Hay khéo phân biệt các pháp tướng,
Mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động.
Đối với các pháp được tự tại,
Cho nên đảnh lễ Pháp Vương này.
Thuyết pháp chẳng hữu cũng chẳng vô,
Vì do nhân duyên các pháp sanh.
Vô ngã, vô tạo, vô thọ giả,
Những nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.
1) Hay khéo phân biệt các pháp tướng,
Mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động
Đối với các pháp được tự tại,
Đây gọi là Phật
dụng, còn gọi là chánh pháp, tùy bệnh cho thuốc. Nhiều người lầm nghĩa nơi câu
“tột không ngã chơn” nên nhận nghĩa “có mà không thật” tự nơi tâm kiến lập
không, nơi cảnh biến đổi vọng lập vô thường, vô thường nên vô tánh nên móng
khởi nghĩa “không”. Hai câu, phật tâm chẳng đồng vô tri kia, khéo lập phương
tiện tùy phương tùy người; câu hai nêu rõ tôn chỉ tuy vạn pháp theo duyên sanh diệt
mà nơi đệ nhất nghĩa (tức nói nghĩa chân thật của bổn tâm) chẳng động tức chẳng
nhiễm nơi các pháp. Chẳng bị các pháp trói buộc.
Nên nơi Tứ diệu
đế, bát chánh đạo, thập nhị nhơn duyên … vốn là pháp giải thoát lại thành trói
buộc. Nếu chẳng chín chắn xem lại xem, liền là tà pháp.
2) Cho nên đảnh lễ Pháp Vương này.
Thuyết pháp chẳng hữu cũng chẳng vô,
Vì do nhân duyên các pháp sanh.
Thế nên đảnh lễ
là đảnh lễ pháp chân thật kia (phật pháp) còn gọi là pháp vương, tâm pháp chính
là vua của các pháp, nơi tâm pháp – trí bát nhã – phật trí – thật trí lưu xuất
tất cả vạn pháp.
Pháp mà Thế tôn
thuyết chỉ khiến người lìa tứ cú (có, không, chẳng phải có chẳng phải không,
vừa có vừa không). Phàm nếu thuyết mà khiến người sanh kiến giải hoặc có, hoặc
không… Đó là tà thuyết vì vô cớ trói buộc người nơi pháp. Thật không một pháp
khả đắc, thật không một pháp xứng tình.
Đức Sơn niêm
với Tuyết Phong: - Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.
Nên pháp trọn là
cởi trói, nên gọi giải thoát. Còn dưới cửa Tổ “trọn không thể nắm, trọn chưa
từng bị trói buộc, há cầu giải thoát”.
3) Vô ngã, vô tạo, vô thọ giả,
Những nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.
Vô ngã là pháp
vô ngã, nơi tâm không vọng động tưởng sanh các ác kiến: có không, lấy bỏ, thiện
ác, … thảy thảy đều từ tâm duyên theo cảnh.
Do duyên nên
trên vật thấy sự, trên sự lập lý. Vạn pháp đồng hiện cũng từ duyên sanh. Nhưng
ở đây xét có kỷ, chỉ có duyên sanh duyên diệt chứ cảnh, 7 thức, vạn pháp chẳng
diệt. Tâm chẳng đồng vô tri kia.
Vô tạo, chỉ nhắc
lại “bặt nơi tâm hành”, nơi pháp vốn tự trong sạch (pháp thế gian và tâm pháp)
chỉ vì móng khởi kiến giải phân biệt liền thành pháp trần cấu. Một niệm chẳng sanh vạn pháp không lỗi
là nghĩa này. Tu hành nếu chấp nơi hạnh thì đó là hạnh sinh diệt, nếu thuận bản
tâm thì hạnh không ngằn mé gọi là Phật hạnh. Tu hành nếu chấp vào có phép ngồi
thiền “quán tâm, quán tịnh” đó là nơi cảnh dựng lập “không”, dựng lập “tịnh” hư
dối.
Bổn tánh vốn tự
thiên chơn, chỉ do tâm duyên vọng động chạy theo cảnh liền bị cảnh chuyển. Ôm
lấy pháp thì bị pháp chuyển, đọc kinh tìm nghĩa là bị kinh chuyển.
Câu kế, xác lập
lại tâm chẳng đồng vô tri kia, nơi Phật dụng chẳng bỏ, chẳng diệt cảnh, chẳng
diệt thức mà vào ngu si. Nhân quả rõ ràng, thánh vị chẳng hoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét