Hỏi:
Phật giáo với thực hành tu “xả” mang tính tiêu cực, nên phần đông các quốc gia theo đạo phật nghèo phải không?
- Đúng! Các nước theo Phật giáo thường chậm phát triển kinh
tế khoa học kỷ thuật hơn và mang tính ù lì khi trước các cuộc thay đổi xã hội
cần hướng đi mới.
- Không đúng! khi cái hiểu về xả sai lầm, mà những người
theo đạo phật đều tu học chữ xả.
Phật pháp hướng người về cách sống tích cực. Nên đạo
phật không làm trì trệ mà cũng như Tin lành, công giáo … luôn nhắm đến sự công
bằng và phát triển xã hội, nhưng không bao giờ lìa gốc từ bi.
Chính từ bọn sư tăng trên danh lập nghĩa, tự cho mình tu
hành theo Phật, cho chúng sanh ngu dốt nên thay vì tham học nơi đại thừa pháp
lại tự dối mình, tu hành với lập giới giữ hạnh, tụng kinh phật sau ba tăng tỳ
kiếp sẽ được chư phật “cho mình làm phật”, khổ tu tiệm giáo.
Đây là gốc bệnh “xả cảnh chẳng xả tâm”
Nơi cảnh, việc bất như ý tự dối mình “hoặc do nghiệp, hoặc
học lấy chữ xả cho thanh tịnh” mà gốc “tham si nơi tâm” chẳng trừ.
1) Xả của hàng sơ cơ: Việc như ý thì vui mừng, việc bất như
ý thì tự rước phiền não (vì cảnh đâu phiền não chỉ có tâm phiền não, đâu có cảnh mê chỉ có tâm mê, đâu có pháp vọng mà chỉ có tâm vọng). Tự cho
rằng xả là quên, là bỏ qua viẹc quá khứ. Liền được thư thái an vui.
2) Xả của hàng độn căn: Thâm nghiên kinh điển, xem xét thấy
A có từ những cái không A, cả cái không A cũng từ những cái không phải là không
A. Suy đến các vi trần. Vậy vật A, sự A vốn do duyên hợp và pháp thế gian mà
thành mà hoại. Hư dối vọng lập giả, xả giả (bỏ giả) mà cầu chơn (nhưng chơn là
cái gì?). Đâu biết giả chân đồng hiện vọng chấp nơi tăng ngữ chẳng lìa mé thức; phiền não bồ đề không
hai chưa rời tự tánh; mê ngộ vốn thật đồng nguồn nơi bản tâm. Dù có phước bỏ
thế gian mà sanh vào cõi phúc cũng chỉ là sắc tướng, chỉ là do nghiệp thức và
nhân quả chiêu quả, hết phước lại rơi vào đường dữ. Vọng cầu Phật mà chẳng biết
ngoài chúng sanh thì không thể có phật.
Quán tâm quán tịnh, ức chế tâm thức, đè nén thức ý, nơi thân
và thức (7 thức) tạo ra các cảnh giới nhiệm mầu mà chẳng biết đó là hình ảnh mô
phỏng được tái tạo khi A lại da thức cấu nhiễm sinh tử qua các cõi trong tam giới.
Ôm lấy bóng của bóng của cảnh cho là thực. Xả bỏ cảnh mà
chẳng biết nội tâm như làn sóng bủa. Dựng lập đó là chân.
Từ đây lạc vào hữu tưởng. Tạm dùng câu “vạn biến như lôi
nhất tâm thiền định” để chú phá nghĩa lầm lạc của người tu quán tâm quán tịnh.
“vạn biến như lôi nhất tâm thiền định” người đời hiểu sai,
ngỡ đây là hạnh, là tinh tấn của người chân tu. Dù ngoại cảnh biến động thế
nào, vẫn cố giữ tâm tịch lặng. Chẳng rõ chính do thức ý nhơn động lập tịnh hư
dối, nhơn sóng mòi tạo tác của y như dòng thác lớn không dừng vọng lập lặng hư dối.
Ngay đây nói thẳng, ông già Ấn độ Thích Ca 49 ngày ngồi suy tư, dồn hết tâm lực
giữ tịch lặng hư dối, cố phá tan màn vô minh tăm tối và mém chết thành ma hồ
đồ.
3) Xả của người tu hành: Chính khi sức đã cùng, lực đã cạn,
trí đã kiệt, thức ý vô dụng buổi sáng bình minh hé mắt nhìn mặt trời “vô tâm
một lúc tự khắp”. Chính khi ấy, Thế tôn chẳng còn cầu tìm chân được nữa, chẳng
còn có thể nương gá vào bất cứ kiến giải nào nữa. Vô tâm trọn vẹn, nhắm mắt chờ
chết như kẻ rồ dại muốn nấu cát thành cơm. Chính khi vô tâm, chính khi ấy, tự
tánh tự hiện chẳng do công quán tâm quán tịnh, chẳng có vọng tưởng điên đảo xả
bỏ giả mà giữ lấy chân, chẳng lìa ba cõi mà trí bát nhã không ngằn mé vốn có
chẳng đợi ai cho.
Vậy nghĩa vạn biến
như lôi nhất tâm thiền định là thế nào?
Pháp thế gian tung hoành chẳng do người lập, thấy nơi vật và
sự theo duyên thành hoại chẳng phải thật chẳng phải giả. Nếu thật thì bất biến,
nếu giả thì hoại mất thế gian, hoại cả chúng sanh, hoại cả chánh pháp, hoại cả
tâm thể.
Người tiến tu tu nơi tâm mình, xem lại xem các niệm niệm nối
tiếp nhau sinh diệt không ngừng, rõ nó vốn từ tập nhiễm (sở đắc) của thức từ
cảnh mà có, chẳng sanh tâm diệt thức, chẳng sanh tâm diệt ý tạo tác, chẳng sanh
tâm tìm hiểu vọng từ đâu mà đến cũng như diệt đi về đâu vì trọn không thể được,
chẳng sanh tâm cầu tịch lặng, chẳng thủ chẳng xả, chẳng tất cả mọi thứ, đến
tâm chẳng còn gì cả gọi là thiền định.
Chỉ như vậy, liền rõ nhất tâm xưa nay viên mãn, không phải
hữu vi vì không tướng, chẳng phải vô vi vì phật dụng hiện tiền, nhất tâm kia
luôn chiếu mà thường tịch. Vốn tịch mà thường chiếu. Chỉ ngay nơi 7 thức mà tu
hành mà ngộ lấy. Há có Phật Tổ nào ban cho.
Chớ cầu Phật vì dùng Phật làm gì? liền là phật chướng. Chớ
cầu pháp vì là pháp chướng (vạn pháp duy thức), chớ cầu ra ngoài ba cõi, chớ
diệt cảnh diệt thế giới vì là diệt Phật tâm (ba cõi duy tâm, tuyệt cảnh, tuyệt tam thiên thì Phật tâm là cái bóng rỗng).
Cứ cưỡng tu,
cưỡng hành theo kiến giải văn tự vĩnh kiếp ngu si.
Chính vì chẳng rỏ nghĩa Xả tức là vô tâm, vô tâm một lúc tự
khắp.
Còn nghĩa xả của người tu hành với thế gian là xả bỏ ích kỷ
mà mở vị tha, xả bỏ lười biếng mà cầu dũng mảnh, xả bỏ tham mà siêng năng làm
việc ra của cải bố thí, xả bỏ ngu si mà vì nhân quần xả hội mà học lấy khoa học
để cải thiện cuộc sống (há chẳng thấy ông già Thích Ca lấy thịt mình cho chim
cắt ăn mà cứu lấy con chim sẻ, mới thấy sinh mạng cuộc sống mọi sinh linh quý giá
biết bao), xả tính ngã mạn để biét nghe lời phải, biết tôn trọng người khác, xả
… những thói hư tật xấu chẳng phải là vun đắp thiện nghiệp cho bản thân mà là
chỗ hành của bồ tát. Xả chính là chỗ phật dụng của bổn tâm vậy!
(Con chịu lỗi với Thế tôn, vô cớ lôi người vào bụi rậm).
CHỈ VÌ BẠN MUỐN ĂN THỊT CHÓHÃY ĂN CHAY TRƯỜNG https://www.youtube.com/playlist?list=PLB0tvMaHQ-4r0J2DuF0wT40gUD88TpKvd
Được đăng bởi HÃY ĂN CHAY 4 Tháng 4 2016
Bóng xế lập lòe ngọn nến chong
Trả lờiXóaBắc nam một dãy biển muôn trùng
Gởi người hởi bạn đồng tâm ấy
Đường vắng chiều nghiêng bước lạnh lùng
Yêu em từ buổi hoa phong nguyệt
Xóatrần trụi trầm luân lúc tỉnh say
Chỉ một từ có hai mẫu tự: XẢ mà thực hiện cho được cũng vô cùng khó. Ai nói cũng hay, ai cũng muốn làm nhưng hiệu quả đến đâu thì không ai biết. Hihi.
Trả lờiXóaChữ Xả, xả trong chớ xả ngoài
XóaKhông nghe chẳng nói! một lừa hai (*)
Nhất tâm từ trước Oai Âm phật
Vạn biến về ngàn Ngọc Nữ thai
Đầm vắng vớt trăng trên dưới lạnh
Rừng hoang múa gậy trước sau dài
A tăng Tỳ kiếp hoài kham nhẫn
Gốc cội bồ đề một sớm mai
Nếu có chỗ hành thì hihihihi mệt lém. Trước sau không nhất định, tùy chỗ nắm buông. Nhưng mừ kệ người ta thích xả gì thì xả. Trung thủ cái chai, anh Hồng Ngọc giữ cái ly là được dzồi.
(*) Vua Ba Tư Nặc hỏi Phật:
- Trong Thắng nghĩa đế có Thế tục đế chăng? Nếu nói không thì trí chẳng nên hai, nếu nói có thì trí chẳng nên một. Cái nghĩa của một hai ấy là thế nào?
- Đại Vương! Ông ở kiếp Long Quang Phật trong quá khứ từng hỏi nghĩa này. Nay ta vô thuyết, nay ông vô thính, vô thuyết vô thính ấy là nghĩa một hay nghĩa hai?