Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Niệm Phật là thế nào?



1) Niệm Phật là niệm một danh tự, thay vì để tâm ý chạy loạn, tình thức dấy động (ý tưởng đến đi rất nhanh, sinh diệt tương tục). Niệm vốn không thể diệt, khi Thế tôn tại thế, mọi tham vấn của người đều nghe, đều khéo dùng ngôn thuyết giải đáp, rõ thấy thức không hề diệt mất, ngôn thuyết chẳng phải không.

Niệm Phật mà khởi tưởng một vị Phật, một vị Bồ tát thì đó là chẳng chơn, vì Phật (tâm) vô tướng.

Ngoài sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tự nhận đó là Phật? Nhưng niệm (trì niệm) nên gọi là thiện pháp. Thiện pháp như thuốc đắp ngoài da.

Niệm Phật mà không khởi tưởng (như niệm chú mà không hiểu cũng không thể hiểu) Phật thì đó là một niệm. Một niệm nguyên chơn. Nhưng khéo phân biệt sẽ thấy

Niệm “Nam mô a di đà phật”. Khi niệm “Nam” thì sót mất “mô di đà…” Liền thành trước sau 6 niệm sinh diệt, khó thoát khỏi lưới nghĩ nhớ.

Niệm mỗi “nam” lại thành độc tồn. Trước sau chống trái.

Nên người tu theo pháp “niệm” chớ ngại, niệm là để cột tâm một chỗ, tình thức tạm thời không dấy động. Niệm thuần thục thì tình thức bị trói vào niệm, đến ngày tình thức như hòa vào niệm. Niệm còn tình thức dừng (chẳng phải diệt mất).

Nhưng tình thức có logich theo duyên họp chứ không phải một từ một câu vô nghĩa, tình thức tự dứt vì không duyên nơi cảnh. Tình thức thật dứt nơi cảnh thì không còn gì để nói ngoài cái niệm như còn. Nếu tình thức tự dứt thật ra cái niệm còn mà trọn là chơn.

2) Niệm không có phước đức gì cả! Khéo dối người đời nên nói được phước mà chẳng rõ ý kinh. Niệm như mở hé cửa, cửa hé thì ánh sang tràn vào, do nghiệp quả tự mang nơi nghiệp thức, nay niệm thì ngay nơi thức ý được gạn đục (cái này mới thật nghĩa của gạn đục khơi trong của tu hành, mà không phải gạn cái gì cả, chỉ là đừng quậy tung lên càng thêm đục), tự nơi lòng an thì trí sáng, nghiệp thức nhẹ nhàng phước càng thêm (mà thật ra không phải phước gì cả, cũng có thể nói khó khăn tai ương chướng ngại giảm) hay hiểu cái ách phải mang tự mình bỏ bớt.

Người trì niệm, chư phật ba đời ngàn thánh mười phương hoan hỉ, như người lầm lỗi biết sửa mình liền được người thân gia đình khuyến phát. Người được cổ vũ sẽ được vui mừng. Nên gọi là được hộ trì. Điều này chẳng thể nghi ngờ.

Nhưng chớ có liều mạng nói bướng, nghĩ càn trì niệm tu hành qua hết tai nạn, Nơi sắc thân tứ đại Thế tôn cũng chịu đủ đói lạnh… Như đức Milarepa, ngài chịu nhiều khổ nạn và nhiều năm hoằng pháp trí huệ không ngằn mé, đại tự đại giữa nhân gian cũng bị đầu độc và vui vẻ tạ thế. Tu là tu nơi tâm chẳng phải để cầu phước cho kiếp nhân sinh trăm năm.

Cái sai lầm cũng là việc mê tín để bị người khác làm trò mê hoặc, là đưa ra một tấm hình, một bức tượng, một câu nguyên, nói phải niệm thì được phước, không niệm bị họa.

Phải hiểu niệm là niệm chính nơi bổn tâm, niệm chính là niệm Phật tâm của mình, niệm chính là tự dứt tam độc tham sân si.

Niệm chính là tự xác lập chủng tánh Phật, thoát khỏi ma chướng (noãn sanh), chúng sanh tánh (thai sanh), thoát lưới ái thủ (thấp sanh), thoát vọng động tưởng sanh của ý thức (hóa sanh), chẳng duyên nơi sắc tướng (hữu sắc), thoát chấp trước có (hữu tưởng), thoát chấp trước không (vô tưởng), thoát khỏi hai đầu chẳng có chẳng không, cũng có cũng không (phi hữu tưởng phi vô tưởng).

Lễ Phật cũng lại như vậy.

Lễ Phật nếu lễ lạy ở chùa, thì có gì cái tượng đất, tượng gỗ, vọng sanh kiến chấp, vọng thấy một kẻ ở trên mà hạ liệt tâm mình. Nếu như thế đừng lễ lạy ở chùa thì tốt hơn.

Phải hiểu, chẳng để đoạn dứt Phật pháp tùy duyên rộng độ chúng sanh, miễm cưỡng lập chùa là để duy trì chánh pháp. Từ chư Tổ truyền đời đến nay, chùa là cái khuôn để người tự vào mà tránh nghiệp dữ, bậc cầu pháp thì nương nơi đó tu hành.

Nhưng nếu tượng, chùa, kinh sách lại trở thành vật thiêng liêng thì y như thần đạo mê hoặc chính mình. Với tâm ý như vậy mà lễ lạy cúng đồ thì là pháp tà chẳng khỏi rước họa tai, chìm đắm u mê.

Lễ Phật chẳng có phước gì cả, lễ là lễ Phật tâm, là lễ Phật pháp. Dễ hiểu nhất là cho các thí dụ.

Bài tế cho chính mình của am chủ Diệu Phổ Tánh Không  “Than ôi! Duy linh, nhọc ta do sanh ắt lỗi khối đất, sai ta do sống ắt quấy âm dương, thiếu ta do nghèo ắt ngũ hành chẳng chánh, khốn ta do mạng ắt ngày giờ chẳng tốt. Chao ôi! Lớn thay! May có đạo xuất trần, ngộ được tánh của ta, cùng diệu tâm kia. Hẳn diệu tâm này ai hay làm thân, trên đồng chân hóa của chư Phật, dưới hiệp với vô minh của phàm phu, mảy bụi chẳng động vốn tự viên thành. Diệu vậy thay! Diệu vậy thay! Mặt trời mặt trăng chưa đủ là sáng, càn khôn chưa đủ là lớn, lạ lạ lùng lùng không chướng không ngại, hơn sáu mươi năm hòa quang lẫn tục, bốn mươi hai hạ tiêu dao tự tại, gặp người thì vui thấy Phật chẳng lạy. Cười vậy ư! Cười vậy ư! Đáng tiếc chàng thiếu niên, phong lưu rất tươi đẹp, thản nhiên đi về phó gió xuân, thể dường hư không trọn chẳng hoại. Lại mời! Sư liền cầm đũa gắp ăn. Bọn giặc cười to. Sư ăn xong lại nói: Kiếp số đã gặp ly loạn, tôi là kẻ rất thích sống, hiện nay chính là giờ tốt, xin mờimột đao hai khúc



- Đã thấy Phật vì sao chẳng lạy?

- Hội chăng?

- Chẳng hội.

- Nhà không hai chủ.

(Ngoài tâm không có phật khác. Lễ là lễ lạy tam bảo: Phật – pháp – tăng).

_ _ _ _ _

Thiền sư Văn Ích hỏi thiền sư Thiệu Tu:

- Có sai hào ly cách xa trời đất?, huynh hội thế nào?

-  Có sai hào ly cách xa trời đất.

- Hội thế ấy sao được?

- Hòa thượng thế nào

- Có sai hào ly cách xa trời đất.

Thiệu Tu liền lễ bái.

(Lễ lạy là lễ tâm pháp, chẳng phải lễ người, lễ Phật ngoài)

Xin phân biệt, lễ thầy, lễ cha mẹ, lễ người thi ân đó là an tình. Trọn không thể bỏ.

_ _ _ _ _

Sư Hoàng Bá ở thiền hội Diêm-Quan, đang lễ Phật trên chánh điện, có Sa Di (sau này là vua Đường Tuyên-Tông) hỏi :

- Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, Trưởng Lão lễ Phật để cầu cái gì?

- Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, việc thường lễ bái như thế.

- Cần lễ làm chi?

Sư bèn bạt tai. Sa Di nói :

- Thô lỗ quá thế.

Sư nói :

- Đây là chỗ gì mà nói thô nói tế!

Rồi bạt tai nữa.

Đó là ba lễ của Hoàng Bá (tuy mang hình thức là ba bạt tai, Việc thường như thế chẳng rơi vào không rỗng; Lễ thứ hai là đáp án chỗ nghi “cần lễ làm chi” vì chấp có chấp không; lễ thứ ba là không nương, không xứ sở cũng nêu bày trí bát nhã lìa xa chỗ thức ý hạn hẹp thô tế).

_ _ _ _ _

Cúng chùa mà cầu phước thì phước tuy đến một mà gieo họa mười cho bản thân. Đó là mua thần bán thánh lại là phát tâm cho tà thần. Cúng dường cho người tu hành là ủng hộ chánh pháp, chiêu quả không chỉ là phước mà còn là cơ duyên gặp Phật.

Nơi một niệm vô phân biệt là cúng dường chư Phật ba đời nhiều hơn số cát sông Hằng. Đây mới là yếu chỉ.

Nhưng nay bất đắc dĩ khuyến cáo mọi người. Hiện không còn biết có đến bao nhiêu người khoắc áo cà sao:

* Không học hành, không có chí lập thân, làm biếng nên tu trở thành nghề mưu sinh

* Có dụng tâm chính trị, ta nhận ra không khó khi thay vì thuyết pháp theo các bộ kinh thì chỉ nói về phép đối nhân xử thế và đạo đức xã hội cũng như nói về khổng học. Thậm chí tuyên truyền ca ngợi Đảng và Bác!!!! Sư tăng còn thọ ký cho cả Hồ chủ tịch là bồ tát, là phật!!!!

* Ham danh tiếng “thiền sư”, biến Phật pháp thành triết học, thành lý thuyết rồi đăng lên YouTube, ghi ra đĩa DVD, dùng các mánh khóe quảng cáo trên các trang mạng như FB.

* Thu vén tiền của nhờ các thủ đoạn quảng cáo bản thân, thông qua viết các sách giảng giải kinh điển (còn biên dịch các kinh điển mà thực chất là lấy các bản dịch thuật của người trước, thay cách hành văn…) rồi in ấn tràn lan, khéo ma mị ngôn từ làm lầm lạc kẻ hâu học, xuyên tạc hủy báng phật pháp.

* Dùng chùa tổ chức việc thiện xã hội, đã có tăng sư lợi dụng việc này mà thu vén, ăn cắp tiền của người quyên góp. Lợi dụng bá tánh làm cả việc phục vụ cho sinh hoạt của stăng sư (làm biếng đến vậy, tự được đứng lên đầu người nuôi dưỡng mình).

* Hiện các tăng sư lạm dụng lòng kính ngưỡng Phật của bá tánh, lừa của, hại người, ăn chơi, phá hoại giáo lý phật giáo… rất nhiều.
Tôi góp ý, đây là phương pháp cực đoan nhưng phù hợp vào thời điểm này! Nên ở nhà lễ Phật, nên dùng tiền lo cho người thân, tùy theo khả năng nên chia sẻ cho người già neo đơn khốn khó, cho những mảnh đời bất hạnh . . .trong khả năng có thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét