Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

chú phá kinh Duy Ma Cật (2)



Đã thấy thần biến của đại thánh,
Phổ biến hiển hiện mười phương cõi.
Chư Phật thuyết pháp ở trong đó,
Tất cả chúng sanh đều thấy nghe.

1) Đã thấy thần biến của đại thánh,
Phổ biến hiển hiện mười phương cõi.
Chỉ thẳng trong (tâm) chẳng lìa ngoài (thức). Do vọng thấy trong tâm và cảnh mà không biết “ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức”. Khi tình thức dấy động thì toàn tâm là thức, trọn bị cảnh chuyển, bị các pháp trần chuyển, nhưng tâm kia rõ chẳng bị diệt mất.
Như hư vô và vật kia, nếu đã chấp có hư không thì nhất định vạn vật đồng hiện. Lại nhận vật mà sót mất hư không.
Nếu ngay đó mà nhận, thì vật và hư không chẳng phải đồng cũng chẳng khác, thức và tâm chẳng đồng chẳng khác. Thức là chỗ dụng của tâm (miễn cưỡng ví dụ), tâm là thể của thức. Nói thức là tâm thì được nên gọi tâm thức. Nói tâm là thức thì trái (kinh Thủ Lăng Nghiêm).
Như ánh sáng thì rõ biết có nguồn, ánh sáng hiển hiện và nhận biết qua vật, nếu không vật thì chẳng nói có ánh sáng nhưng nguồn sáng (tâm) chẳng thể bảo không.
Như ảnh hiện rõ biết có gương, ảnh hiển hiện và ai cũng thấy nhờ có vật, nếu không vật thì tánh soi chiếu chẳng hiện chẳng thể nói có (gương có tướng là hiện ảnh của vật), dù không vật chẳng thể nói là không gương.
Người đã ngộ nơi bản tâm, dù lìa cảnh mà thực ra nơi tự tánh kia chẳng đồng không, chẳng đồng vô tri kia. Trong tự tánh đầy đủ vạn pháp thế gian mà chẳng làm tổn giảm hay diệt mất tâm pháp. Trong tự tánh kia phiền não chẳng bị diệt thì bồ đề cũng không sinh. Bồ đề và phiền não cũng chính là tự tánh kia.
Khi đã ngộ nơi bản tâm. Ngoài đối với cảnh mà chẳng ngoài tâm kia, an nhiên tự tại. Với cảnh kia bảy thức chẳng mất, giác tánh làu làu, duyên đến liền có như ảnh hiện trong gương mà tánh gương chẳng sáng chẳng tối. Trong ngoài dung thông.
Ngay nơi đây, thật biết chánh pháp chỉ là tùy duyên, thiện pháp là phương tiện. Trọn không có sinh diệt, chẳng thể lấy bỏ (thủ xả) trọng không có thật đắc. Chẳng đắc pháp, chẳng đắc Phật, chẳng đắc quả. Tùy duyên mà thọ nhận hoặc vào chúng sanh, hoặc vào thánh vị, hoặc phật vị. Dù tướng có khác mà chỉ là mọt tâm kia.

2) Chư Phật thuyết pháp ở trong đó,
Tất cả chúng sanh đều thấy nghe.
Nơi đây nhắc lại ý trên, từ đây đến cuối kinh thường xuyên nhắc lại nghĩa này. Trong bản tâm (tâm) chư phật thuyết pháp (tâm pháp) lại chẳng có pháp khác, tâm kia chẳng phải hư vô.
“Tất cả chúng sanh đều nghe” là chỉ nơi cảnh (7 thức) chẳng bị diệt mất. Nếu ngoài diệt mất, cảnh thành không, diệt 7 thức thì thành vô tri vô giác, hủy mất đại bi. Hủy mất nhân thành Phật.
Hai câu cũng là yếu chỉ trong ngoài dung thông. Chẳng rơi vào đoạn diệt, dứt bặt lấy bỏ, ra ngoài dựng lập và phỉ báng. Chẳng phải không ngôn thuyết, thức đã chẳng diệt thì niệm chẳng diệt, niệm chẳng diệt thì ngôn thuyết chẳng diệt. Tất cả tùy duyên hiễn bày, chỉ có duyênsinh duyên diệt mà thôi. Hễ cứ khởi tưởng thường – vô thường, thiện ác, trong ngoài, có không thảy rơi vào tình thức thuộc mê. Chẳng diệt niệm thường vô thường, vô vi hữu vi, có không… tự tánh vẫn rỗng, chỗ diệu dụng chẳng thể nghĩ bàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét