn bén nhỏ lớn mà quên mất hư không kia lặng lẽ. Tuy diệu dụng làm rõ vật, làm rõ ảnh mà gương kia không hề có tâm soi.
Tuy diệu dụng hàm chứa tam thiên đại thiên thế giới mà hư không kia chưa từng có dụng ý chứa, lấy bỏ vật nào.
Nếu nói ngã hay chơn ngã thảy đồng ma thuyết. Nói Phật, nói tâm còn chẳng cho hà huống nói ngã, chơn ngã hay phi ngã.
Từ xưa đến nay, pháp vô ngã mấy ai dám vào vì lầm lạc danh ngôn, cho dù hiểu pháp vô ngã lại trọn không biết làm sao tu pháp vô ngã. Pháp vô ngã thì không nói, không biết, không có chỗ hành, vô năng vô sở (*).
Muốn tu nhưng không sao dứt được thức ý tạo tác hoành hành, vốn dư tập đã sâu không thể dễ dứt. Nhưng nếu lại diệt thức diệt ý thì vĩnh kiếp lấp mất đường xưa.
Thế nên mới có pháp định huệ song tu. Thế mà Thế tôn mới cố chỉ rõ Như lai tàng thành thức lưu chú lại chỉ khiến người mê lầm lại càng thêm tăm tối. Trên thuyết giả lập lại cưỡng sanh ngôn thuyết, “trên đầu lại thêm đầu” chính là nghĩa này.
Nếu thức tự dứt nơi cảnh trần (tánh biết của thức mà không thêm) thì ý chẳng vọng sanh, dù nhãn nhỉ tỷ thiệt thân thức (5 thức) có vào trần mà chẳng nhiễm. 7 thức đã tự dứt thì tự tánh hiện tiền (không phải tự tánh hiện ra mà là thấy nó chưa từng che dấu), kiến tánh thì Phật tự hiện tiền (Phật tánh và Phật không hai).
_ _ _ _ _
* Vô năng vô sở: Năng là pháp, vô năng chẳng phải không có năng (khả năng) mà nghĩa là vô tác, vô hành. Vô sở: đã vô năng thì sở không thật có. Chứ không nghĩa không có sở.
Khi tiếp dẫn độ sanh năng mà vô năng (tịch), miễn cưỡng vì người dựng lập tất cả pháp (chiếu) mà không có sở vì chư pháp như huyễn.
Vô năng vô sở chính là nghĩa của tịch chiếu. còn gọi là song chiếu (chiếu mà thường tịch, tịch mà thường chiếu).

1 nhận xét:

  1. Tâm chính là thức nên gọi tâm thức, ý chính là tâm nên gọi tâm ý, …
    Khi tâm tịch (7 thức không vin theo cảnh tiền trần) thì 7 thức không dấu vết (chẳng gọi là diệt). Nếu diệt thì sao Thế tôn suốt 49 năm thuyết trên 300 hội.
    Khi tâm vọng, thì nơi mắt biết (giác – biết), giác biết là diệu dụng bị che lấp bởi nhãn thức: đẹp xấu, xa gần… Nên nói đến nhãn tức là nói khi mê. Nói đến tâm tức là ngộ.
    Khi tâm vọng, thì nghe biết, biết là diệu dụng của tâm (qua diệu dụng mới rõ là phật tâm, chẳng đồng vô tri kia) bị che lấp bởi vọng: thăng trầm, êm tai, chói tai, xa gần …
    Khi tâm tịch, thì 7 thức không vin theo cảnh mà loạn, đã không loạn thì 7 thức thể cũng không, 7 tức khi ấy không phải 7 mà gọi là 1, đó chính là tâm.
    Nhưng phải hiểu, 7 hay 1 là so lường của thức ý, chứ tâm vốn tự không tịch, không tướng không sanh không diệt không nhiễm không tịnh thì tối kỵ gọi là 1 (miễm cưỡng dùng từ). Khi ấy gọi là bảy hòa hợp mà thật ra không có hòa hợp gì cả, thể tự không tịch. Không thấy, không nghe . . . không nghĩ tưởng.
    Khi chết, 7 thức không theo thân mà diệt, vì nơi Như lai tàng do tâm vọng tưởng mà bị che lấp nên thành Thức lưu chú. Thức lưu chú này nhiếp thọ đủ 7 thức.
    7 thức không sanh không diệt. Một ví dụ như sau:
    Tâm như nguồn sáng (như đèn, lửa), ánh sáng tỏa ra (7 thức).
    Có nguồn sáng tức có ánh sáng, do thức ý phân biệt vọng khởi gọi nguồn là gốc (thể), ánh sáng là thân lá (dụng). Liền nơi một chơn (miễn cưỡng gọi là một) lại phân làm 2, nguồn và ánh sáng.
    Nếu đã không có ánh sáng dứt khoát không có nguồn, vậy sao gọi là 2.
    Nếu đã nguồn tất có ánh sáng nhưng do thấy tướng là hai (lửa – ánh sáng) nên không gọi một.
    Bình đẳng chính là nghĩa này (không một cũng không hai).
    Câu hỏi vốn từ “thức ý” sanh. Thảy thuộc về mê. Nếu có câu giảng giải rõ ràng thì vẫn chỉ có thức ý, đem mê đắp vào mê vẫn chỉ là ngôn thuyết.
    Phải chánh tín nơi tâm mình, khi mê gọi là trí, khi ngộ gọi là trí huệ. Trí huệ chính là Phật nên gọi Trí Huệ Phật. Khi tự không tịch thì miễn cưỡng gọi là thật (thật trí), khi chiếu (đối cảnh) trả lời cho mọi người thì Phật tổ chỉ dạy “dứt lấy đường tâm hành, bặt dứt ngôn thuyết”. Lời dạy đó gọi là quyền trí. Quyền và thật không một cũng chẳng hai.
    Ngàn kinh cũng chỉ ngăn chúng sanh đừng khởi vọng, vọng do thức ý nương theo trần mà sanh, chỉ vì người quen làm sao với “suy nghĩ – học – hiểu” tự làm mê tâm mình, nên Thế tôn phương tiện dựng lập ba thừa và giáo điển.
    Không tự ngay đó thừa nhận, thì phương tiện từng ngày một tu tập bỏ bớt thói quen học – hiểu – hành. Đó gọi là tiệm giáo, tu lần lần.
    Còn nếu ngay đó nơi cửa Tổ một đường thấu thoát, một gậy một câu tự dứt thì gọi là đốn giáo.
    Nhưng thật ra tiệm đốn không hai vì chỉ là phương tiện. Đã nương phương tiện tức là tiệm, nơi ngộ gọi là đốn. Tiệm đốn đều dứt (thức ý), phương tiện đã không vì chẳng có tâm học, chẳng có tâm hiểu, chẳng có tâm cầu, chẳng khởi tưởng, chẳng hôn trầm… mới là Phật đạo.
    Nếu khởi tưởng trên từ ngữ “Phật đạo” thì vẫn là ngôn thuyết hư dối của thức ý. Thế nên cổ đức có niêm “Phật là cục cứt của ông già Thích Ca”.
    Pháp thoại:
    1) Huệ Khả hỏi sơ tổ Đạt Ma: - pháp ấn của chư phật con có phần chăng?
    Tổ trả lời: - Pháp ấn chư phật không từ người khác mà được!
    2) Khi sơ tổ đạt ma hỏi các đại đệ tử, lần lượt các vị đều trình chỗ đắc. Chỉ đến nhị tổ Huệ Khả bước ra lễ bái, rồi lui về chỗ đứng. sơ Tổ liền thọ ký và trao y bát.

    Trả lờiXóa