(Phẩm Phật quốc)
Trưởng giả Bửu
Tích liền tụng bài kệ trước Phật rằng:
Mắt trong dài rộng như hoa sen,
Tâm sạch đã vượt các Thiền định.
Tịnh nghiệp lâu đời chẳng kể xiết,
Tịch diệt đảnh lễ dắt chúng sanh.
1) Tâm sạch đã vượt các Thiền định
Thường các kinh
văn ngay đầu kinh đã nêu đủ ý toàn kinh (chẳng có tâm khác cũng chẳng có
pháp khác).
Đây là tán thán
của Trưởng giả Bửu Tích, trước tán sắc thân Thế tôn qua đôi mắt, kế “Tâm sạch đã vượt các Thiền định” đã nêu
bày tâm. Thiền định nói từ sơ thiền đến diệt tận định. Vượt các thiền định tức
tròn đầy nơi bản tâm (bản giác) chẳng bị trói buộc vào thiền vào định. Tự tánh
là ra ngoài mọi ngôn thuyết và sở hành.
2) “Tịnh nghiệp lâu đời chẳng kể xiết”
Chỉ rõ chỗ chấp
của chúng sanh cũng là phương tiện tu hành, vọng thấy Thế tôn qua vô lượng kiếp
làm sạch nghiệp ác và thiện (từ vô số các cõi nước, tức ba cõi).
Cũng nêu rõ việc
tu hành từ mê đến ngộ chẳng có khoảng giữa (bất khả tư nghì, không thể tính,
không thể đo lường, suy tính mà được). Nếu chấp có tu hành (tạo tác) thì ai
cũng đếm được số kiếp sinh tử. Kiến tánh, ngộ nơi bản tâm thì không có thể tính
“tu vô lượng kiếp, ngộ trong sát na”. Chính trong sát na đó siêu vượt mọi hạn
lượng tính toán, Lục Tổ nói “ngọn đèn vừa thắp xua tan ngàn năm bóng tối” chính
là nghĩa này. Người tu hành chấp trước thì tính toán so đo, vọng tưởng tu hành
nhiều kiếp sẽ đắc mà không biết rằng, xưa nay đã là Phật, người tu hành chỉ cần
thôi mặc chiếc áo súc sanh, người, thánh mà hãy là người thửo xưa (bản giác).
Đó là tôn chỉ duy nhất.
3) “Tịch diệt đảnh lễ dắt chúng sanh” nơi
đây có chút vấn đề về dịch thuật, từ chữ phạn sang chữ Hán, từ chữ Hán sang
tiếng Việt, thật khó thoát ý.
Đây nói về bậc
đại giác, chẳng phải lễ Phật khác mà lễ chính là lễ thủy giác (Tịch diệt), bản
giác và thủy giác bình đẳng.
Bản giác là tự
tánh thiên chơn, dùng trong mọi trường hợp du nơi cảnh mà chẳng có tâm duyên,
dù cảnh dứt mà chẳng có tâm dứt (gọi là không tâm).
Thủy giác là
tánh tự tánh thiên chơn khi không có thế giới, không có ta, không có người, tự
tánh dứt bặt thì làm gì có ai nói, ai nghe, ai biết. Còn gọi là bản giác lúc
ban đầu (khởi thủy).
Câu “Thủy giác
tức là tối thắng” Thủy giác không lìa bản giác, người tu hành khó khỏi bệnh
vướng trần lao phiền não, khó tự dứt thế giới, lo sợ về không (không gì cả,
diệt hết, chẳng còn gì) là biến mất vĩnh viễn. Nếu nói “còn” chẳng hóa ra lại
là dây trói buộc. Chính nơi đây là điểm sống chết của hành giả. Các kinh dại
thừa luôn nhắc “nghe mà không kinh sợ” chính là nơi này.
Đã chánh tín nơi
tâm mình một tánh thiên chơn, chẳng vì thế giới có hay không mà bị trói buộc mà
cầu giải thoát. Phải thật chứng ngộ nơi bản tâm mới thoát khỏi lưới nghi.
Thủy giác chính
là tối thắng, là một lời cảnh tỉnh, hành giả phải thẳng đến chỗ tận cùng. Đừng
nghi ngờ lời chư Phật Tổ, dù chứ Phật Tổ chẳng thể làm ai ngộ, chỉ có thể
khuyến phát hành giả mà thôi.
Lễ là lễ thủy
giác, thủy giác mới thật là vô tướng nên không thể lễ lạy, lễ thủy giác cũng chính là nghĩa
chẳng lìa nơi thủy giác.
Từ đây nơi bản
giác (thủy giác bản giác không hai) lưu xuất tất cả phương tiện để tiếp dẫn
chúng sanh. Phân biệt rõ ràng Phật – chúng sanh mà chẳng rơi vào kiến chấp.
Chúng sanh Phật, phàm thánh thảy như huyễn, đến cái biết (giác) cũng chỉ nói là
biết như thật!
_ _ _ _ _
Chú phá: Các
kinh văn thường được các sư trước giảng giải các sư sau học là học nghĩa, vừa
là làm rõ từ ngữ riêng có của Phật pháp (tâm, pháp, vô ký, ngũ uẩn…) và đem cái
hiểu, cái biết của bản thân hay được học từ các bạc tiền nhân. Cốt làm rõ
nghĩa.
Nhưng từ trước,
các Tổ các bậc Thiện tri thức không bao giờ diễn giải kinh điển.
Các vị tăng thì
chỉ cố biên dịch sao cho thoát nghĩa như sư Trần Huyền Trang…
Về sau, các vị
giỏi hán văn cố giải nghĩa kinh văn. Đây là việc làm nguy hiểm tai hại vô cùng, vì sai
lầm trên danh ngôn mà làm lầm lạc kẻ hậu học. Câu chuyện “con chồn của Hoàng Bá”
là một điển hình. Hạ ngữ sai lầm khiến kẻ hậu học sanh tâm ôm kiến giải mà phải chịu
500 năm làm kiếp chồn.
Chú phá: Cũng là
một phần nghĩa chú giải, nhưng phá (không phải phá hoại) là trừ, trừ mọi thứ có
thể nắm được, không một pháp có thể đắc, không một huyền nghĩa có thể nhận,
không một Phật cần để thành, không thật có trói buộc, không cầu giải thoát, …
nên gọi là phá. Chẳng lìa kinh văn nhưng trọn không một chữ, một nghĩa có thể
giữ. Mượn ngôn thuyết lìa ngôn thuyết, mượn hành đạo mà chẳng có chỗ hành.
Miễm cưỡng nói,
chỉ thấy vật mà xót mất hư không kia!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét