Tịnh tâm quán Phật đều hoan hỉ,
Được gặp Thế Tôn ngay trước mình,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Đều cho Thế Tôn thuyết vì mình.
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Phổ biến thọ hành được lợi ích,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Hoặc có khiếp sợ hoặc hoan hỉ,
Hoặc sanh nhàm chán hoặc dứt nghi.
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Đảnh lễ Đức Phật đại tinh tấn.
Đảnh lễ bậc đặng vô sở úy,
Đảnh lễ trụ nơi pháp bất cộng,
Phần tán thán tiếp theo nơi pháp mà
Thế tôn diễn thuyết đều tùy nghi theo lòng mong cầu ưa thích, tùy chỗ vướngmắc
và tùy cơ cảnh nên tất cả đều được ích lợi. Nhưng bài thán không chỉ thuần nơi
pháp phương tiện và chánh pháp tùy bệnh cho thuốc cũng như chẳng hoại mất pháp
thế gian. Mà hơn nữa, ngay đây luôn tán thán về pháp bất cộng.
18 pháp bất cộng tuy nói kinh điển
có phân bồ tát thừa (thanh văn – duyên giác) và đại thừa. Nếu chẳng lầm chấp
nơi pháp thật có, có chứng có đắc thứ lớp thì nhận ngay ra nơi 18 pháp bất cộng
cũng chẳng ngoài yếu chỉ “phật tâm”.
1. Thân
vô thất: Thân không lỗi. Nơi sắc thân hội đủ tam thân phật (Lục Tổ Huệ Năng,
kinh Pháp Bảo Đàn, Hoàng Đôn bản)
2. Khẩu vô
thất: Miệng không có lỗi lầm. Tùy nghi tam thừa mà tiếp dẫn chúng sanh (kinh
Pháp Hoa, tam thừa là 3 cổ xe dỗ con thoát ngôi nhà lửa)
3. Niệm
vô thất: Ý không lỗi lầm. vô tâm (không có tâm láy bỏ, thiện ác, phải quấy,
giống chẳng giống, có không…) nên chẳng diệt 7 thức, niệm theo cảnh mà chẳng
điên đảo (Tất cả bậc thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng mà không có trước tưởng)
4. Vô dị tưởng: Không có ý phân biệt. Nơi bổn tâm thật vắng lặng (tịch) nên tuy chiếu mà chẳng sanh tâm phân biệt.
4. Vô dị tưởng: Không có ý phân biệt. Nơi bổn tâm thật vắng lặng (tịch) nên tuy chiếu mà chẳng sanh tâm phân biệt.
5. Vô bất
định tâm: Tâm luôn định (tịch). Đi, đứng, nằm, ngồi chẳng lìa tự tánh không.
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đã biết (sở kiến).
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đã biết (sở kiến).
7. Dục vô
giảm: Phát nguyện độ sinh không hề lười mỏi.
8. Tinh
tấn vô giảm: Tinh tấn không giảm. Vì tâm không nên không lui sụt, vì tâm không
nên chẳng tiến, tinh tấn đệ nhất.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Vì vạn pháp lưu xuất từ trí bát nhã, nên trọn không thiếu sót, cùng ba đời chư phật lại không có pháp khác.
10. Tuệ vô giảm: Trí huệ Phật không ngằn mé, không thể lường, không thể đến bằng thức, trọn không thêm thêm bớt.
11. Giải thoát vô giảm: Vì trói buộc không thể được nên là giải thoát chân thật.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Vì vạn pháp lưu xuất từ trí bát nhã, nên trọn không thiếu sót, cùng ba đời chư phật lại không có pháp khác.
10. Tuệ vô giảm: Trí huệ Phật không ngằn mé, không thể lường, không thể đến bằng thức, trọn không thêm thêm bớt.
11. Giải thoát vô giảm: Vì trói buộc không thể được nên là giải thoát chân thật.
12. Giải
thoát tri kiến vô giảm: Tất cả pháp (thế gian, nhập thế, xuất thế, mê, vọng…)
vốn đầy đủ nhánh giải thoát. Lời sơ Tổ Đạt Ma phó chúc nhị tổ Huệ Khả: Hễ được một niệm trở về cội nguồn thì đồng như bản đắc, sự âm thầm mặc
chứng sẽ muôn muôn ngàn ngàn.
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ý nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại:
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ý nghiệp đều tùy nghi chẳng lìa trí tuệ.
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại:
17. Trí
tuệ tri vị lai thế vô ngại:
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại:
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại:
Riêng với
ba pháp bất cộng, nếu theo danh ngôn ngữ nghĩa là biết quá khứ, hiện tại và vị
lai. (Dù Thế tôn ra đời xác nhận 3 nghĩa này thì tôi trọn không thể nhận)
Xin chú
phá thêm (chẳng bài bác nghĩa trên) dành cho người tiến tu.
*) Đoạn
tam tế: Quá khứ không thể được, Hiện tại không dừng, tươnglai không bao giờ
đến. Tất cả đều chẳng nói có vì không thể được, chẳng nói không vì tam tế hiện
tiền. Lìa tam tế tức là đoạn tam tế. Dứt bặt tâm tế nên gọi vô ngại.
*) Lìa
khỏi mé thức (chẳng diệt thức) hoặc loạn thì trí bát nhã tự hiện. Nơi thức gọi
là biết (sở thức), nơi trí bát nhã tùy cơ cảnh chiếu dụng không ngăn ngại. Nơi
trí bát nhã không vô cớ chiếu phá tam tế (quá khứ… vị lai) mà chiếu tất cả tâm
lượng của chúng sanh, thấu chỗ sở hành của vọng của chơn. Chính chỗ sở thức, sở
hành của chúng sanh chính là chỗ thấy của Trí bát nhã ở 3 thời tam tế.
*) Lìa
tất cả mê, ngộ, thức, trí bát nhã (vì tất cả do chỗ chiếu dụng mà hiện) gọi
là trí tuệ tam tế.
Đầy đủ 18
pháp bất cộng thì gọi là thấy Như lai ngay trước mắt (không phải nghĩa Thế tôn
như ma hiện hình trước mắt). Lìa mọi sắc tướng…
Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhân hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai.
.
- Thế nào là tứ vô lượng tâm?
Trả lờiXóa- Từ bi hỷ xả. Có hai nghĩa
1) Nghĩa thứ nhất:
Từ là lòng từ là lòng yêu thương, người tu hành phải biết yêu thương muôn người thì không hại người, yêu muôn loài hàm linh thì chẳng vì ích lợi cá nhân mà sát sanh hại vật. Từ thì cứu người giúp vật.
Bi là hướng về điều tốt đẹp và hướng thiện, hướng thượng. Bi thì giúp người vào thiện pháp, tôn kính tâm bảo.
Hỷ và vui mừng, luôn lấy hỷ bỏ sân vì ôm sân chỉ riêng mình khổ (ghét người thì tâm mình dằn vật muốn hại người mà hại được, cứ bức bối. Còn người bị ghét chẳng vì ta giận ta ghét mà bị phiền não bao giờ). Hỷ thì tinh thần hăng hái mẫn tiệp, hỷ vì luôn lấy luôn thấy điều tốt đẹp mà chẳng thấy chẳng lấy điều gây phiền não.
Nếu hỷ lấy trên ba la mật: bố thí, trì giới nhẫn nhục … trí huệ
* Người bố thí cho người khó, người ấy luôn được an vui, vì thuận bản tánh chơn thiện. Bước qua kẻ khó, người già trẻ con ai không thấy chính mình có lỗi dù chẳng ai trách.
* Trì giới bản thân luôn giúp người nhận ra đã thoát khỏi những việc làm ác do thói quen, do tư dục nên được vui mừng.
* Nhẫn nhục thì tránh được xung đột, chuyện va chạm bất bình thế gian đầy rẫy, nếu nhẫn nhục lại luôn đem được cái kết thúc an lành cho cả hai bên, vì phải trái chẳng vì mạnh được yếu thua mà hết. Nên nhẫn nhục luôn đem lại an vui.
* Tinh tấn, cố gắng bền bỉ, càng có cơ hội tỉnh tâm, càng được an nhiên vui vẻ thì cũng nhận ra những vi tế phiền não (tuy nhịn nhường mà thâm tâm còn bất mãn, tuy bố thí mà vẫn còn tiếc của hay tiếc mình không giúp được người nhiều hơn…). Tin tấn giúp người ngày càng vun đắp cho việc thiện, ảnh hưởng đến cả người khác bằng chính bản thân (không phải dừa đảo nói toàn trên miệng như bọn thầy chùa hiện nay). Càng tin tấn càng được an vui.
* Thiền định: Lắng tâm, buông xả dần việc đời tranh chấp hơn thua được mất…
* Trí huệ: Lần lượt qua các địa, tâm thần thư thái, lòng lắng long thì trí huệ sáng.
2) Nghĩa thứ hai:
Từ: là tánh vốn có của bổn tâm, Nương nơi cảnh nên lập từ và tình yêu thương, lìa cảnh gọi là đại từ.
Như yêu cha mẹ sanh thành thì từ biến thành tấm lòng của con; có con từ liền thành tình yêu vô bờ bến của cha mẹ, với mỗi người mỗi vật tình yêu thương này lại có tướng khác, đối với vật thì là ham muốn.
Từ đây phân biệt lòng từ chỉ những tình cảm tốt đẹp của người tu tứ vô lượng tâm. Ngay nơi đây nó có chung một tên (vô lượng tâm).
Từ tức tình cảm chẳng lìa tánh thiên chơn, chẳng lìa bản tâm. Tiến đến vô lượng là chẳng ngằn mé, vượt ra khỏi thức ý hạn hẹp, phân biệt so đo. Đây chỉ tình yêu thương của tất cả từ sơ địa đến thâp địa. Chỉ đến đại từ của chư Phật tổ.
Bi: Tức sự hướng thượng nhưng chẳng thấy Phật là thanh tịnh trong sạch mà thấy chúng sanh nhơ uế bủn xỉn xấu xa. Đi vào nguồn tâm, hướng về tánh thiên chơn vốn có, ra ngoài sự hướng thiện hữu lậu, ra ngoài phân biệt của thức ý. Đây là chỗ mật mật mà người tu vô lượng tâm của đại thừa pháp. Nếu bị trói buộc trong bất cứ ngữ nghĩa, giới hạn của thức ý thì chỉ là bi, chẳng phải bi của vô lượng tâm. Rốt vẫn quay về nơi bản tâm, cũng là tánh thiên chơn.
Hỷ: Sự vui mừng là đối trị của phiền não. Nếu thấy có phiền não của ai, việc gì, ở đâu… thì đó là Hỷ. Còn vốn chẳng bị phiền não trói buộc thì đó chính là hỷ của vô lượng tâm. Hỷ này chẳng có tên vì phiền não tự dứt, chẳng thấy có chúng sanh tu hành, chẳng thấy có Phât tổ an lạc. Một sự tĩnh lặng mà chẳng đồng vô tri kia. Sự thật như vậy, ra ngoài vui khổ.
Xả: Chính là nghĩa xả ở bài viết Xả ở trước. Vốn chẳng thể nắm giữ, lấy gì mà xả. Đó chính là xả của vô lượng tâm.
Rốt lại chỉ vẫn là chúng thực lại phật tâm vốn có (miễn cưỡng dùng ngôn ngữ) của mình. Nhưng Phật tâm vô tướng, trí không đến, ngôn thuyết chẳng thể bày. Mở miệng đã là lỗi hà huống lại có kiến giải “có cái phật tâm” kia. Xin xét cho kỹ.