Phật lực hàng ma từ nay khởi,
Kẻ đắc cam lồ Phật đạo thành.
Vô tâm, vô ý, vô thọ hành,
Mà được dẹp hết các ngoại đạo.
Thường chuyển pháp luân nơi Đại Thiên.
Pháp ấy bổn lai vốn trong sạch,
Trời người đắc đạo đó là chứng.
Tam Bảo vì thế hiện trong đời,
Dùng diệu pháp nầy độ chúng sanh.
Thọ rồi chẳng lui thường tịch lặng,
1) Phật lực hàng ma từ nay khởi,
Kẻ đắc cam lồ Phật đạo thành.
Hàng ma không phải là bọn ma quỷ mà
chính là tâm ma. Đại để nói tham sân si, nói gọn thì là vọng tưởng. Nói cho đủ thì chính là phiền não: lười biếng, bủn xỉn, hẹp hòi, cố chấp, giận hờn, sắc tướng, được mất, thủ xả … sắc không.
Xa lìa (xả) tất cả bệnh (trói buộc)
tức là hàng phục tâm ma tất cứu cánh niết bàn.
Người đời tạm thời bị vô minh (vọng
tưởng) che lấp bổn tánh thiên chân, do tâm vin theo cảnh tiền trần mà vọng sanh
tất cả trần lao – phiền não.
Ngay đó, không tự nhận bổn tâm,
chấp phải có pháp, có đắc… nên miễn cưỡng Thế tôn dựng lập tất cả pháp. Chúng
sanh ôm lấy pháp phương tiện lầm cho thành cứu cánh mà không hiểu đó là thuốc
khi bệnh. Vốn đang an làng khỏe mạnh uống thuốc thì cam lồ cũng thành độc dược.
Câu này trọn nói về tám vạn bốn ngàn pháp muôn phương tiện, lìa được thì đắc
tám vạn bốn ngàn trí tuệ. Phiền não dứt thì bồ đề hiện.
“Phật thì không thể được, quả vị
phật thì chẳng không”, Phật tức tâm nên chẳng thể có bổn lai là phật lại đắc
thêm một phật khác. Quả vị thánh thì chẳng không. Dù tịch mà pháp thế gian
chẳng vì thế diệt mất. Chớ móng khởi Phật thì không nhân quả, tu là dứt nghiệp,
là không còn gì cả… Miễn cưỡng nói Phật ra ngoài trói buộc, là đấng tối … Hiểu
như vậy cũng chỉ là mé thức ý dựng lập. Phật bất khả tư nghì, không phải trí có
thể đến, lời có thể hiễn bày.
2) Vô tâm, vô ý, vô thọ hành,
Mà được dẹp hết các ngoại đạo.
Vô tâm: Nghĩa là không thủ xả bất
kỳ nơi tâm (đừng ôm nghĩa không có cái tâm), gọi là vô sự nơi tâm. Nơi cảnh
tiền trần, tâm vin theo móng khởi thì trần lao khắp ba cõi. Nơi cảnh sanh kiến
giải, sanh ái thủ, kiến lập trắng đen, xa gần, đẹp xấu… có không. Đối cảnh phân
minh, đâu cần kiến lập, vạn pháp (pháp thế gian, xuất thế gian) tung hoành nào
đâu chướng ngại. Đói ăn (pháp), khát uống (pháp), theo chúng sanh nấu gạo thành
cơm (đâu phải vô tri) mà không có tâm thâm, sân, si nơi cảnh. Đây chính là tôn
chỉ của cửa Tổ “trọn không thể nắm” hà huống phải buông, thủ còn bất khả thì
lấy gì để xả.
Vô ý: Đây nói về sự tạo tác không
dừng của ý thức (nhãn thức, nhĩ thức , tỷ thức, thiệt thức, thân thức, thức, ý
thức). Muốn thấu cái nghĩ này, ngồi bình tâm (hay nằm) thảnh thơi, thoải mái,
thật nhẹ nhàng xem các dòng suy nghĩ của mình,sẽ thấy tác ý không ngừng nghỉ, chúng
sanh chúng diệt. Còn bình thường khi vào việc, nói đến con vịt thôi, thì trong
não sẽ liên kết tất cả mọi thức ghi nhận (sở thức) được, lúa bèo cho vịt ăn,
chuồng nhốt, nuôi mấy tháng thì làm thịt, làm thịt thì nhổ lông khó hơn lông gà
(liên tưởng) vì có lông tơ, nấu măng thịt chắc ngon hơn gà, nhưng thua vịt xiêm
(ngan)… chúng ta sẽ thấy ý thức này rạo tác truy cập mọi thông tin (sở thức)
nhanh vô cùng và cái miệng chúng ta không sao kịp.
Vô ý là không tác ý, như vào việc
người đời sẽ có lời khuyên, hoặc vì ích kỳ tư lợi cho bản thân hay vì vị tha
ích lợi cho người. Thảy thảy không ra ngoài lưới ma của “lấy bỏ”. Tất cả vô tâm
thì ý không diệt mất, tùy duyên, tùy ý thích của người mà dựng lập pháp tiếp
dẫn. Nhắc lại không được diệt ý, từ tự tánh thiên chơn mà lưu xuất (chiếu)
nhưng tự tánh vẫn rỗng rảng lặng lẽ (tịch). Thức ý là chỗ dụng của tâm.
Vô ý thì vào việc vẫn vô tâm không
cầu kết quả, tùy duyên chẳng thể nghĩ bàn. Việc qua rõ ràng vô vợ (không thủ
cần gì không xả). Nếu để tâm vương (ý tạo tác) thì mê.
Chỗ này chính là chỗ cho người tiến
tu (xem rồi lại xem) tu hành. Tu là tu nơi tâm chẳng tu nơi cảnh. Chẳng tu nơi
pháp phương tiện.
Vô thọ hành: Đã không tâm, không ý
thì rõ là không thọ nhận bất cứ pháp nào (pháp không sở đắc, đắc chính là thọ
rồi vậy, vì còn kiến giải). Hành cũng lại như vậy, co duỗi, buông nắm trọn
không có sở hành.
Có vật mới nắm, có nắm mới có
buông. Tâm kia đã không lấy gì thủ xả, thủ xả đã không cái gì là hành? Chính
đạo lý này là bặt nơi tâm hành.
Ngoại đạo, không phải là tôn giáo
khác. Ở đây, lầm lẫn tệ hại khi ôm nghĩa từ ngữ, chẳng thấu ý kinh. Thế nên
hiện giờ có bọn đầu trọc ăn bám, lừa đảo… dựa trên kinh văn liền đi bài xích
tôn giáo khác. Càng tệ hơn nữa đang có xu hướng của bọn học giả, đang sưu tầm
tính xác thực của kinh điển rồi phủ nhận những ngữ lục của các cổ đức và bài
xích công án. Nên nhớ, không chỉ có kinh điển nào từ miệng Thế tôn mới nhận
(chỉ là phương tiện, đâu có nghĩa thật) mà bài xích phủ nhận những cái khác.
Nếu lại lấy kiến thức có giới hạn mà xem xét pháp của Phật tổ để định tôn chỉ
thì quả là tai hại vô cùng. Nếu từ trí bát nhã thì rõ chẳng sai lầm. Nói thẳng
“tất cả lời của Thế tôn chỉ là phương tiện lưu xuất từ tự tánh, từ trí bát nhã,
từ Phật trí phương tiện tiếp người”. nếu chẳng kiến tánh mà rồ dại bài xích phủ
nhận thì chẳng biết 49 năm ông già Ấn độ chỉ giúp được có một Tổ Ca Diếp mà
thôi.
Ngoại đạo tức là sở thức. Năng sở
đồng hiện (sở có trừ, năng thì không, nhưng nếu đã không năng liền tịch). Nói
rõ hơn một chút năng là chỗ dụng của thức và ý. Thức là tâm nên tạm gọi là thể
(tâm không phải thức) năng là chiếu, Như nguồn sáng (thức) nơi không vật thì
ánh sáng (chiếu) chẳng dấu tích, chẳng thể gọi là có nhưng không thể gọi là
không.
Ngoại đạo tức là tất cả ngôn thuyết
dựng lập có thể sinh kiến giải – học – hiểu.
3) Thường chuyển pháp luân nơi Đại Thiên.
Pháp ấy bổn lai vốn trong sạch,
Trời người đắc đạo đó là chứng.
Tam Bảo vì thế hiện trong đời,
Chuyển pháp luân theo nghĩa Phật
học tôi không bàn, xin xem qua khi Thế tôn đến diễn thuyết hàng phục ngoại đạo
cho anh em Kiều Trần Như nơi vườn Lộc Uyển về Tứ diệu đế, tự rõ nghĩa này.
Chuyển pháp luân là định nơi phàm
thánh bình đẳng, Phật chúng sanh tâm chẳng khác, nơi mười địa (thập địa) là một
địa. Tất cả không ra ngoài lấy bỏ (thủ xả) lìa địa ngục vào cõi trời, bỏ thân
lừa làm thân người, chán chúng sanh mến phật, ghét phàm trọng thánh… Nơi đây
pháp pháp chẳng diệt pháp thế gian, chẳng trừ chánh pháp mà chỉ còn một tâm
pháp (một cũng chẳng cho nói, nói một liền thành hai). Chỉ còn phật thừa 9chẳng
có ba thừa).
Do nơi vọng tưởng như hạt bụi rơi
trong mắt, như kẻ nhìn qua kẻ vách chẳng thấy đại thiên thế giới, chẳng thấy
vạn pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp xuất thế gian thượng thượng thảy
đầy dẫy khắp pháp giới mà không người kiến tạo. Theo duyên hiện ẩn, chỉ có
duyên sanh duyên diệt mà vạn pháp chẳng diệt. Tự nơi bổn tâm, pháp ấy chẳng
hiện vì cùng tâm chẳng lìa. Diễn thuyết tâm pháp thì không ngôn thuyết, không
dáu tích đối đãi, không có chỗ hành, không có chỗ học hiểu vì vốn nơi tự tâm
của tất cả các loài hành sinh. Gọi là chuyển pháp luân.
Tâm pháp nguyên lai chẳng sạch
chẳng nhơ nên gọi trong sạch. Ví như hư không kia vạn vật có tướng xanh đỏ
trắng vàng, tròn méo, ngắn dài, lớn như Tu di, bé như vi trần dù đầy dẫy thì dơ
chỉ có vật dơ, sạch chỉ vật sạch, động chỉ có vật động, tịnh chỉ có vật tinh.
Hư không há sạch dơ, sáng tối, động tịnh được sao.
Từ nơi tam thiên này (ba cõi duy
tâm, vạn pháp duy thức) chúng sanh mê lầm, từ nơi tâm pháp, từ trí bát nhã, từ
tự tánh thiên chơn lưu xuất tất cả pháp, tùy bệnh cho thuốc gọi là chánh pháp,
tiếp dẫn người thoát ba đường khổ gọi là thiện pháp.
Chẳng diệt mất nhân quả, chẳng thể
bài xích thánh vị (cho đến Phật vị) lần lượt tu chứng qua các địa, chứng ngộ rõ
ràng.
Tam bảo (phật tâm, tâm pháp, tam
thân phật) vốn chưa từng che lấp nay được lưu bố qua các bộ tạng kinh, chư Phật
Tổ ba đời ra đời truyền pháp.
Hỏi: Các pháp như huyễn còn mất?
Trả lờiXóa* Hãy nhìn một cây táo, rễ cây không phải cây táo, thân chẳng cây táo, lá hoa không phải cây táo. Họp những cái không cây táo thành cây táo thật là vô lý. Nên cây táo có mà không thật. Do duyên cùng pháp thế gian mà sanh, mà nên.
Đến rễ cũng không thật có, do pháp do duyên họp mà thành.
* Pháp thế gian há vì người mà có sanh có diệt. Cây táo già chết, đốn chết nhưng hạt táo (có mà cũng không thật) lại tiếp nối theo pháp thế gian, do duyên họp lại nẩy mầm … thành cây táo. Lấy gì diệt pháp thế gian. Như lực vạn vật hấp dẫn có 2 vật có khối lượng là pháp liền có. Dù dẹp hết vật thì chẳng thể nói diệt các địnhluật vật lý, sinh học…
Chính nơi đây, tâm vọng động điên dảo kiến lập vô thường – thường. Trên sự biến đổi (biến dịch) thì gọi vô thường, nhưng rõ pháp thế gian và duyên vẫn còn tam thiên, vẫn còn thế giới thì đó lại thành nghĩa thường. Thường vô thường chỉ là kiến lập dỗ người. Hà huống có nghĩa thật. bệnh lớn là vọng thấy thế gian vô thường mà muốn dứt trừ để cầu cái hằng thường.
Hằng thường thì không đổi, vậy thế giới chết cứng, thế giới chết cứng cái gì là diệu dụng của tâm. Đến tâm nếu là hằng thường thì chẳng biến dịch lại đồng vô tri. Đâu chẳng nghe chuyển tam độc thành tam minh. Tốt nhất đừng có bám lấy tri giải. Thế giới, cảnh bất khả tri.
* Lại nữa, nhưng gì có thể giác chỉ là hình ảnh, chỉ là mô phỏng của não qua các giác quan. Như mắt nhìn thế giới qua cấu trúc riêng của loài người (khác cấu trúc mắt của ruồi, cóc…) được tái hiện lại (mô phỏng) của não ta được hình ảnh của thế giới. Trên ảnh mô phỏng mà kiến lập tri giải chẳng khác nào ảnh trong gương mà nói về vật làm sao đúng! Lại nữa, nếu giữa vật có khoản cách, nơi hình ảnh mô phỏng thế giới mà nói về khái niệm khoảng cách thì cũng chỉ nói là biết như thật mà thôi.
* Pháp phương tiện của Thế tôn dựng lập, cũng chỉ là nhơn chúng sanh tự mê nơi tâm mình, luống sanh tâm mà thành điên đảo, trôi lăn (mà Phật tâm kia chưa từng tổn giảm), nhơn vị kỷ mà lập vị tha, nơi sát sanh dựng lập phóng sanh… cũng đâu có nghĩa thật. Nơi tự tánh thiên chơn vốn chưa từng có ác tâm, chẳng sát sanh thì cái phóng sanh đó mà đắc thì đồng lông rùa sừng thỏ. Thật không đắc một pháp nào (kinh Kim Cang).
Tam giới chẳng vì ai mà diệt mất, các pháp thế gian như huyễn, vạn pháp phương tiện như huyễn. Trọn không có việc còn hay hết, trọn không có việc sinh hay diệt gì cả. Miễn cưỡng nói là chẳng diệt mất.
Chỉ có duyên sanh rồi duyên diệt. Chỉ có tâm vọng, chỉ có tâm vô thường sinh diệt chứ không có cảnh, có pháp, có thức nào diệt cả. Hãy tu nơi tâm, thấy được tánh, trong ngoài dung thông, … Cổ đức có niêm “hội muôn vật làm chính mình” chính là nghĩa chẳng có việc diệt cảnh, chẳng khởi vọng tâm tịch diệt là mất tiêu, là chết cứng, chẳng cầu lấy kiến giải thế giới còn mất, có không. Cảnh không lỗi, 7 thức không lỗi. Lỗi chỉ ở tâm duyên theo cảnh liền bị cảnh chuyển. Pháp chẳng lỗi, duyên theo pháp sanh kiến giải liền bị pháp chuyển.