Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Vô ấn (9)



Thí dụ
Có một người tìm ngọc rất giỏi, chẳng cần phải vỡ lớn đá mới biết trong có ngọc (căn đại thừa) lại khéo biết đục đẻo chẳng hề làm khối ngọc hao tổn chút nào (viên giác).

Người tìm ngọc đem về đến gặp thợ kim hoàn. Thợ bảo:
- Ước lượng khối ngọc này có thể mài thành hình tròn, hình quả lê, quả chôm chôm…
- tôi muốn dủa mài tượng phật.
- Vậy quả là được công đức vô lượng.
Người tìm ngọc mang đến gặp Thế tôn. Thế tôn bảo:
- Khéo tách hết đá thì đắc ngọc thật.
Người tìm ngọc mang đến Tổ. Tổ bảo:
- Đây là đá, sao ngươi biết trong có ngọc?
- Con chẳng lầm. Thế tôn bảo con tách hết đá ra!
- Nếu chẳng tách thì ngọc trong đá đó là đá hay là ngọc?
- Tổ hỏi ngu thế! Dù không tách đá thì ngọc vẫn là ngọc!
- Vậy tách ra nó mới thành ngọc à!
- Tách đá ra để thấy, để biết nó là ngọc!
- Ông chưa tách sao nói nó là ngọc?
- Cần gì tách đá, con vẫn biết đó là ngọc.
- Vậy sao bảo tách đá ra mới biết là ngọc?
- À! Để thấy nó là ngọc
- Thấy! nó mới thành ngọc. Như ông không thấy thì nó không thành ngọc sao!
- Tổ nói xằng bậy gì đâu! Thấy hay không nó vẫn là ngọc!
- Vậy tách đá ra làm gì?
- Để !!!!
- Tách hay không tách đá ra, ngọc tự là ngọc! Không tách thì ngọc và đá chẳng khác (tam thân phật). Tách đá để lộ ngọc thì chỉ để thấy. Mà không thấy hay thấy đâu có làm ngọc đổi tánh tướng, dùng thấy thì ích lợi gì? Nếu bỏ công phu tách đá thì kết vẫn chỉ là đến thợ mài dủa thành một vật mang hình tướng vốn chẳng thật hình tướng của ngọc. Vì ngọc đâu có hình tướng nhất định. Vẫn chỉ là đem bán ngoài chợ, người đời chỉ thấy giá trị vật chất tài sản chẳng phải thật biết tánh của ngọc.
- Thế tôn bảo con tách, còn Tổ thì bảo không tách!
- Tôi bảo ông không tách bao giờ! Chẳng bảo ông tách cũng chẳng bảo đừng tách. Chỉ hỏi ông tách hay không tách thì để làm gì! Khi tách hay không tách chẳng dính dáng gì đến ngọc cả!
- Vậy con làm thế nào thì phải?
- Ngọc vẫn ngọc. Ông chạy đến đây làm gì!
(Nơi đây cần một chuyển ngữ)
_ _ _ _ _
Người tìm ngọc là người đại thừa tự tín nơi bổn tâm vốn là phật.
Người thợ làm kim hoàn là đám tăng sư chấp có tu có chứng, thứ lớp mười địa, ôm trong lòng thủ xả. Không ra khỏi lưới ma vọng tưởng ngôn thuyết, vọng lập niết bàn, quả vị. Tự cho là có chánh pháp của thế tôn có thể hành, có diệu nghĩa để học để hiểu.
Nơi Thế tôn là ba thừa tùy duyên, biết người vọng chấp, muốn có cái được (đắc) nên lập phương tiện, buông bỏ trần cấu nhiễm ô, trừ vọng niệm vọng tâm. Buông xuống đi.
Nơi cửa tổ một đường huyền. Vốn chưa từng nắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét