Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Giai thoại cụ Chu: Hành vi độc ác và tâm ác



Có một gia đình, chồng là Lý Nhân, dòng dõi hiếm muộn từ cha ông, mà đã từng lúc có 2 con trai nhưng chỉ còn một, nên chàng lập gia đình sớm theo ý cha mẹ. Quả vậy sau tám năm vợ chồng mới có đứa con trai. Tất cả vui mừng, hai vợ chồng cảm ơn trời phật và cùng nhau thệ nguyện làm việc thiện.
Vì không khá giả gì nên tùy khả năng giúp người nhưng chẳng bao giờ quay lưng lại với phụ nữ có con nhỏ và nhất là trẻ con.
Tưởng như cuộc đời trôi qua cùng với quê hương vùng Hà Tỉnh thường có mưa lũ hằng năm. Đứa con trai Lý Thiên Phúc 15 tuổi lâm nạn qua đời.
Nguyên Trần Khoa vốn mồ côi, mù chử từ tấm bé đã cơ cực đi chăn trâu và sống nhờ vào tấm lòng cưu mang của hàng xóm cũng nghèo khổ nên Khoa rất cơ cực. Nhưng trời bù đắp Khoa vốn to lớn sức khỏe hơn người. Năm 17 tuổi, chàng nghe lời bọn người trộm cướp đã cùng chúng thỉnh thoảng đi cướp của người qua đường nơi vắng vẻ.
Hôm ấy, Lý Thiên Phúc đến viếng tang lễ nhà bạn ở xa, trên đường về bị chận cướp, trong lúc xô xát Khoa lỡ tay giết mất Nhân. Tỉnh rượu, Khoa chẳng biết làm sao thì cả bọn bị bắt. Họ đều chỉ Khoa là kẻ sát nhân.
Vào thời nhiễu nhương, luật pháp nhà hậu Trầu rất khắc nghiệt nên hầu như Khoa rất khó tránh khỏi cái chết. Vợ chồng Lý Nhân vốn người nhân từ, dù rất căm giận kẻ bất lương nhưng khi biết qua thân phận kẻ mồ côi thất học, cố nén lòng đau thương, tự nghĩ trời hiếu sanh và mình cũng tu hành theo phật nên đã làm đơn khản thiết tha cho Khoa con đường sống.
Dù vào lúc các quan tàn ác vơ vét của cải nhưng vẫn có có vị quan tốt. Ông nghĩ, vợ chồng Lý Nhân vốn là người tốt, làm việc thiện cũng nhiều, nay lại bỏ qua lòng xăm giận và nén cả đau thương để xin tội, ông không nỡ trái ý. Nên để cho vợ chồng Lý Nhân thỏa điều thiện nguyện.
Khoa lúc ấy đầu óc tối tăm chỉ còn hoảng sợ cái chết sẽ đến. Nhưng đến khi xét án, cậu chỉ biết thú nhận và cúi gục đầu. Nhưng đến khi nghe tuyên án, chàng sửng người khi biết gia người người bị hại lại xin cho mình thoát chết. Chưa bao giờ chàng được ai yêu thương, vậy mà trước tử môn quan chàng lại chứng kiến điều không thể tưởng. Trong trí óc mê muội tối tăm như một ngọn đèn từ xa, rất xa cũng giúp người tìm được dường đi.
Khoa bị khảo hình và đi đày.
Suốt mười năm tù tội, Khoa tự cải biến mình. Thâm tâm chẳng bao giờ quên tội ác mình đã gây, ngoài việc dố chết sức làm việc nhọc nhằn để quên nghĩ, như để tự hành hạ bản thân, chàng sống trong câm lặng nhưng lại quyết học lấy chữ. Người tù nào dạy chàng chữ chàng cúc cung tận tụy hầu hạ. Nhờ tính nết hiền lành ẩn nhẫn, siêng năng nên các quan coi tù cũng nới dân và không dùng hình với Khoa nữa. Sau đó, một vị quan thấy chàng siêng năng nên nhận chàng về làm đày tớ cày ruộng cho ông chẳng khác nô lệ suốt 5 năm, bù lại quan cho chàng có cơ hội được xóa án trước hạn kỳ.
Lại nói về Lý Nhân, họ hàng vô cùng buồn khổ vì e rằng tuyệt tự, vợ Lý Nhân cảm thương cho cha mẹ chồng và không muốn họ Lý tuyệt tự nên cố dỗ chàng lấy lẻ. Bị thúc ép ông phải lấy thêm vợ và như trời thương người có tâm, may sao Lý lại có đến 3 đứa con hai trai một gái.
Vợ chồng Lý Nhân tuy không giàu nhưng thường xuyên bố thí khắp vùng, tiếng lành đồn càng xa.
Thế rồi, vào một ngày vợ chồng cùng các con về Hà Tỉnh thăm quê. Còn Trần Khoa cũng mãn hạn tù gần năm, chàng lặng lẽ về Hà Tỉnh sống cũng để tâm tìm gia đình Lý Nhân. Chàng siêng năng làm việc và cũng luôn giúp đỡ mọi người. Chẳng ai biết chàng, chỉ biết người đến lập nghiệp hiền lành trầm tính, rất hiếm khi mở lời, làm việc ngày, đêm đọc sách. Họ đoán đời chàng hẵn gặp chuyện không, có hỏi chàng chỉ cười buồn bã rồi lãng nên họ không dám hỏi thêm.
Chẳng phải cơ trời dun dủi, ngày gia đình Lý Nhân về quê bất ngờ bị mưa ồ ạt nhiều ngày cơ hồ đất trời tối tăm gây thành lũ lớn, Bao người bị nạn, thanh niên và quan cho lính lệ dùng tất cả thuyền gỗ đến cả bè chuối cứu giúp người. Trong đó, Trần Khoa luôn là người đi đầu và hầu như chẳng hề biết sợ và mệt mỏi.
Nhiều người lo lắng làm sao khi Trần Khoa cơ hồ cố tìm cái chết. Nhưng vẻ lầm lì kỳ lạ khiến nhiều người thương quý cũng phải nín bặt.
Ngôi nhà Lý Nhân bị cuốn trôi, cả nhà bị cuốn vào dòng nước lũ vô tình. Nhưng Trần Khoa lại luôn theo sát nên đã kịp thời đến giúp. Năm con người đánh vật với nước xiết dù đều biết bơi nhưng sức người nhỏ nhoi làm sao, thế rồi Khoa như kẻ điên cuồng, chàng như lao vào dòng nước, từng người được chàng dìu đến chiếc thuyền con cột neo vào gốc cây lớn gần nhất ở đó.
Trời như thương cảm gia đình người phúc hậu nên cả nhà may mắn thoát chết. Trần Khoa đã đưa mọi người đến nơi an toàn. Và chính khi ấy, giọt nước mắt của chàng đã giữ lại trong tim được trào ra.
Thấy lạ, sau khi lo cho mọi người khô ráo và ủ ấm. Lý Nhân dắt vợ con đến định dập đầu với ân nhân cứu mạng thì Trần Khoa đở lại không cho mà còn quỳ xuống dưới chân Lý Nhân mà khóc.
- Con là người có tội! Con chính là kẻ độc ác năm xưa … Con nay đã có dịp được quỳ xuống với lòng thành tâm xin bác và gia đình tha tội.
- Ân nhân ơi! Nếu năm xưa ta mù mắt vì oán hận thì hôm nay cả nhà ta chết cả! Người năm xưa trẻ dại tính tình bồng bột, lỡ tay thành nạn chứ không chủ ý. Người đã bao năm tù tội, thì tội kia đã đền. Hôm nay người lại ra tay cứu giúp, thật là ơn tái sinh. Xin ân nhân đừng làm vậy!
Lý Nhân nghẹn ngào, đở Khoa dậy và cả hai ôm nhau mà khóc. Lý Nhân khuyên bảo an ủi chàng, rồi cùng nhau về Chí Linh. Lý Nhân nhận Khoa làm con, Khoa từ đó, kính thờ cha mẹ nuôi và chăm sóc các em.
Lý Nhân cưới vợ cho chàng, nhưng chưa bao lâu thì vợ qua đời. Chàng yêu vợ và cương quyết không bước thêm bước nữa.
Đến khi Lý Nhân qua đời các em nuôi yên bề gia thất. Đến già Khoa đến xin làm ở nhà cụ Chu Văn An khi đó cụ Chu đã cáo lão từ quan.
Khi nhàn rỗi, Khoa kể lại chuyện cho cụ Chu nghe. Hôm sau, Cụ Chu đem câu chuyện kể lại cho học trò nghe và cụ hỏi:
- Ý các con thế nào?
Tất cả học trò đều thương cảm nhỏ lệ và đều khen cụ Lý Nhân là người có đức độ, khen lão Khoa là người biết hối cải và đã bù đắp còn hơn lỗi lầm năm xưa và là người trọng nghĩa. Riêng tội khi gây do lầm lỡ không cố ý nên thật là đã hết cả nghiệp tội rồi!
Cụ Chu chờ các trò nói hết ý, rồi người ôn tồn bảo:
- Các con học chữ mà chưa học đạo, các con nhìn áo mà chưa nhìn người. Riêng về tội của cụ Trần Khoa thì không đúng. Theo các con trong lòng cụ Trần đây có chút ác tâm nào không?
- Thưa thầy, không!
- Xem lại từ Lý tiên sinh vốn trọn lòng nhân mới vượt qua được oán hờn và đau thương để cho cụ Trần khi ấy còn trẻ một con đường sống, một cơ hội làm người. Vị quan xử án xưa chính thật là bậc hiền nhân, người đã nhận ra kẻ phạm tội vì thiếu suy nghĩ lại dốt nát, vượt ra hình luật dùng tình và lý để tha cho cụ Tràn con đường sống. Khi bẩm án lên trên hẵn đã hết sức khéo léo để không pahjm vào tội chẳng theo pháp mà xử luật hình nhưng khó tránh bị khiển trách. Lý là chẳng bó buộc vào luật chết cứng mà thuận với đạo lý nhân thiên, tình mà không lìa thiện ý vì người khác thì đó mới là thấu tình đạt lý.
Còn lòng cụ Trần không chút mảy may hệ niệm ác tâm nào thì cái gì là tội! Tội ác không phải ở hành vi, hành vi gây tội mà lòng không ác tâm thì gọi là lẫm lỡ; dù không gây việc ác mà lòng dạ bất nghĩa vô nghì thì đó mới là kẻ ác. Lão Trần ơi! Lão không có tội lỗi gì cả mà ngược lại lão là người đầy đủ thiện tâm.
Trần Khoa quỳ dưới chân cụ Chu mà khóc:
- Nhờ ơn thầy dạy bảo, đến hôm nay con mới thật sự giải tỏa hết lòng mình. Từ nay con mới biết con chẳng những đền xong lỗi lầm ngày xưa và con thật không hề là người ác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét